Góc kinh điển

Trang chủ » » Các lãnh đạo doanh nghiệp cần biết về Hội nghị khí hậu tại Paris

Các lãnh đạo doanh nghiệp cần biết về Hội nghị khí hậu tại Paris

11/04/2017

Các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà hoạt động chính sách sẽ tiến hành họp tại Paris trong vài tuần tới về vấn đề biến đổi khí hậu. Sau 20 năm đàm phán quốc tế khiến chúng ta đi xa những vấn đề mà khoa học không khuyến cáo, lần này có vẻ sẽ làm nên sự khác biệt. Khả năng cao là hơn một trăm quốc gia sẽ đi đến thỏa thuận một vấn đề quan trọng: tiến tới một hiệp định cắt giảm lượng khí thải cacbon ngay lập tức.

Những cuộc đàm phán này (hay còn được biết đến là COP21) là cuộc họp gần đây nhất được bắt đầu sau khi Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) được thông qua tại Hội nghị Trái đất tại Rio năm 1992, và có hiệu lực vào năm 1994. 195 quốc gia hay các đảng thành viên, tổ chức Hội nghị các bên (COP) hàng năm, và năm nay là lần họp thứ 21.

Những cuộc đàm phán này sẽ định hình lại ngành năng lượng toàn cầu và rất nhiều các ngành công nghiệp khác phụ thuộc vào năng lượng - hay nói cách khác, là tất cả các ngành công nghiệp. Sự tác động đến các doanh nghiệp là rất sâu sắc, bởi vậy chúng ta cần có một cái nhìn tổng quát nhanh về nội dung của cuộc họp và những gì mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể trông đợi từ những tác động này.

Vậy có thể đạt được gì từ những cuộc đàm phán ?

Lần này, hầu hết các quốc gia đều tham gia vào thảo luận với một cam kết chắc chắn sẽ cắt giảm cacbon. Và trong khi những cuộc đàm phán trực tiếp rất quan trọng, thì những thảo luận then chốt, trong đó mỗi quốc gia phải quyết định những gì có thể cam kết, đã được tiến hành nhiều tháng trước.

Trước đây, những cuộc đàm phán đã sa lầy khi quẩn quanh với hai vấn đề chính liên quan:1) Một niềm tin mãnh liệt rằng tại nhiều nước đang phát triển không có thỏa thuận nào cản trở sự phát triển kinh tế và rằng các nước phát triển tạo ra những rắc rối này và nên đi đầu để giải quyết (quan điểm công bằng); và 2) Những nước giàu hơn, ngược lại, không muốn đi đầu mà không nhận được lời hứa trực tiếp về cắt giảm từ hai nước lớn nhất thế giới (về dân số).

Ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Trước đây, tạo ra một nền kinh tế sạch sẽ phá hủy nền kinh tế đang bị phá bỏ, và tất cả các quốc gia - đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ - đang dần tiến đến những thỏa thuận nghiêm túc. Vì vậy, trừ một số vấn đề không lường trước, một thỏa thuận giảm lượng khí thải cacbon từ nay đến năm 2030 sẽ đạt được kết quả.

Nhưng dưới đây là ba điều quan trọng cần biết về thỏa thuận này:

