Xu hướng thị trường

Trang chủ » » Bài học dành cho các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông

Bài học dành cho các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông

29/04/2016

Vào năm 1926, Benjamin Graham đã viết một lá thư gửi đến cho Northern Pipeline với một đề nghị đơn giản. Ông ta đang nắm giữ một lượng cổ phần nhỏ trong công ty và lượng cổ phần ấy lại bao gồm hàng triệu trái phiếu đường sắt và các loại chứng khoán khác.

Người đàn ông ấy – sau đó đã được biết đến như là Chủ tịch của Phố Wall và cha đẻ của những khoản đầu tư giá trị đã mong muốn bán những cổ phiếu này và đóng góp vào lợi nhuận cho các cổ đông theo hình thức cổ tức.

Các lãnh đạo cấp cao của công ty không mấy vui mừng trước quyết định này. Họ cho rằng: “Điều hành cả quy trình là một công việc kinh doanh phức tạp và đòi hỏi chuyên môn cao”, “những thứ đó bạn có thể biết rất ít, nhưng chúng tôi đã mất cả đời để thực hiện điều đó.”

Graham vẫn không nản lòng. Trong suốt một năm, ông đã gặp gỡ với bất cứ ai sở hữu hơn 100 cổ phiếu của Northern Pipeline và cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư thụ động bao gồm cả quỹ Rockefeller tham gia chiến dịch của mình. Trong bức thư gửi đến quỹ này, ông viết: "Sáng kiến theo hướng này lẽ ra nên đến từ các cổ đông hơn là từ những nhà quản lý". "Việc xác định nguồn vốn không cần thiết cho kinh doanh vẫn nên được duy trì hay nên bị thu hồi, cần được thực hiện đầu tiên bởi các chủ sở hữu chứ không phải bởi các nhà quản lý."

Xung đột đã xảy ra giữa những ý tưởng trái chiều về chủ nghĩa tư bản. Đối với Graham, nhà quản lý được chiêu mộ bởi các cổ đông để điều hành công ty của họ. Những người phụ trách tại Northern Pipeline tin rằng đó là công ty của họ và các nhà đầu tư không hiểu công việc kinh doanh – thứ họ đóng góp duy nhất vào thành công của công ty chính là tiền mặt. Cuối cùng Graham đã làm theo cách của mình, và thời đại của các nhà đầu tư hành động vì lợi ích của cổ đông bắt đầu từ đây.

Chín mươi năm sau, các cổ đông của chủ nghĩa tư bản đã đấu tranh để tạo ra một nền kinh tế tập trung nhiều vào ngắn hạn và ưu tiên đầu tư vào công nhân và cộng đồng. Nhưng các tình huống chống lại các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông không phải là quá rõ ràng, như hai cuốn sách gần đây đã chứng minh.

Trong cuốn sách Dear Chairman (tạm dịch là Ngài chủ tịch thân mến), trường hợp của Northern Pipeline đã được lấy làm ví dụ, Jeff Gramm, một nhà quản lý quỹ đầu cơ và giảng viên trường Đại học Columbia, đã kết hợp lịch sử tổ chức các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông thông qua việc truyền thông bằng văn bản giữa cổ đông và ban quản trị của các công ty đại chúng - một thứ mà ông coi là cần thiết cho sinh viên của mình. "Một lá thư hay ... dạy chúng ta cách làm thế nào để các nhà đầu tư tương tác với giám đốc và các nhà quản lý, làm thế nào để họ suy nghĩ về mục tiêu của công ty, và làm thế nào họ có kế hoạch thu được lợi nhuận từ chúng," ông giải thích. Những cách truyền thông này chính là nguồn của trí tuệ chiến lược.

Tìm hiểu những ý tứ sâu sa từ bức thư đòi tiền chuộc của những kẻ cướp công ty (thuật ngữ được ưa dùng trong những năm 1980), nghe có vẻ lạ, nhưng kết quả, Gramm đã nhận thấy có nhiều nhu cầu hơn đối với cổ tức. Hãy xem xét lá thư của Perot năm 1985 gửi tới Chủ tịch của GM Roger Smith: "Tôi không tin rằng GM có thể trở thành một công ty đẳng cấp Thế giới với chi phí cạnh tranh bằng cách ném công nghệ và tiền bạc để giải quyết những vấn đề. Người Nhật không cạnh tranh với chúng tôi bằng công nghệ hay tiền bạc. Họ sử dụng các thiết bị cũ, nhưng vẫn có thể tạo ra những chiếc xe tốt hơn, với giá rẻ hơn bằng cách quản lý tốt hơn, cả ở Nhật Bản và với những công nhân UAW tại Hoa Kỳ." Dù đồng ý hay không, nhưng Perot đã đề xuất một chiến lược.

