Tranh luận

Trang chủ » » Các lãnh đạo doanh nghiệp cần vững vàng trước Tổng thống Trump

Các lãnh đạo doanh nghiệp cần vững vàng trước Tổng thống Trump

14/02/2017

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Sự thành công của doanh nghiệp và sự thành công của Hợp chủng quốc Hoa kỳ phụ thuộc vào lẫn nhau, theo lời của nguyên bộ trưởng tài chính Mỹ Larry Summers, và cả hai đều phụ thuộc vào “sự mở cửa toàn cầu, xóa bỏ định kiến, và đưa ra những quyết định dựa trên thực tế”.

Summers, người từng phục vụ dưới vai trò giám đốc Hội đồng kinh tế Quốc gia dưới thời tổng thống Obama, cũng chỉ trích một số quan điểm chính sách bảo hộ và quyết định ban hành đầu tiên của tổng thống Trump, nói rằng họ sẽ làm suy yếu nên kinh tế đất nước và các lợi ích dài hạn. Trong buổi trò chuyện cùng tôi gần đây, ông kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng đứng lên cho các quy tắc của mình: “Nếu các CEO tuyển dụng hàng trăm ngàn người lại không ở vị trí nói lên sự thật với người cầm quyền, thì ai sẽ là người sẽ đứng vào vị trí đó? Dưới đây là bản đã biên tập của cuộc trò chuyện.

HBR:Chính quyền này đã đi vào hoạt động được một vài ngày. Một số ít doanh nghiệp muốn được hoạt động liên tục trong lĩnh vực chính trị, và tôi có thể đoán rằn rất nhiều người nghĩ rằng họ đang chọn lựa những thách thức của mình. Liệu mọi người có nên tham gia vào cuộc đua chính trị ngay bây giờ không?

Summers: Bạn buộc phải đánh giá rằng khoảnh khắc này thật ngoài sức tưởng tượng. Tôi thấy rằng hình ảnh của những người tị nạn bị bắt giữ tại sân bay thật quá sức tưởng tượng. Tôi thấy cảnh tượng Mỹ chèn ép Mexico và nói về việc xây dựng một bức tường cao 60 bộ( khoảng 18m) và dài 2,000 dặm( khoảng trên 3200km) thật ngoài sức tưởng tượng. Những người không thấy đây là sự bất thường chắc chắn không nên nói ra. Nhưng tôi cho rằng rất nhiều người thấy nó khó tưởng, và tình huống này đối với tôi rất thích hợp để nói bằng cách thận trọng.

Nhìn xem, có những thứ có thể được hoan nghênh. Rất nhiều người tin rằng có những quy định quan trọng bị làm quá, và cũng có những người chào đón hy vọng giảm các quy định hoặc cải tổ thuế doanh nghiệp.

Nhưng nếu bạn định nói về về trách nhiệm công dân của mình, như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác, nếu bạn định nói về những người đam mê kế hoạch dài hạn, như phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay, thì cái gì có thể là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp Mỹ hơn là vai trò lãnh đạo của người Mỹ trên thế giới? Và tôi chưa từng thấy các lãnh đạo doanh nghiệp lên tiếng công khai phản đối chính sách bảo hộ. Rõ ràng là, một cách riêng tư, rất nhiều người trong số họ gặp rắc rối sâu sắc bởi những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang di chuyển theo định hướng bảo hộ mậu dịch.

Có vẻ như có cả rủi ro và phần thưởng trong việc tham dự vào lĩnh vực chính trị và có cả rủi ro và phần thưởng trong việc cố gắng đứng ở phe trung lập.

Summers: Những lãnh đạo doanh nghiệp luôn nói về tầm quan trọng của kế hoạch dài hạn. Một mặt kế hoạch dài hạn hỗ trợ cho xã hội nơi các doanh nghiệp hoạt động. Về mặt lịch sử, bản theo dõi doanh thu doanh nghiệp không mấy khả quan khi đứng về phía các chính phủ tồi, dù là ở châu Âu thập niên 30 hay ở Mỹ Latinh thập niên 70 và 80. Đối với tôi, dường như các lãnh đạo doanh nghiệp-đặc biệt là ở các công ty toàn cầu-khá hứng thú với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho hệ thống mở toàn cầu và cái tôi có thể gọi là giá trị Tượng thần tự do của sự cởi mở và tự do, và trong việc chính phủ Mỹ phác thảo chính sách dựa trên thực tế và bằng chứng xác thực, không phải trên linh cảm và cảm giác. Tất cả 3 giá trị đó đều được thử thách một cách quan trọng trong những ngày gần đây, và tôi rất lấy làm tiếc khi không thấy thêm một lãnh đạo doanh nghiệp nào nữa lên tiếng và bày tỏ mối quan tâm của họ.

