Sự kiện

Trang chủ » » 7.3 tỷ USD tiền gửi: Bình cũ và rượu cũng cũ

7.3 tỷ USD tiền gửi: Bình cũ và rượu cũng cũ

21/04/2016

Chuyên mục: Sự kiện In trang

Những ngày gần đây, “hiện tượng” con số 7,3 tỷ USD tiền gửi từ Việt Nam tại nước ngoài trong quý 3/2015 đang được dư luận trong nước thực sự chú ý.

Việc duy trì tiền gửi tại nước ngoài là bắt buộc

Trong quá khứ, rất nhiều thời điểm và các kỳ thống kê cho thấy, ngay cả khi lãi suất USD trong nước rất cao, các ngân hàng vẫn phải gửi lượng lớn ngoại tệ ở nước ngoài.

Sự kiện ngày 19/10/2008, một tháng sau khi Lehman Brothers sụp đổ, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và ảnh hưởng nhanh chóng lan ra toàn cầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới hoàn tất kế hoạch rút tiền gửi ở nước ngoài về. Phản ứng của Vietcombank lúc đó khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng phản ứng trước biến động kinh tế thị trường của các các ngân hàng trong nước.

Nguồn: Internet

 Tuy nhiên, có một nghịch lý là ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng, các ngân hàng nội địa vẫn buộc phải gửi tiền ở nước ngoài. Việc duy trì tiền gửi này là bắt buộc, nhằm mục đích phục vụ các giao dịch thanh toán đối ngoại cho các khách hàng, để “làm tin” trong nghiệp vụ bảo lãnh… Ngay cả dự trữ ngoại hối của Việt Nam một phần cũng buộc phải gửi ở nước ngoài theo cơ chế đó (tưởng như đối lập với nhu cầu khát vốn trong nước).

Hiện tượng 7,3 tỷ USD: Câu chuyện hết sức bình thường

Nhắc lại sự kiện trên để nhìn về “hiện tượng” con số 7,3 tỷ USD tiền gửi từ Việt Nam tại nước ngoài trong quý 3/2015. Hoạt động gửi tiền ở nước ngoài của các ngân hàng và các định chế tài chính, hay ngay cả dự trữ ngoại hối quốc gia, là bình thường, thường xuyên biến động.

Tuy nhiên, con số 7,3 tỷ USD được chú ý những ngày qua do gắn với chính sách lãi suất huy động USD trong nước áp 0%/năm, do sự gia tăng đột biến so với kỳ trước, và có thể do nhầm lẫn về “nghịch cảnh” trong nước đang khát vốn.

Kỳ thực, con số 7,3 tỷ USD đề cập ở trên là một sự gia tăng đáng được chú ý. Ngoài yếu tố bình thường của hoạt động gửi tiền như phân tích ở trên, nó còn phản ánh một thực tế trong nước. Đó là chính sách tín dụng ngoại tệ bắt đầu siết chặt. Rủi ro tỷ giá từ sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ bộc lộ rõ, nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp sụt giảm nhanh.

Nguồn: Internet

Lẽ thường, khi đầu ra tín dụng trong nước hạn chế, các ngân hàng buộc phải vận động, tìm những địa chỉ sinh lời khác. Ở góc độ này, tiền không phải là hàng hóa thông thường, nó không thể nằm cất kho, tồn kho. Nhà kinh doanh tiền tệ luôn buộc phải tìm cách để nó vận động, sinh lời. Khi cầu tín dụng ngoại tệ trong nước sụt giảm và chính sách tín dụng ngoại tệ bắt đầu siết chặt lại, gửi nước ngoài là một phản ứng bình thường.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đúng là có con số 7,3 tỷ USD, nhưng số liệu này là số liệu được phản ánh trong hạng mục đầu tư khác ròng trên bảng cán cân thanh toán quý 3/2015 mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố trên Cổng thông tin điện tử, và con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.

Trong quý 3/2015, số liệu này tăng mạnh chủ yếu do xu hướng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư tăng lên trước sự kiện đồng Nhân dân tệ bị phá giá mạnh trong tháng 8/2015 và những đồn đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất đã gia tăng sức ép đối với tỷ giá VND/USD. 

Hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, khi huy động tiền gửi ngoại tệ của tổ chức kinh tế và dân cư, nếu phần sử dụng ở trong nước ít hơn thì họ tăng tiền gửi ở nước ngoài là chuyện hết sức bình thường. Các ngân hàng chỉ để một phần ngoại tệ tiền mặt để phục vụ các nhu cầu của dân cư, còn lại đầu tư dưới hình thức nào phải phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Việc gửi tiền ở nước ngoài là để đảm bảo tính thanh khoản cao, có thể sử dụng bất cứ khi nào nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân, Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê nói.

Lệ Thủy

Tổng hợp

 

  




;

Văn bản gốc


;