Tranh luận

Trang chủ » » Bạn muốn trở thành lãnh đạo tốt hơn? Hãy chấp nhận nhiều hơn và phản ứng lại ít hơn

Bạn muốn trở thành lãnh đạo tốt hơn? Hãy chấp nhận nhiều hơn và phản ứng lại ít hơn

20/01/2017

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Những nhà quản lý bị quả tải cần có những cơ chế để ứng phó. Bài tự thuật này cho thấy cách phương pháp thiền có thể trợ giúp như thế nào.

Phần lớn các nhà quản lý bận rộn biết rằng họ cần lên kế hoạch trước và tạo ưu tiên, tập trung vào những đối tượng quan trọng và cần thiết, đầu tư vào sức khỏe của bản thân ( bao gồm cả ngủ đủ giấc), dành thời gian cho gia đình và các mối quan hệ, và hạn chế ( kể cả nếu họ không tránh hoàn toàn) khuynh hướng thoát ly thực tế. Nhưng việc này thì nói dễ hơn làm, như tất cả chúng ta đều biết-tôi cũng vậy, đương nhiên, đã từng tìm hiểu suốt nhiều năm qua những cố gắng không thành nhằm tăng cường hiệu quả bản thân.

Trong trường hợp của tôi, tôi gắn bó với một phương pháp thiền cổ điển mà, tôi khá ngạc nhiên, cải thiện khả năng tư duy của tôi tốt hơn, ngược lại với lối thiền thông thường để phát triển các thói quen hiệu quả và lành mạnh. Cùng một cách cao độ như thế, tập trung vào các các hoạt động thể chất nhằm tăng năng lượng và đem lại sức sống mới cho cơ thể trong suốt cả ngày, hoạt động thiền dành cho tôi-cũng như cho rất nhiều người đang thực hiện-như một bài thể dục trí óc nhằm làm sạch và giải độc tâm trí để nâng cao các hoạt động chuyển hóa.1

Trước khi tôi có cơ hội khám phá ra công nghệ vượt thời gian này, tôi khá hoài nghi, dù trước khi tôi bắt đầu những nỗ lực đầu tiên, đã có rất nhiều học viên đã hoàn thành. Cũng như học bơi hoặc trải nghiệm niềm thích thú nổi trên mặt nước chỉ bằng đọc sách hay nghe kể lại về cách những chiếc phao tự nổi trên nước, ích lợi của thiền chỉ bắt đầu được thấu hiểu bằng cách tự trải nghiệm.

 Vậy tại sao tôi lại viết về điều này? Bởi tôi nghĩ rằng văn hóa làm việc “ luôn luôn sẵn sàng” ngày nay đặt áp lực lớn lên vai những người lãnh đạo, và chúng ta cần có những cơ chế ứng phó. Thiền không chỉ duy nhất, đó chỉ là một thứ tôi cảm thấy phần nào đáng để chia sẻ vì tôi đã có kinh nghiệm trong suốt 5 năm qua. Tôi không còn cảm thấy cô đơn, sự tịnh tâm đã làm tăng tiền tệ trong vòng quay  kinh doanh, và một vài trường học kinh doanh đã bắt đầu bước chân vào chủ đề thiền định qua sự dẫn dắt của các giáo sư như Ben Bryant ở IMD, Bill George ở Harvard, và Jeremy Hunter từ trường kinh doanh Drucker.

Theo kinh nghiệm của tôi, mặc dù, phần lớn những người lao động ngày nay-và những nhà quản lý cấp cao thì chiếm nhiều hơn cả- thiếu những cái họ cần, dù đó là phương pháp thiền định hay một cách tiếp cận khác, để cân bằng và bù đắp yêu cầu về vai trò “mọi lúc, mọi nơi” của họ tại các tập đoàn hiện nay. Cầu thủ đánh bóng chày nổi tiếng Ted Williams, sau khi tổng kết một mùa bóng dài, thường đi săn hoặc câu cá để giải lao và nạp lại năng lượng. Winston Churchill từng được biết đến là một họa sĩ tay ngang, có nói rằng:”  Tôi không thể sống nếu không có vẽ. Tôi không thể chịu được sự áp lực xung quanh”.

