Tranh luận

Trang chủ » » 2 Điều định nghĩa một người lãnh đạo thực thụ

2 Điều định nghĩa một người lãnh đạo thực thụ

09/01/2017

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Hoàn toàn dễ hiểu khi giới trẻ ngày nay đang cảm thấy tuyệt vọng. Ở khắp mọi nơi, sự bất bình đẳng và đang ngày càng leo thang và những cơ hội thì giảm sút một cách rõ rệt.

Tại một số khu vực và quốc gia, vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn; từ siêu lạm phát và sự sụp đổ của nền kinh tế Venezuela đến Mùa Xuân Ả Rập ở Ai Cập – cuộc cách mạng đã lật đổ cả một bộ máy chính phủ nhưng cuối cùng vẫn chưa cải thiện được cuộc sống của người dân Ai Cập. Trong thực tế, với đồng tiền tệ gần đây đã không còn cố định và một gói cứu trợ từ IMF, quốc gia này có khả năng sẽ phải trải qua một khởi đầu không mấy suôn sẻ trước khi đạt được bất kì thành công nào.

Vào thời điểm năm 2011 khi Mùa Xuân Ả Rập diễn ra, nhiều chuyên gia cho rằng nó là một cuộc cách mạng của người dân địa phương với mục đích đòi hỏi chủ nghĩa dân chủ và tự do. Tuy nhiên, tôi cho rằng suy nghĩ này đã đi lệch trung tâm của vấn đề. Tại thời điểm đó, Ai Cập vẫn còn đang phải gánh chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cộng với việc những ngành công nghiệp quan trọng như du lịch vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Hơn nữa, sự gia tăng chóng mặt trong giá cả thực phẩm và giá cả nguyên vật liệu gây ra một sự mất cân bằng thương mại khổng lồ (Egypt- cũng như Venezuela - là những nước nhập siêu các loại thực phẩm quan trọng).

Giá lương thực tăng cao, cùng với sự mất cân bằng thương mại vượt quá sức chịu đựng của các chương trình trợ cấp trong nước, tạo ra một mô hình kinh tế quá yếu đuối và dễ dàng bị những cú sốc ngoại sinh làm tê liệt, và dẫn tới số người dân cần được cung cấp lương thực ngày càng tăng cao. Những quốc gia này chỉ đơn thuần là không còn đủ đất và thời gian để hiện đại hóa nền kinh tế của họ, từ đó nảy sinh cơ hội cho dân số trẻ đang ngày càng tăng.

Những nhà lãnh đạo khi quay trở lại hiện trạng trở nên quá sợ hãi, suy nghĩ một cách quá tư lợi hoặc quá tham nhũng để đưa ra bất kì quyết định thương mai trao đổi khó khăn nào với mục đích sửa chữa vấn đề mất cân đối về cơ cấu. Đây là một sự thất bại bi thảm mang tính lịch sử.

Trong tình hình bối cảnh như trên, thì liệu một lãnh đạo có trách nhiệm cần có những tố chất gì? Không thể phụ nhận câu trả lời: “Điều đó còn phụ thuộc”, tuy nhiên tôi tin rằng có hai định nghĩa phổ cập chính có thể trả lời câu hỏi trên.

Trước hết, toàn cầu hóa, cũng như chủ nghĩa tư bản, phải được quản lý một cách hiệu quả mới có thể trở nên toàn diện. Toàn cầu hóa đem đến một chiếc bánh tổng thể lớn hơn, nhưng các nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải tìm cách để phân phối chiếc bánh mà cho nhiều người hơn. Ngược lại, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tuý, đối với tôi mà nói, chỉ là Neo-Luddism, một hướng đi sai lầm và vô ích, mà sẽ chỉ đem đến một chiếc bánh nhỏ hơn cho tất cả mọi người.

