Đầu tư

Trang chủ » » Các chính phủ cần cân nhắc đến các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu

Các chính phủ cần cân nhắc đến các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu

16/02/2017

Chuyên mục: Đầu tư In trang

Nhận thức được thành công trong lĩnh vực xuất khẩu là chìa khóa cho thành công của nền công nghiệp và toàn thể quốc gia, các chính sách thương mại quốc gia đang nằm ở vị trí trung tâm các cuộc tranh luận về chính sách gần đây.

Donald Trump thắng cử một phần bởi việc đổ lỗi cho các bất ổn của rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất Mỹ trong các hiệp định thương mại như NAFTA, cùng với việc kêu gọi chính phủ bảo hộ cho ngành sản xuất. Trong các cuộc tranh luận về phát triển kinh tế, rất nhiều lời kêu gọi các chính sách công nghiệp quốc gia hãy chọn ra những người chiến thắng, đặc biệt để trợ giúp cho sự đa dạng hóa thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy cả hai tranh luận này đều phóng đại tầm quan trọng của các chính sách thương mại quốc gia trong các kết quả xuất khẩu công nghiệp thực tế, và có thể khiến mọi thứ thay vì được cải thiện thì lại trở nên tồi tệ đi, bằng việc rút khỏi các thỏa thuận thương mại và theo đuổi các chính sách công nghiệp tích cực.

Một quan điểm phổ biến của thương mại nhấn mạnh lợi ích so sánh dựa trên nguồn lực lao động và vốn, cũng như nguồn lực tự nhiên của các hàng hóa không tái tạo và điều kiện phù hợp cho các hàng hóa tái tạo. Những chỉ trích của Trump về hiệp định thương mại dường như phản ánh một phần trong nỗi sợ hãi đã tồn tại từ lâu rằng nền công nghiệp ở các nước có thu nhập cao sẽ bị cắt giảm bởi làn sóng nhập khẩu từ các nước thu nhập thấp nếu các hiệp định thương mại giữa các quốc gia này được hình thành. Các khuyến nghị cho chính sách công nghiệp ở các nước phát triển phản ánh quan điểm truyền thống rằng nguồn lực hàng hóa sẽ buộc tội nước này phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc hai mặt hàng với giá thế giới tăng hoặc giảm-trừ khi các chính sách công nghiệp thành công trong việc đa dạng hóa.

Một bài báo có nhiều ảnh hưởng thách thức sự giải thích dựa trên các nguồn lực đơn giản về chuyên môn xuất khẩu là Hausmann và Rodrik (2003). Các tác giả chỉ ra rằng các quốc gia thường chuyên môn hóa ở các lĩnh vực hẹp (như xuất khẩu mũ chứ không phải bóng đá ở Bangladesh, và ngược lại ở Pakistan), quá hẹp để có thể giải thích bằng nguồn lao động giá rẻ hay nguồn lực hàng hóa, sự nghi ngờ đối với các giải thích lợi ích tương đương đơn giản dựa trên những dữ kiện này. Công trình của họ tiếp tục phải đi đến kết luận rằng chính sách công nghiệp là chìa khóa để giải thích những thành công có tính chuyên biệt cao hay để đạt được chúng trong tương lai, đặc biệt nếu quy trình tìm ra hàng hóa nào một nước có thể xuất khẩu liên quan đến một tác động tích cực từ bên ngoài, như họ từng thảo luận trong Hausmann và Rodrik (2006)

Tuy nhiên, phát hiện của chúng tôi trong một bài báo mới đây thậm chí còn thách thức quan điểm này về một vai trò khả thi cho chính sách công nghiệp(Daruich et al. 2016). Trước tiên chúng tôi lật lại sự thật nổi tiếng về siêu chuyên môn hóa trong ngành xuất khẩu, cụ thể là một số tài khoản hàng hóa xuất khẩu trong một số lượng lớn giá trị xuất khẩu của mỗi quốc gia. Điều lạ là chúng tôi nhận thấy siêu chuyên môn hóa rất không ổn định, khiến họ không chắc rằng có thể giải thích được nó bằng chính sách công nghiệp hay chính sách công nghiệp có thể thực hiện trong trung hạn.

Ví dụ như, tương quan trung bình của xếp hạng hàng đầu sản phẩm xuất khẩu năm 1998 với xếp hạng sản phẩm năm 2003 chỉ khoảng 3.0. Phát hiện này không phù hợp với mô hình ổn định của lợi thế so sánh dựa trên nguồn lực. Tương quan xếp hạng rớt xuống khoảng 0.1 khi chúng ta xem xét đến dòng chảy xuất khẩu, được xác định bởi cả loại sản phẩm và điểm đích đến. Như trong bảng 1, các kết quả không quá nhạy cảm dù chúng tôi xem xét đến top 20, top 50 hay top 100 sản phẩm hay dòng xuất khẩu, và dù có hay không bao gồm các chiết xuất( chủ yếu là sản phẩm khai khoáng) và hàng hóa( chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp như cà phê và bông vải). Tương quan xếp hạng này chỉ hơi cao hơn một chút cho các nước giàu đối với các nước đang phát triển, và duy trì thấp cho hầu như tất cả các nước.


A.Top sản phẩm xuất khẩu, B. Top dòng xuất khẩu

Các tiêu chí lần lượt là: Tất cả hàng hóa, Loại trừ các chế xuất, Loại trừ chế xuất và gia dụng)

Chú thích: bảng trên báo cáo lại trung bình tương quan trên các quốc gia giữa xếp hạng top sản phẩm xuất khẩu và dòng xuất khẩu( sản phẩm-bởi-đích đến) được xuất khẩu vào năm 1998 và xếp hạng vào năm 2010.

