Xu hướng

Trang chủ » » 6 Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu trong ngành Khách sạn và Du lịch

6 Xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu trong ngành Khách sạn và Du lịch

29/01/2018

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Thời gian qua, các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong các ngành chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ, tài chính, và phương tiện truyền thông và giải trí được nhắc đến rất nhiều. Bên cạnh đó, một ngành công nghiệp đã có những bước chuyển mình ấn tượng trong những năm gần đây nhờ chuyển đổi kỹ thuật số đó là du lịch và khách sạn.

Trước đây, chúng ta quen với việc lên kế hoạch kỳ nghỉ cho gia đình hay một chuyến công tác thông qua các agency. Nhưng ngày nay, nhờ các thiết bị di động, du khách đang được trải nghiệm nhiều hơn. Họ có thể dễ dàng tìm một khách sạn phù hợp với phong cách, điều kiện của họ tại thời điểm mà họ cần. Và nhờ có sự xuất hiện của những công ty như AirBnB đã tạo ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho ngành du lịch. Thật vậy, khi nói đến kinh doanh khách sạn, chuyển đổi kỹ thuật số là một sự kết hợp giữa nhu cầu lớn hơn của khách hàng và công nghệ sẽ giúp họ đáp ứng những điều đó. Hãy cùng nhìn vào các xu hướng hàng đầu ảnh hưởng đến ngành khách sạn và du lịch trong chuyển đổi kỹ thuật số.

Hội nhập di động

Chuyển đổi kỹ thuật số giúp những người hướng nội thích đi du lịch biến giấc mơ trở thành sự thật đối. Với các thương hiệu điện thoại di động đầu tiên và đang tiếp tục phát triển, khách hàng có thể hiện thực hóa mọi thứ bằng chiếc điện thoại của họ, từ check in đến đặt dịch vụ phòng, tự mở khóa phòng. Trên thực tế, người ta có thể lên kế hoạch cho cả chuyến đi - từ việc đặt chỗ đến đặt báo thức giờ đi ngủ và quay về nhà - mà không cần nói chuyện với người khác.

Trí tuệ nhân tạo và Trợ lý ảo

Chắc hẳn các bạn còn nhớ các khách sạn thường đặt một bảng thông tin trên bàn để hướng dẫn du khách ăn gì, xem gì và làm gì – tất cả những điều bạn cần biết khi ở tại đây? Ngày nay, các khách sạn có thể cung cấp tất cả thông tin đó và thậm chí là nhiều hơn thông qua các ứng dụng và công nghệ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo. Khách hàng có thể truy cập thông tin vào bất kỳ thời điểm nào mà họ cần, từ điện thoại của họ dưới hình thức trợ lý ảo. Họ thậm chí có thể truy cập vào các chương trình trò chuyện kích hoạt bằng giọng nói để mở cửa, đặt báo thức, hoặc đặt trước bữa ăn sáng, mà không cần nói chuyện với con người. Tại Cosmopolitan ở Las Vegas, bạn thậm chí có thể nhắn tin cho một robot tên Rose vào bất kỳ lúc nào, 24/7 và cô ấy sẽ tìm cách để điền vào yêu cầu của bạn một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Marriott đã áp dụng các chương trình trợ lý ảo cho gần 5.000 khách sạn nhằm hỗ trợ những việc như thay đổi đặt chỗ, kiểm tra số dư tài khoản hoặc kiểm soát chứng từ.

Tích hợp IoT

Khi ngày càng nhiều thiết bị kết nối với Internet of Things (IoT), điều đó có nghĩa là ngành du lịch và khách sạn cũng sẽ bắt đầu khai thác dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Các công ty càng biết rõ về khách hàng của họ thì càng dễ dàng làm hài lòng họ tốt hơn. Dữ liệu IoT giúp các công ty biết được khách hàng đã đến thăm khu nghỉ mát của mình hàng năm trong vòng ba năm qua, nhờ đó có thể chủ động gửi tin nhắn hỏi khách nếu họ muốn đặt phòng trong năm nay. Bạn vừa giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian vừa đảm bảo phòng đã được đặt mà không cần thực hiện truy cập. Các công ty cũng có thể áp dụng cách khai thác thông tin này cho việc lựa chọn đồ ăn, du ngoạn, và các tiện nghi trong phòng. Do đó, cơ hội để tăng doanh thu bán hàng và trải nghiệm của khách hàng là vô tận.

Tập trung vào dữ liệu

Như đã nói ở trên, dữ liệu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên mới của ngành khách sạn và du lịch. Trong trường hợp của AirBnB, họ có thể sử dụng dữ liệu để xác định khách hàng đã không lựa chọn đăng ký dịch vụ của công ty bởi vì họ không cảm thấy được khuyến khích hoặc đáp ứng yêu cầu. Bằng cách cung cấp tính năng đặt phòng nhanh nhằm đảm bảo giữ chỗ cho khách hàng, họ đã giúp làm giảm bớt nhiều mối lo ngại cho khách hàng và giúp tự động điền những thông tin đã có. Dữ liệu không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà nó còn giúp cải thiện kết quả kinh doanh.

Uy tín

Thực tế là khách hàng có thể đăng ký ngay tức thì cũng có nghĩa là họ có thể chia sẻ ý kiến ​​của họ ngay lập tức qua Facebook, Yelp, TripAdvisor và các trang web đánh giá du lịch khác. Đó là lý do tại sao công nghệ đã thúc đẩy các khách sạn và nhà hàng tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Xu hướng này hướng tới việc cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

Thực tế ảo

Cho dù đó là tài sản của khách sạn, bảo tàng hay địa điểm du lịch, khách hàng có thể ngắm nhìn ngay cả khi không cần rời khỏi phòng thông qua ứng dụng thực tế ảo. Mục tiêu là giúp khách hàng xem trước những gì mà họ sẽ trải nghiệm hoặc cung cấp cơ hội tốt nhất để xem trước tất cả. (Ví dụ: Bạn sẽ trả 4.000 USD để thăm Paris hay 200 USD để trải nghiệm cùng một chuyến đi như thế trong thế giới ảo?) Điều này chưa được thực hiện trên quy mô lớn, nhưng một số nhà khai thác lớn đang cố gắng cung cấp cho khách hàng cơ hội để trải nghiệm ít nhất một phần trong chuyến du lịch của họ - đặc biệt là cho những người có kế hoạch đến thăm một địa điểm ở xa. Các điểm đến khác, như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York (MOMA), đã đưa ra các cài đặt thực tế ảo như một phần trong cuộc triển lãm của họ.

Du lịch là một ngành công nghiệp trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, đó là động cơ để đầu tư phát triển ngành này nhiều hơn. Cho dù IoT đang cải thiện tính chính xác của lịch trình bay, hoặc sức hút của thực tế ảo nhằm thuyết phục khách hàng trải nghiệm chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của họ, thực sự không thể xác định giá trị cuối cùng mà công nghệ tạo ra cho ngành du lịch. Nhưng các công ty cũng cần thận trọng bởi khách hàng vẫn mong muốn trải nghiệm thực tế hơn.

Thu Thủy

Lược dịch theo Forbes

  




;

Văn bản gốc


;