Tổng thống mới đã được ủng hộ khá nhiều bởi một nhóm những lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý phục vụ trong ban cố vấn kinh tế của ông. Nhóm này dự định sẽ họp vào tuần tới, và rất quan trọng để xem xem liệu họ có sẵn sàng nói lên sự thật với người cầm quyền và bày tỏ các mối quan tâm hay không. Đương nhiên, họ có can đảm. Các doanh nghiệp gặp rủi ro khi đang được kêu gọi bởi một dòng tweet có thể gây tổn thương giá trị cổ phiếu của họ. Nhưng khi chúng tôi nói về các kế hoạch dài hạn, khi chúng tôi nói về các  giá trị sau cùng mà chúng tôi có gắng giảng dạy tại trường kinh doanh Harvard, những CEO đó thuyết giảng, đối với tôi dường như sự mở cửa trên toàn cầu, định kiến bị xóa bỏ và các quyết định dựa trên thực tế đó là trung tâm. Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những điều nêu trên là bổn phận và trách nhiệm của các lãnh đạo doanh nghiệp.

Tôi nghĩ rằng một số người trong hội đồng vô cùng bận rộn này sẽ cho rằng “ Tôi phải có sức ảnh hưởng trong chính quyền này. Nếu tôi có cơ hội để có ảnh hưởng, tôi không thể công khai chỉ trích cách điều hành của Trump, thậm chí cả khi tất cả những thứ này gây hại cho tôi”. Điều đó có hợp lệ hay không? Liệu có bất cứ ai trong chính quyền này có thể gây ảnh hưởng hay không?

Summers: Người dân cần phải đưa ra một số phán quyết. Phát biểu trên vị trí một người đã từng đảm nhiệm vai trò cao cấp qua hai chính quyền(tổng thống), tôi cho rằng những người tin rằng bằng việc ngần ngại trong ban cố vấn họp 4 lần một năm bằng cách nào đó bạn sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách công là những người cực kỳ ngây thơ. Đó là khả năng thiếu đi tính hợp pháp mà gần như có thể tác động đến hành vi của một chính quyền.

Những cái bẫy hiệu quả, nơi mà bạn không lên tiếng để có thể tiếp tục duy trì tính hiệu quả, tôi cho rằng lịch sử đã chứng minh rằng một ảo tưởng có thể thoải mái hơn là một thực tế phũ phàng- như châu Âu thập niên 30, trong các công ty thập niên 80 và 90, trong chính phủ Mỹ suốt thời chiến tranh Việt Nam, hay suốt vụ bê bối Watergate.

Vậy ông sẽ khuyên những người trong hội đồng này, những người có quan điểm khác xa so với phương thức điều hành của Trump nên từ bỏ?

Summers: Tôi không kỳ vọng hay yêu cầu bất kỳ ai phỉa từ bỏ một cách đột ngột vào lần họp đầu tiên. Điều tôi hy vọng là sẽ có những cuộc thảo luận chân thực và thẳng thắn. Theo quan sát của tôi- và tôi thấy điều này trong chính quyền của đảng Dân chủ- rằng những lãnh dạo doanh nghiệp đó quá miễn cưỡng khi nói cho tổng thống những gì họ thực sự cảm nhận về các chính sách. Họ sẽ phát biểu khác trước cuộc họp so với họ sẽ nói một khi đã ngồi trong cùng phòng với tổng thống. Tôi luôn khuyến khích rằng tôi thấy họ có thể phục vụ tổng thống tốt nhất với những lời khuyên chân thành và thẳng thắn.

Nhưng vì lợi ích danh tiếng của họ, vì lợi ích cho công ty của họ, tôi sẽ khuyên rằng: Nếu họ cơ bản không thấy thoải mái với sự chỉ đạo của chính sách, họ không nên cho phép danh tiếng của mình vay mượn sự hợp pháp cho các hoạt động của chính quyền.

Chính quyền sẽ gặp thêm khó khăn bởi tổng thống Trump theo đuổi mục tiêu các công ty độc lập. Starbucks đưa ra quan điểm và nói rằng chúng ta đang thuê những người tị nạn, nên ngay lập tức có một “làn sóng tẩy chay Starbuck” đi đầu bở những người ủng hộ Trump. Mặt khác, thực sự có những phản hồi tích cực( từ người tiêu dùng). Nếu ông là một CEO và ông đang suy nghĩ về trách nhiệm ủy thác và suy nghĩ rằng ông có những trách nhiệm ngắn hạn ông có lên tiếng không?

Summers: Việc đó rất phức tạp và người ta cần có sự cân bằng. Nếu các CEO người tuyển dụng hàng trăm hàng nghìn lao động lại không ở vị trí nói lên sự thật với người cầm quyền, thì ai sẽ đứng ở vị trí đó?