Phần lớn các nhà quản lý không thể biến mất để nghỉ dài đi câu cá, và sưu tập tranh nghe có vẻ quá to tát. Nhưng họ có thể thực hiện phiên bản đơn giản của kỹ thuật thiền đã được kiểm chứng để cải thiện chất lượng cuộc sống, kể cả khi nó chỉ là phần phụ trợ thêm. Mục đích của tôi trong bài báo này không nhằm bảo bạn có nên thiền hay cách để thiền; có rất nhiều phong cách thiền và tôi thì mwois chỉ thực sự được thử phương pháp thiền Vipassana truyền thống. Thay vào đó, tôi sẽ mô tả cách nó giúp tôi giải quyết 3 thách thức thông thường mà các nhà lãnh đạo thường gặp phải: nghiện email, ứng phó với sự thất vọng, và trở nên quá hẹp hòi.

 Chống lại chứng nghiện email

Kiểm tra email một cách bắt buộc, thường là việc đầu tiên vào buổi sáng, và là nỗi khổ chung của công việc thời hiện đại. Đó cũng có thể là thói quen phá hủy năng suất mà tôi thấy rất khó để phá bỏ.

Trước đây, tôi thường thấy vô cùng bất khả thi trong việc cố ngăn mình không được check tin nhắn ngay khi thức dậy vào lúc khoảng 6-7 giờ sáng, đầu óc tôi đã thiết lập theo lối Pavlovian để duy trì hành động này. Một số tin nhắn đến vào lúc đêm khuya từ những múi giờ khác, một số khác thì chứa những thông tin quan trọng không thể chờ được. Rất nhiều trong số chúng là những thông báo và thông tin không khẩn cấp.

Ảnh hưởng của việc kiểm tra tất cả mọi thứ trước tiên là tổng hợp của sự quá tải về điện tử, một sự căng thẳng cao độ trước những tin nhắn khó nhằn( dẫn đến những câu trả lời thiếu suy nghĩ), và, nghiêm trọng nhất là, khởi đầu các hoạt động của ngày mới chậm chạp hơn. Sự hỗn loạn của những giao tiếp qua điện tử ảnh hưởng đến năng lượng của trí não. Một bức email cụt ngủn hoặc không thiện ý từ ai đó quan trọng có thể dễ dàng ảnh hưởng đến tâm trạng của tôi và khiến tôi dễ mắc sai lầm, không muốn giao tiếp với người khác, khi tôi suy nghĩ quá nhiều về việc liệu một lời trách cứ mang tính cá nhân hoặc vài lý do khác có thể chấp nhận được. Thói quen check email dường như là một dạng tự gây tổn hại mà tôi không thể tránh.

Thông qua thiền định, các “cơ bắp” tự nhận thức và tự điều chỉnh của tôi đã phát triển đến điểm tôi có thể sẵn sàng hơn, sau một giấc ngủ ngon, dành vài giờ đầu tiên của một ngày cho những điều tốt đẹp hơn: hướng thiền, thể dục, viết lách, lên kế hoạch ưu tiên của ngày, và những nhiệm vụ tư duy phức tạp khác nếu để sau thì càng dễ bị hỗn loạn. Tôi chuyển giai đoạn kiểm tra những email nặng nề xuống khung thời gian sau bữa tối khi tâm trí tôi về cơ bản chậm chạp và hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, còn dành thêm thời gian để trả lời mail, điều đó giúp những thư hồi đáp của tôi được cân nhắc và có chủ ý hơn.

Điều kiện mới này của tôi đồng nghĩa với việc, các dồng nghiệp biết rằng không phải lúc nào tôi cũng làm việc đầu tiên vào buổi sáng với các email. Việc này ngăn dòng email ập đến lúc nửa đêm và làm giảm bớt cảm giác lo lắng và tội lỗi vì những email chưa trả lời. Cũng như mọi người khác, tôi thường xuyên đứng trước nguy cơ bị rơi trở lại vào những thói quen cũ. Tôi cố gắng bảo vệ bản thân trước nguy cơ này với phần tinh thần tôi đã tái chiếm lại cho chính mình, tự động viên với những cải thiện mà tôi nhận ra ở đời sống cá nhân và công việc mà tôi có được nhờ phương pháp thiền định.