Với những tiến bộ công nghệ và một “nền kinh tế tri thức” - cái mà theo lẽ thường sẽ đặc ân các công nhân có tay nghề cao, chính phủ và khu vực tư nhân có thể và sẽ phải thể hiện tích cực hơn nữa mới có thể san bằng sân chơi, bao gồm cả việc tạo ra luật lương tối thiểu, hoặc đánh thuế lũy tiến cao hơn để gia tăng tài trợ các chương trình xã hội hiệu quả đang được nhắm tới.

Xét về quan hệ cộng đồng, một lãnh đạo có trách nhiệm cần phải khuyến khích thêm nhiều hoạt động tình nguyện và quyên góp - không chỉ là tiền, nhưng thời gian, kiến thức và cố vấn cho những người kém may mắn hơn – và tất nhiên, bản thân cá nhân hoặc tổ chức tham gia phải là những tấm gương sáng. Các nhà lãnh đạo và công nhân tương lai cần phải hiểu tác động của toàn cầu hóa, cả về lợi ích và ý nghĩa của nó, để người lao động được thúc đẩy phát triển những kỹ năng cạnh tranh trong một nền kinh tế ngày càng toàn cầu và kết nối với nhau. Chắc chắn sẽ có những bộ phận cá thể thiệt thòi và không thể hoặc không sẵn sàng thích ứng với tương lai này, chính vì thế mà các chương trình xã hội sẽ cần phải được thiết kế một cách sáng tạo để tiếp cận và giúp đỡ họ.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo có trách nhiệm phải sở hữu một vốn xã hội sâu sắc, đặc biệt là “vốn xã hội bắc cầu "(bridging social capital). Theo Robert Putnam, một nhà khoa học chính trị và một giáo sư tại Trường Harvard Kennedy của Chính phủ, vốn xã hội bắc cầu xây dựng mạng lưới quan hệ quan trọng giữa các nhóm xã hội khác nhau. Nó cho phép con người từ những nguồn gốc, giới tính, sắc tộc và các nền văn hóa kinh tế - xã hội khác nhau chia sẻ, trao đổi ý kiến và xây dựng sự đồng thuận giữa các bên với các mối quan tâm khác nhau.

Tương lai cần phải được định nghĩa bởi những gì chúng ta cùng chia sẻ,

chứ không phải bởi những khác biệt chúng ta sở hữu.

 

Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm cần phát triển sự cảm thông và đoàn kết, như vậy chính bản thân họ sẽ sẵn sàng nhắm tới việc xây dựng lợi ích tập thể để gia tăng kích cỡ chiếc bánh lớn cho tất cả mọi người. Hơn nữa, tăng cường hoạt động tình nguyện và cộng đồng cũng là một yếu tố quan trọng. Tiếc là, với những phương tiện truyền thông xã hội và số lượng lựa chọn dư thừa, mọi người được tạo điều kiện để chỉ tìm ra và tương tác với những người họ mà "thích" hoặc "kết bạn" với những người có cùng quan điểm hoặc nguồn gốc giống họ. Hiện trạng này ngược lại hoàn toán với kết quả mong đợi, và nó có thể tạo ra các nhà lãnh đạo vô trách nhiệm với vốn xã hội và lòng cảm thông thấp, những người nhìn nhận thế giới như một chiếc bánh cố định mà những lát bánh lớn nhất là dành cho bản thân và những người giống họ. Tương lai của thế giới, đặc biệt tương lai của những người trẻ tuổi, cần được định nghĩa bởi những gì chúng ta chia sẻ, chứ không phải bởi khác biệt bề ngoài của chúng ta.

Vậy, cuối cùng thì thế nào là một nhà lãnh đạo có trách nhiệm?         

Tóm lại, một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, đối với tôi, là người sở hữu vốn xã hội dồi dào, một khát vọng nội tại để tối đa hóa những chiếc bánh kinh tế để tạo cơ hội cho tất cả mọi người, người có khả năng quản lý hiệu quả toàn cầu hóa, và mong muốn xây dựng những cầu nối thay vì những bức tường cản trở.

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;