Trong một bức thư năm 2005 của Daniel Loeb gửi đến Irik Sevin, chủ tịch của Star Gas Partners. Trong đó Loeb đã chỉ ra một điểm đơn giản trong quản trị doanh nghiệp: Bạn không nên chỉ định người mẹ 78 tuổi của mình vào chiếc ghế hội đồng quản trị. Loeb đã viết rằng: "Nếu làm vậy có nghĩa đã đến lúc bạn nên nhận thấy rằng mình thực sự bất lực trong việc quản trị", "bởi lẽ mẹ của bạn không phải là người thích hợp để có thể sa thải bạn."

Nếu Dear Chairman giống như các trường hợp điển hình thì mỗi một tình huống của một nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông sẽ mang lại những bài học kinh doanh, Deep Value (tạm dịch là Giá trị sâu sắc), của Tobias E. Carlisle, được sử dụng nhiều hơn như một tài liệu nghiên cứu học tập. Nhiều ghi chú khó nhưng cũng rất thú vị, nó làm cho các tình huống đầu tư trở nên có giá trị hơn - tìm kiếm những cổ phiếu bị định giá thấp và giải thích tại sao những chuyên gia như Warren Buffett, người gửi bức thư vào năm 1964 cho American Express được in trong cuốn sách của Graham, và nhà đầu tư hành động vì lợi ích của cổ đông một cách quyết liệt  hơn như Carl Icahn, người vào năm 1985 đã gửi bức thư cho Phillips Petroleum lại được in trong Dear Chairman.

Đối với những người mới bắt đầu, tất cả đều đang đi theo dấu chân của Graham. Họ nhận ra rằng các công ty đại chúng đôi khi có giá trị nhỏ hơn tổng giá trị của các bộ phận cộng lại - số tiền có thể tạo ra nếu được bán lại. Như Graham đã viết, các mảng của công ty đang nhận được "sự phán đoán tốt nhất từ Wall Street ... nên bán đi hơn là tiếp tục duy trì hoạt động." Nếu bạn là một cổ đông trong công ty như vậy, bạn sẽ lo lắng về vấn đề phung phí số tiền mặt còn lại, máy móc ngừng hoạt động, và cuối cùng giá trị còn lại thậm chí còn ít hơn so với số tiền bạn đầu tư ban đầu. Nhưng bằng cách thuyết phục nhà quản lý chia nhỏ các mảng hoạt động của công ty ra để bán đi, hoặc ít nhất là phát hành thêm cổ tức, bạn sẽ tạo ra thêm được một ít lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.

Qua nhiều năm, tất nhiên, các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông đã mở rộng phương thức hoạt động của họ. Trong những năm 1980 họ có thể đe dọa những nhà quản lý bằng sự tiếp quản và yêu cầu công ty mua lại cổ phiếu của họ với một mức giá cao hơn giá qui định được gọi là "greenmail", nhưng điều đó bây giờ được xem là bất hợp pháp ở một số tiểu bang của Hoa Kỳ và bị đánh thuế cao hơn bởi Chính phủ liên bang. Ngày nay những nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông có nhiều khả năng khiến một công ty chấp nhận đề nghị mua lại, bán đi một phần nào đó trong hoạt động kinh doanh của mình, hoặc cải thiện hoạt động.

Như Gramm gợi ý, điều đó có nghĩa là họ đang giúp các công ty định hướng chiến lược. Nhưng liệu những ý tưởng của họ có tốt không? Đáng ngạc nhiên là câu trả lời có vẻ là có, ít nhất bằng một số cách nào đó. Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông rõ ràng làm cho các công ty tăng lợi nhuận và năng suất hơn, trung bình, không chỉ trong quý tiếp theo mà còn trong ba năm sau khi thực hiện. Và mặc dù sự can thiệp của họ có thể giúp giảm chi phí R&D, các công ty sẽ trở nên sáng tạo hơn trong những năm tiếp theo. Một nghiên cứu cho thấy rằng các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông thường hướng tới các công ty đang bị tụt hậu trong lĩnh vực CNTT và sau đó giúp họ bắt kịp với đối thủ cạnh tranh.

Tác động đối với xã hội của các nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông, ngược lại không được thể hiện rõ. Trong nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lương của người lao động không tăng cùng với lợi nhuận và năng suất tại các công ty đó. Vì một xã hội đang phải vật lộn với sự bất bình đẳng và vấn đề thu nhập của người lao động, điều này thực sự rất đáng lo ngại.

 Lệ Thủy

Lược dịch theo Harvard Business Review

  




;

Văn bản gốc


;