 

Tìm kiếm sự lạc quan từ những điều tiêu cực

Rất nhanh chóng sau khi bắt đầu thực hành thiền định cách đây 5 năm, tôi nhớ rõ ràng được nghe thông tin rằng McKinsey đã để rơi vào tay một trong những đối thủ chính cơ hội phục vụ một đoàn y tế quan trọng. Với vai trò là người đứng đầu bộ phận đàm phán, tôi dnahf một vài tháng với các đồng nghiệp từ khắp thế giới để phát triển những gì chúng tôi từng nghĩ là một cách tiếp cận đầy tính thuyết phục để trợ giúp đoàn.

Phản ứng đầy tính bản năng của tôi trong những tình huống tương tự trước đây là hỗn hợp của sự giảm phát, nỗi thất vọng, bực bội, thậm chí oán giận các đối thủ cạnh tranh. Giảm thiểu mọi tác hại đến công ty-bao gồm các tác động vào vị trí và sự nghiệp của riêng bản thân tôi-qua trọng hơn hết thảy trong tâm trí tôi.

Tôi không nói rằng bản thân đã hoàn toàn thoát khỏi cảm giác đó trong thời gian gần đây-nhưng nhiều điều đã đổi khác. Có nhiều khoảng cách hơn giữa tôi và các phản ứng nặng về cảm xúc mà tôi từng có trước kia. Tôi tự ngạc nhiên với chính mình khi tự thừa nhận với các đồng nghiệp rằng các bên đối thủ đã thực sự giỏi hơn, và tôi gần như thấy hài lòng vì sự thành công của đối thủ. Chiến thắng mang tính thừa nhận sẽ mở cho họ con đường đầy ý nghĩa để tiếp cận thị trường họ đã theo đuổi trong suốt thời gian qua, nhưng như thế cũng nghĩa là họ sẽ có nhiều đối thủ ngang tầm hơn trong tương lai. Trong phần phản ánh, tôi cũng cảm thấy thực sự vui mừng cho các khách hàng, những người tôi tin là đã vận hành một quy trình công bằng và toàn diện nay đã tìm được một đối tác chất lượng cao cho hiệp định quan trọng này. Tôi cũng nhận thức được sự tiêu cực của bản thân chưa từng biến mất một cách thần kỳ chỉ bằng thiền định, nhưng tôi đã sẵn sàng đáp trả lại theo cách trung lập, và không cho phép bản thân hay những người khác bị nó ảnh hưởng.

Tập trung vào những điều khác

Mặc dù thiền định là một hành động đơn độc, nó giúp tôi tập trung hơn vào những thứ khác khi tôi cởi bỏ sự bất an và xác đinh lại cách tôi xác lập một thỏa hiệp khó khăn. Tôi từng cảm thấy không an toàn về việc bị “bỏ rơi” trong những cuộc họp hay thảo luận, do đó bị bỏ qua các cơ hội để tín nhiệm. Tương tự như thế, khi tôi đối mặt với những tình huống khó xử đòi hỏi cân bằng lợi ích xung đột, mối quan tâm chính của tôi là “ Tại sao nó không dành cho tôi?”

Một lần nữa , tôi sẽ không nói rằng hiện nay tôi đã hoàn toàn thoát khỏi sự bất an hoặc tư lợi. Nhưng phương pháp thiền thường xuyên đã giúp tôi tốt hơn trong việc xác định những điều  mà tôi thực sự cần để liên quan đến, và những điều có thể xảy ra mà không có sự liên quan trự tiếp của tôi. Điều này giải phóng thời gian hoạt động tốt lên 10 đến 20 phần trăm, và làm giảm nỗi lo âu của tôi về việc giữ cân nặng. Nó cũng tiếp thêm năng lượng cho những gười làm việc cùng tôi, khi cho phép họ bước lên và nắm quyền sở hữu và kiểm soát tốt hơn. Trong khi tất cả những điều này có vẻ mang tính trực giác, nó cũng lẩn tránh tôi trước đây bởi nỗi lo lắng và sự thiếu tự nhận thức đối với các xu hướng vô thức của tôi, và về việc tôi đã khớp mức độ làm việc với cách sử dụng hiệu quả như thế nào. Phương pháp thiền giúp tôi nhận thức rõ ràng hơn về những tiêu chí này và, khi tôi tiếp tục luyện tập, tôi hy vọng và kỳ vọng sẽ đạt đến một cấp độ cao hơn của sự tự nhận thức bản thân và có nhiều tiến bộ tiến tới buông bỏ.