  1. Các cam kết sẽ có sự thay đổi lớn tùy theo từng quốc gia. Nguyên tắc trách nhiệm phân biệt dựa trên sự đóng góp vào lịch sử, và nhu cầu phát triển kinh tế nhằm đưa con người thoát khỏi nạn đói, đã nhận được sự ủng hộ trên toàn thế giới. Ví dụ như, Hoa Kỳ đã cam kết giảm 26% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (giảm xuống dưới 28% lượng khí thải vào năm 2005), Liên minh châu Âu sẽ cắt 40% lượng khí thải so với năm 1990, và Trung Quốc sẽ đạt mức phát thải tối đa vào năm 2030 (hoặc sớm hơn) giảm 65% lượng khí thải mỗi đơn vị GDP, và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo lên 20% tổng năng lượng. Mục tiêu rất khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà mỗi quốc gia đều đồng thuận kiểm soát lượng khí thải.
  2. Đây không phải là những ràng buộc về pháp lý. Chúng ta hầu như không thấy hiệp định có hậu quả pháp lý nếu các quốc gia không giữ cam kết. Có thể sẽ có những yêu cầu báo cáo - trong bài phát biểu khai mạc tại Paris, Tổng thống Obama đặc biệt nhắc đến sự giám sát và sự minh bạch - như cơ chế kiểm tra tiến độ, và sự cởi mở cần thiết có thể sẽ là điểm được quan tâm trong nhiều năm. Tuy nhiên, như chuyên gia chính sách khí hậu Aimee Christensen từng chỉ ra,”động lực gần đây cho các hoạt động tại Paris chủ yếu bởi sự phát triển của nền kinh tế hành động (ví dụ như các nhiên liệu thay thế dần trở nên rẻ hơn nhiên liệu hóa thạch) và các sức ép toàn cầu tương đương". "Các nước lớn nhất trên thế giới hiện đang phải chịu áp lực tương đương”, trong bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông cho rằng chúng ta cần ”một thỏa thuận đầy tham vọng và có tính ràng buộc”.
  3. Ngay cả những thành tựu đáng kể trên cũng không đủ. Hai hiệp định cụ thể đã được đưa ra thảo luận trong vòng 20 năm: (a) Nghị định thư Kyoto, một thỏa thuận chung về cắt giảm lượng khí thải nhà kính mà nước Mỹ chưa bao giờ thông qua trong khi những nước còn lại đều đồng ý tham gia; và (b) Trung tâm đồng thuận Copenhagen năm 2009, (hầu như) tất cả mọi người đều đồng ý rằng cần thiết phải ngừng làm tăng nhiệt độ trái đất lên 2 độ C (3.6 độ F). Các cam kết của Paris có tính tấn công hơn nhiều, nhưng thậm chí kể cả khi các quốc gia đạt được mục tiêu, thì trái đất vẫn sẽ ấm lên 3 đến 4 độ C. Đây không phải là vấn đề nhỏ, theo như Ngân hàng thế giới cho biết, 4 độ ấm lên có thể là thảm họa, với nhiều nguy cơ như sóng nhiệt cực đại, thiếu nguồn lương thực, và chi phí kinh tế tăng trầm trọng.

Nếu tất cả những thỏa thuận COP21 này được đáp ứng, lần đầu tiên thực sự sẽ bẻ gãy sự tăng lên của lượng khí thải. Paris là điểm xuất phát quan trọng, nhưng tất cả mọi người đều biết rằng đó chỉ là nơi khởi đầu.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và nền kinh tế như thế nào?

Dường như các doanh nghiệp phản đối các hành động chống biến đổi khí hậu.

Trên thực tế, sẽ rủi ro kinh tế của nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề đó. Tác động trực tiếp đến nền kinh tế của biến đổi khí hậu là có thật và đang tăng lên. Theo như báo cáo gần đây của Citi, chi phí cho nền kinh tế toàn cầu nếu không hành động gì sẽ lên đến 72 nghìn tỉ Đô la trong khoảng từ nay đến giữa thế kỷ.

Con số trên lớn đến nỗi có vẻ chỉ mang tính lý thuyết, nhưng thực tế đã tác động đến từng doanh nghiệp khác nhau. CEO của Unilever, Paul Polman cho biết công ty ông mất 400 triệu Euro mỗi năm vì biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.

Các CEO dẫn đầu xác định công việc để kiểm soát biến đổi khí hậu chính là một mệnh lệnh chiến lược và con người. Ken Powell, CEO của General Mills cho rằng “con người tạo ra khí thải nhà kính gây ra biến đổi khí hậu và khí hậu thất thường, điều đó đang gây sức ép lớn đến chuỗi cung ứng nông nghiệp” - chính là hệ thống nuôi sống chúng ta.

Rất nhiều CEO đến Paris để phát biểu tại một hội nghị kinh doanh tiến hành song song với các đàm phán để thể hiện sự ủng hộ. Khi tôi hỏi CEO của Avery Dennison, Dean Scarborough, về bài phát biểu quan trọng của ông tại Diễn đàn sáng tạo bền vững (Sustainable Innovation Forum), ông đã thể hiện rõ quan điểm: “Biến đổi khí hậu đe dọa chuỗi cung ứng của Avery Dennison, các doanh nghiệp của khách hàng của chúng tôi và những cộng đồng mà chúng tôi tham dự. Nếu chúng tôi muốn kinh doanh lâu dài, thì đóng góp vào cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu chính là một chiến lược thông minh”.