Chúng tôi sử dụng đồ họa để minh họa cho sự bất ổn định của top 20 sản phẩm xuất khẩu của 2 nước: Tanzania và Mỹ. Hình 1 và 2 minh họa độ phổ biến của sự bất ổn định. Rất ấn tượng khi thấy rằng sự bất ổn định đều ở mức độ tương tự bên cả phía một nước công nghiệp hàng đầu và một nước đang phát triển- mặc cho cấu thành sản phẩm là rất khác nhau.

Chú thích: Bảng báo cáo lại xếp hạng và giá trị của 10 sản phẩm xuất khẩu vào năm 1998 và 2010, và xếp hạng và giá trị ở phía bảng đối diện, tất cả theo giá cả năm 2012( đơn vị ngàn đô la Mỹ)

Hình 2.Top các sản phẩm xuất khẩu tại Mỹ

Chúng tôi sau đó đã điều tra về nguyên nhân của những bất ổn này. Để thực hiện, chúng tôi phát triển một phương pháp luận trong đó phân tách các bất ổn này thành các yếu tố nằm trong mức độ sản phẩm trong nước( lợi thế so sánh), các yếu tố song phương nguồn-đích đến, các yếu tố nhu cầu đích đến, và mọi tương tác có thể có của nguồn, sản phẩm và đích đến. Chúng tôi tiến hành trên mẫu của top 20 dòng xuất khẩu đối với mỗi nước, sau đó đưa ra toàn bộ phạm vi sản phẩm xuất khẩu cho mỗi nước.

Chú thích: phân tích phương sai tăng trưởng xuất khẩu của dòng xuất khẩu giai đoạn 1998-2010 trên trung bình. Có hai phần: top 20 xuất khẩu, và tất cả các dòng xuất khẩu. Các cột không có tổng chính xác là 100 vì các điều khoản phương sai khác không được báo cáo ở đây, các điều khoản phương sai chiếm một phần nhỏ trong phương sai tổng thể.

Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 19% biến thiên thành công của một nước có thể giải thích bằng yếu tố sản phẩm dặc thù của quốc gia, sơ lược hơn lời giải thích về yếu tố quốc gia hay nguồn lực hoàng hóa, như mối lo ngại về nguồn lao động gí rẻ của tổng thống Trump hay mối lo ngại về hoạch định chính sách phát trển phụ thuộc vào hàng hóa. Chúng tôi cũng nhận ra rằng chỉ 18% khác được giải thích bằng các yếu tố nguồn-đích đến, bao gồm cả các thỏa thuận thương mại bị cáo buộc bởi Trump cũng như nhiều yếu tố song phương nổi tiếng khác, như là sự thay đổi trong phương tiện vận chuyển và các giá trị thương mại khác. Nhìn chung, các yếu tố nguồn-quốc gia có liên quan chiếm 37% sự thay đổi trong thành công xuất khẩu, thậm chí cả khi nguồn lực song phương không còn được xác định đơn lẻ chỉ bằng nguồn lực của đất nước. Chỉ số này rơi xuống 29% khi chúng tôi xem xét tất cả các dòng xuất khẩu.

Khoảng 30% phương sai có tính riêng biệt- điều không được giải thích bởi bất cứ một yếu tố cụ thể cho sản phẩm, nguồn, hay đích đến- tăng lên đến 50% khi xem xét tất cả các dòng xuất khẩu. Thương mại dường như giống như một sòng bạc trong đó rất khó để biết được cái gì sẽ hiệu quả.

Tuy nhiên, tần số đáng ngạc nhiên này lại bất ngờ không ngụ ý rằng nên đóng cửa các sòng bạc. Tham gia vào thương mại là vô cùng quan trọng, như rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra( ví dụ Frankel và Romer 1999), nhưng người ta phải để hỗ trợ của thị trường và chính phủ đủ linh hoạt để hỗ trợ bất cứ hoạt động nào hiện nay. Các chính sách của chính phủ không nên cố để khóa hỗ trợ cho một sản phẩm cụ thể. Chính phủ không nên nỗ lực đảo ngược thất bại của việc chuyên môn hóa đã thành công trước đó, nhưng có thể cố làm dịu các thất bại bằng các chính sách tổng hợp như hỗ trợ điều chỉnh thương mại hay bảo hộ phá sản. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ tốt nhất sẽ tạo nên điều kiện kinh doanh thân thiện cho các doanh nghiệp tư nhân để khai thác những cơ hội mới.

Tài liệu liên quan

Daruich, D, W Easterly và A Reshef (2016), “The Surprising Instability of Export Specializations”, NBER Working Paper No. 22869.

Frankel, J A và D Romer (1999), “Does Trade Cause Growth?”, The American Economic Review, 89(3): 379-399.

Hausmann, R và D Rodrik (2003), “Economic development as self-discovery.” Journal of Development Economics 72. 603-633.

Hausmann, R và D Rodrik (2006), “Doomed to Choose: Industrial Policy as Predicament”, báo, Harvard University, John F. Kennedy School of Government.

Chú thích

[1] Chúng tôi chỉ ra trong bài báo rằng những tương quan thấp không có khả năng điều khiển cơ bản bởi các lỗi tính toán trong dữ liệu. Các kết quả này cũng đủ tin cậy để sử dụng trong một năm trước cuộc khủng hoảng gần nhất thay vì số liệu năm 2010.

Nhóm tác giả:

Diego Daruich

William Easterly

Ariell Reshef

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;