Điều cũng thay đổi đó là định nghĩa của tôi về cái được và cái mất của cá nhân. Tôi vẫn thừa nhận khía cạnh cá nhân, nhưng tôi tự thấy bản thân dần chậm lại, và nhìn nhận tính huống từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm cả các tình huống đó ảnh hưởng đến những người khác trong môi trường ta sống, hay là việc nó đúng sai thế nào Ảnh hưởng của một quyết định lên tôi về mặt cá nhân ít nặng nề như việc đánh giá rằng sự lựa chọn của tôi gây kiệt sức hoặc là mang tính trốn tránh .

 

Thay vào đó, tôi thấy mình gần đến các kết luận “ dường như đúng” hơn trước. Khi tôi sẵn sàng để tránh, hay ít nhất là đặt trong bối cảnh, các định hướng cố định của tôi-“ Việc này phục vụ chương trình của tôi như thế nào?”-cách tiếp cận “đúng” trở nên gần như là điều hiển nhiên. Đó chính là sự giải phóng: nó giúp giải thoát tôi ra khỏi những hỗn loạn bên trong đã từng trỗi dậy khi tôi cố tìm những giải pháp đảo ngược  đầu tiên và duy nhất giúp ích cho tôi.

Trước khi thực hành phương pháp thiền, tôi nhờ một huấn luyện viên làm chủ thời gian nổi tiếng trợ giúp tôi viết lại xu hướng của tôi, bao gồm cả giai đoạn tự khép kín trong những ngày thực hiện những nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Lời khuyên này, cũng như những thói quen của Stephen Covey về hiệu quả cá nhân, mà tôi đã rất ngưỡng mộ lâu nay, thật sự lịch sự và rất hấp dẫn. Mặc dù thế tôi nhận thấy nó khá rắc rối khi áp dụng vào cuộc sống công việc với cường độ cao và tôi nhanh chóng trở về những thói quen cũ. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy muốn trôi qua tất cả những sự kiện cảu ngày một cách thụ động hơn là đưa ra những lựa chọn năng nổ từ ghế lái.

Sau khi thiền, tôi đã trải nghiệm sự thay đổi rõ ràng trong cách tôi tập trung vào nguồn năng lượng. Mặc cho những áp lực công việc tương đương, thậm chí nhiều hơn, tôi cảm thấy dễ điều khiển hơn và có nhiều cảm hứng tốt hơn trong những mục đích hàng ngày và công việc hàng tuần. Tôi không còn thấy tự hào về những con số và sự đa dạng trong những buổi gặp mặt-thậm chí hiện nay tôi phải tự bảo vệ trước những kiểu tự hào mới có thể tự biểu hiện.

Tôi có thể tóm tắt trải nghiệm của mình trong 4 từ: chấp nhận nhiều, phản ứng ít(observe more, react less). Tôi cố gắng chấp nhận bản thân  một cách ít hứng thú hơn và tránh các phản ứng thiếu suy nghĩ trước những tình huống cấp bách hoặc có vè tiêu cực. Thậm chí nếu không phải lúc nào tôi cũng thành công, nhưng tôi nay đã dễ dàng hơn để nhận biết các điểm yếu của mình: cảm giác về sự thiếu an toàn, nghiện các lợi ích ngắn hạn, và chú trọng quá mức vào các kết quả trong quá trình. Điều đó giúp tôi làm việc thông minh hơn và dẫn đến những thành tựu lâu dài hơn.

Về tác giả

Manish Chopra là người đứng đầu văn phòng McKinsey tại Neww York. Ông là tác giả của The Equanimous Mind( tạm dịch: Một tâm hồn bình thản”), cuốn sách ghi lại những trải nghiệm chân thực của bản thân ông về phương pháp thiền Vispassana và những ảnh hưởng của nó lên vẻ bề ngaoif và công việc của ông.

Thu Thủy

Lược dịch theo McKinsey and Company

  




;

Văn bản gốc


;