Góc kinh điển

Trang chủ » » 5 điều nhà quản lí mới cần chú ý đầu tiên

5 điều nhà quản lí mới cần chú ý đầu tiên

11/07/2017

Khi bạn sắp trở thành quản lí và phải đối diện với vai trò quản lí lần đầu tiên, đó chắc chắn là một trong những lần chuyển nghề thú vị và căng thẳng nhất. Cho dù bạn vẫn đang trong giai đoạn phỏng vấn hay sắp sửa được thăng chức lên làm lãnh đạo, có một số nguyên tắc cần phải biết sẽ đưa bạn đến gần hơn với con đường thành công.

Một số nguyên tắc dưới đây có thể giúp những nhà quản lí mới tiếp cận thành công nhanh hơn.

Tạo dựng một triết lí lãnh đạo

Có phải lãnh đạo và quản lí đều là việc đi theo đúng người? Theo Tom Peters, sự lãnh đạo thực sự là về việc tạo ra các nhà lãnh đạo khác; một nhà lãnh đạo vĩ đại là người cam kết đưa những người khác đi theo cùng. Đó là lí do tại sao cân nhắc kĩ về triết lí lãnh đạo của cá nhân bạn là rất quan trọng. Bạn có cảm thấy phấn khởi và được trao cho quyền lực vì giờ đây, bạn đã ở vị trí có thể nói người khác phải làm gì? Hoặc bạn có hứng thú hơn đối với triển vọng giúp đỡ người khác đến cùng một nơi với mình hay không?

Một nhà lãnh đạo và quản lí tốt là người cam kết đưa người khác theo cùng.

Một nhà lãnh đạo và quản lí tốt là người cam kết đưa người khác theo cùng. Ảnh: Internet.

Tập trung vào từng ngày làm quản lí và lãnh đạo

Mục tiêu dài hạn của sự lãnh đạo tuyệt vời là xây dựng một ngũ cũng tuyệt vời xung quanh bạn, để tạo ra thế hệ kế tiếp các lãnh đạo, những người có thể - thậm chí có khả năng – vượt qua hiệu quả hoạt động mà bạn đang tạo ra. Rõ ràng, những nhà lãnh đạo tài giỏi nhất cũng là những nhà cố vấn tốt nhất. Nhưng công việc quản lí và lãnh đạo ngày nay liên quan tới việc phân bổ các nguồn lực hạn chế, cho dù đó là tiền bạc, thời gian hay con người. Bạn có lập ngân sách ở những khu vực tạo ra giá trị lâu dài tốt nhất? Bạn có xem xét kĩ lưỡng thời gian hiệu quả và lợi nhuận của nó?

Hiểu rõ về cách giao tiếp và những ưu tiên hàng đầu của bạn

Không nghi ngờ chút nào khi nói rằng kĩ năng giao tiếp của bạn đã giúp bạn tiến xa, nhưng giờ đây chúng có thể là vấn đề hơn bao giờ hết. Trong các cuộc họp, hãy làm rõ về những ưu tiên của bạn bằng cách tự hỏi chính mình: Cuộc họp này nhằm thông báo, lấy thông tin đầu vào hay để chấp thuận vấn đề gì? Bằng cách nêu rõ vấn đề ngay từ đầu, bạn sẽ giúp người khác hiểu rõ bối cảnh được đề cập. Trong các cuộc họp hay tại các diễn đàn công cộng, hãy tận dụng cơ hội thường xuyên nhất có thể nhằm làm rõ mục đích tổng thể của bạn cùng những ưu tiên hàng đầu để hoàn thành mục đích đó. Mục đích và ưu tiên của bản thân cần phải nhất quán. Tuy nhiên, không nên có nhiều hơn 5 ưu tiên hàng đầu. Phát triển những ưu tiên đó với đội của bạn, nhưng hãy nhắc họ rằng bạn sẽ không thêm bất cứ ưu tiên nào vào danh sách nữa, cho tới khi bạn loại bỏ một trong năm ưu tiên đã có.

Tạo dựng những giá trị và tiêu chuẩn chung

Nhiều vấn đề có thể được giải quyết nếu mọi người đều tán thành và cùng thực hiện một bộ các giá trị và tiêu chuẩn chung. Những giá trị quan trọng nhất, theo Anthony Tjan – CEO của hãng phim Cue Ball, là sự thật, lòng bao dung và sự trọn vẹn. Với nền tảng vững chắc là sự thật, đặc biệt là việc tự nhận thức, các nhà lãnh đạo và tổ chức có nhiều khả năng để phát triển lòng bao dung hơn. Sự lãnh đạo đi kèm lòng bao dung là chỉ việc phán xét, đánh giá với một tư duy cởi mở, đồng cảm và hào phóng. Cuối cùng là sự trọn vẹn. Điều này có nghĩa là phải xác định lại về sự thành công theo nghĩa rộng hơn là chỉ giành chiến thắng, nghĩa mở rộng bao gồm cả việc những nhà lãnh đạo cảm thấy hài lòng khi biết rằng các thành viên trong đội của mình đã thực hiện công việc với khả năng tốt nhất kèm theo một sự thỏa ước.

Nhớ rằng không được sợ hãi hay dễ bị tổn thương

Nhiều doanh nhân, nhà quản lí và nhà lãnh đạo dễ bị tổn thương và đánh mất niềm tin khi bước trên một sợi dây leo không đủ chắc chắn. Không ai trong số chúng ta có thể hoàn toàn tự tin rằng mình đã đi đúng đường 100%, nhưng từ khi chúng ta đến chỗ làm vào buổi sáng, chúng ta luôn được kêu gọi rằng hãy truyền cảm hứng cho cả những người khác. “Chấp nhận rủi ro” là một thuật ngữ hữu dụng trong chương trình Quản trị Kinh doanh, phù hợp với tình trạng dễ bị tổn thương. Bằng cách nhận ra sự dễ bị tổn thương là một phần trong mọi ngành nghề và nó có thể tạo ra những thay đổi tích cực đầy tiềm năng, chúng ta đã đến gần hơn rất nhiều việc không còn cảm thấy sợ hãi. Đối với các nhà lãnh đạo và nhà quản lí mới, thách thức và cơ hội đến từ nhận thức khiêm tốn (và nhân đạo) luôn song hành. Nó xuất phát từ việc mang lại cho các thành viên trong đội sự tự tin về quyết định được thực hiện một cách cân bằng và chu đáo. Hay từ việc chỉ ra rằng, cuối cùng, cách tiếp cận có chiến lược nhất là một trong những nền tảng mạnh nhất và là tiềm năng để thành công. Kinh doanh không khác mấy so với bất cứ hoạt động gì trong cuộc sống – bạn chỉ có thể kiểm soát được những gì mình có thể kiểm soát, và nếu bạn không thể chấp nhận rằng lãnh đạo có thể mang lại sự cô đơn và liên tục ngờ vực trong nhiều lúc, bạn có thể chưa sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo. Bởi nếu bạn không cảm thấy bất cứ điều gì về sự tổn thương, bạn không thể thúc đẩy bản thân trở nên đủ “cứng” về sau được.

Thanh Huyền

Lược dịch theo Harvard Business Review

  




;

Văn bản gốc


;