Polman và Scarborough đã tham gia và nhận được sự quan tâm của hàng tá CEO đến từ các công ty lớn nhất trên thế giới. Trong chỉ vài thàng trở lại đây, các công ty dầu mỏ đã đưa ra tuyên bố ủng hộ giá cacbon, 6 trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới đã kêu gọi một thỏa thuận khí hậu mạnh mẽ, 81 công ty Hoa Kỳ ủng hộ tổng thống Obama, đưa ra hơn 300 thỏa thuận cắt giảm lượng cacbon hoặc mua vào nhiều hơn năng lượng tái tạo, và Diễn đàn kinh tế thế giới kêu gọi được 78 CEO các công ty lớn tiến hành “hành động táo bạo tại COP21”.

Hiện nay, 100 thương hiệu lớn bao gồm Coca-Cola, Dupont, HP, Microsoft, Nike, và P&G đã tham gia vào một quảng cáo nguyên trang trên tờ Wall Street Journal, ủng hộ một thỏa thuận mạnh mẽ ở Paris và đầu tư xây dựng nền kinh tế ít cacbon tại Mỹ.

Các công ty mong đợi điều gì thay đổi sau COP21?

Nguyên tắc sẽ thay đổi. Các Chính phủ sẽ thiết lập những chính sách mới trong những năm tới đây nhằm cắt giảm lượng khí thải cacbon, sẽ làm thay đổi đáng kể cách sản xuất và sử dụng năng lượng - trong chỉ một thế hệ. Chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, ngành công nghiệp giữ cho tất cả các ngành khác - và cả xã hội – vận hành.

Ví dụ như Hoa Kỳ đã từng chứng kiến những hành động quản lý nhằm tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho xe hơi và xe tải và giảm lượng khí thải từ những nhóm ngành tiện ích thông qua Kế hoạch năng lượng sạch (Clean Power Plan), yêu cầu bắt buộc mỗi bang phải phát triển chiến lược để giảm lượng khí thải xuống mức ngang bằng với mức mà Hoa Kỳ đã cam kết. Năng lượng hiện là mối nguy cơ lớn đối với hầu hết các công ty - với sự biến động rất lớn về giá của các nguồn năng lượng truyền thống - và bất kỳ chính sách mới nào cũng sẽ chắc chắn có ảnh hưởng đến giá.

Tuy nhiên vẫn có một chút rắc rối ở đây, khi cả thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân đều phải đầu tư hàng trăm triệu đô để mang lại sự thay đổi cơ bản trong hoạt động của doanh nghiệp. Khoản đầu tư vào nền kinh tế sạch, đã chạm đến mức 300 tỉ Đô la mỗi năm, sẽ lại càng tăng lên. Các công ty có thể tự đồng bộ với sự thay đổi này - với công nghệ và dịch vụ năng lượng, hiệu suất, khoa học vật liệu, logistics, kiểm soát xây dựng, vận chuyển, big data, và nhiều hơn nữa những công nghệ và dịch vụ mới - sẽ tìm ra những thị trường và nguồn vốn hàng trăm triệu đô la phát triển nhanh chóng.

Cuối cùng, cuộc họp tại Paris, và tất cả những cam kết của các thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân được thông qua, trong đó, sẽ chứng tỏ rõ ràng sự thay đổi đã bắt đầu... Chúng ta sẽ dần bước vào thách thức (và cả cơ hội) lớn nhất của thế giới.

Như Scarborough cho biết, “Cắt giảm lượng khí thải trong khi vẫn tập trung phát triển công ty quả nhiên là một thách thức kinh doanh của thế kỷ 21…Tôi đại diện cho Avery Dennison tại Paris vì chúng tôi muốn thể hiện càng nhiều càng tốt sự ủng hộ đối với hiệp định khí hậu cuối cùng cũng đã được thông qua. Tôi có cảm giác rằng COP21 sẽ là - phải là - khoảnh khắc thay đổi mà thế giới cần".

Những nhà lãnh đạo trên thế giới đã tập hợp lại để thực hiện điều này. Tổng thống Obama kêu gọi “thế giới là sự hợp tác chứ không phải sự mâu thuẫn”. Ông kết luận một cách đơn giản “Chúng ta hãy bắt tay vào việc thôi”.

Andrew Winston là tác giả, mới nhất, của The Big Pivot. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Green to Gold và là tác giả của Green Recovery. Ông đưa ra lời khuyên với một số công ty hàng đầu trên thế giới về việc họ có thể hưởng lợi tích cực từ những thách thức môi trường và xã hội. Bạn có thể ghé thăm trang Twitter của ông @AndrewWinston.

 Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business Review 

  




;

Văn bản gốc


;