Người lao động và các khách hàng sẽ trung thành với những doanh nghiệp tạo lập dựa trên quy tắc. Thị trường ngoài nước, khách hàng và người lao động sẽ phán xét khắt khe những doanh nghiệp lúc nào cũng lo sợ

Nhưng ở thời điểm này, bên ngoài lĩnh vực công nghệ, nơi có rất nhiều người đã lên tiếng mạnh mẽ, tôi nghĩ rất khó để tin rằng bắt đầu từ chỗ chúng ta đang đứng hiện nay, chúng ta lại không nên làm rõ ràng hơn.

Một điểm khác cũng đúng và quan trọng, đó là sự an toàn về số lượng. Có lẽ tổng thống có thể tweet những điều bất lwoij cho các CEO, nhưng tôi không nghĩ đó là một chiến lược hiệu quả để gây chiến với Hội bàn tròn doanh nghiệp, hay gây chiến với Phòng Thương mại, hay gây chiến với các tập đoàn công nghiệp lớn, hay gây chiến với toàn thể hội đồng điều hành các cố vấn mà ông ta đã bổ nhiệm. Đó là nghệ thuật của lãnh đạo và chính trị để tìm ra cách làm hiệu quả.

Tôi rất hy vọng rằng những nỗi sợ hãi của tôi đơn giản chỉ là phản ánh sự thật trong những ngày gần đây, và trong những ngày, tuần, tháng phía trước chúng ta sẽ thấy chính quyền quay về các tiêu chuẩn Mỹ. Không gì khiến tôi thấy yên lòng hơn, nhưng tôi không thể nói một cách tự tin rằng tôi cho rằng điều đó đúng.

Ông có nhắc đến, một vài lần, sự liên hệ với châu Âu những năm 30. Ông tìm thấy những điểm tương đồng nào?

Summers: Nếu lịch sử dạy chúng ta được điều gì, thì đó là chủ nghĩa độc tài dễ bị đánh bại ở giai đoạn đầu hơn là ở giai đoạn sau. Tôi không nói rằng tôi nghĩ nên dân chủ Mỹ bị mai một theo một cách nào đó; mà ngược lại là khác. Tôi có niềm tin mãnh liệt vào khả năng phục hồi của các tổ chức Mỹ.

Nhưng sự phục hồi của các tổ chức Mỹ không phải là thứ diễn ra một cách tự động. Nó xảy ra bởi mọi người nhìn thấy nguy hiểm và hành động. Vậy nên tôi nghĩ rằng một người có thể học được từ những thứ cực đoan nhất trong các loại đạo đức luân lý, với sự tôn kính dành cho những hiểm họa chờ đợi sau đó, loại hiểm họa đe dọa sự hoạt động của hệ thống nước Mỹ mà chúng ta từng chứng kiến từ hồi Thế chiến thứ Hai.

Tổng thống Trump có phải là người giỏi kinh doanh nếu ông ta sẵn sàng hợp lý hóa các mã số thuế, nếu ông ta sẵn sàng cắt giảm một vài quy định không cần thiết, hay tiếp tục chi phí cho cơ sở hạ tầng? Thị trường chứng khoán đang đi lên.

Summers: Tôi không chắc rằng ông ta có thể hoàn thành được bất cứ điều nào. Tôi đoán rằng mọi người sẽ nhìn lại thời điểm này và nghĩ chúng ta từng ở trong thứ kiểu như cơn phê thuốc. Bạn biết đấy. giai đoạn thịnh nhất của thị trường chứng khoán thế kỷ 20 sau một đợt bầu cử chính là giai đoạn sau bầu cử Herbert Hoover.

Tôi nghĩ rằng khó mà tưởng tượng điều gì tồi tệ hơn cho các doanh nghiệp Mỹ trong một thời gian dài hơn là việc nước Mỹ hy sinh vị trí lãnh đạo toàn cầu, so với việc nước Mỹ chấm dứt việc làm ngọn hải đăng cho sự tự do và cơ hội, và khi nước Mỹ không còn sử dụng sự thực và các bằng chứng xác thực làm nền tảng cho việc đưa ra các quyết định hơn là định kiến và thù hận.

Tôi nghĩ rằng nếu bạn tin-như tôi và như các lãnh đạo doanh nghiệp khác tin-rằng thành công của doanh nghiệp và thành công của nước Mỹ luôn đi đôi cũng nhau, thì bạn không thể chỉ tin rằng bạn nên trợ giúp các doanh nghiệp vì nó tốt cho nước Mỹ. Bạn còn phải tin rằng ủng hộ cho các giá trị Mỹ dài hạn chính là điều hết sức quan trọng cho lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp.

Tác giả Adi Ignatius là Tổng biên tập của Harvard Business Review.

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Busness Review

  




;

Văn bản gốc


;