Tranh luận

Trang chủ » » Clinton vs Trump: Họ đứng đâu trong các vấn đề kinh tế?

Clinton vs Trump: Họ đứng đâu trong các vấn đề kinh tế?

08/11/2016

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 đang bước vào giai đoạn nước rút, chính sách kinh tế là một trong những chủ đề lớn, thể hiện sự khác biệt trong phương hướng chính sách của hai ứng viên

Thương mại và toàn cầu hóa

Bầu cử 2016 thổi bùng lên cuộc tranh cãi nảy lửa về các hiệp định thương mại tự do, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của chúng đến người lao động Mỹ. Cả hai ứng viên đều phản đối TPP nhưng có thái độ đối lập về NAFTA.

Bằng cách phản đối tự do thương mại và ủng hộ dựng lên các rào cản để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi thứ mà ông gọi là cạnh tranh không lành mạnh, Trump đã chấm dứt chính sách mà đảng Cộng hòa theo đuổi trong suốt mấy thập kỷ gần đây. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cảnh báo chính sách của Trump sẽ phát động một cuộc chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ.

Khi còn là Ngoại trưởng bà Clinton nói TPP là “tiêu chuẩn vàng”, nhưng đến nay thái độ của bà lại quay ngoắt. Có thể phương pháp tiếp cận cẩn trọng hơn đối với vấn đề thương mại đã giúp bà Clinton giành được sự ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp và những cử tri coi trọng lợi ích của việc mở cửa nền kinh tế.

Trump muốn thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 15% và bãi bỏ thuế bất động sản. Thuế thu nhập cá nhân ở mức 33%, thấp hơn so với mức 39,6% hiện nay. Kế hoạch của Trump sẽ khiến thu ngân sách giảm 4.400 đến 5.900 tỷ USD trong 10 năm nữa.

Bà Clinton muốn tăng thuế đánh vào các hộ gia đình có thu nhập cao và cắt bỏ những ưu đãi dành cho doanh nghiệp, tăng thuế đánh vào thặng dư vốn, bắt các tập đoàn chuyển trụ sở về nước, áp mức trần miễn trừ thuế.

Sau khủng hoảng 2008, thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng mạnh do thu ngân sách giảm và chi thì tăng mạnh. Dù năm ngoái thâm hụt đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2007, nợ công đã tăng gấp đôi, lên 75% GDP. Do đó nếu muốn thông qua những chương trình chi tiêu mới hoặc muốn cắt giảm thuế, Tổng thống tiếp theo sẽ bị mắc kẹt bởi nợ.

DONALD TRUMP

Chúng ta phải thoát khỏi núi nợ 19 nghìn tỷ USD… Tôi sẽ chỉ mất 8 năm để làm việc đó

31/3/2016, trả lời phỏng vấn của Washington Post

Trump đã đưa ra một số nhận định trái ngược về nợ công. Hồi tháng 3 ông nói rằng kinh tế tăng trưởng liên tục sẽ cho phép Mỹ trả hết nợ - điều mà không chuyên gia phân tích nào có thể mơ đến. Mùa xuân năm nay ông lại nói rằng mình sẽ đàm phán lại các khoản nợ. 

 

HILLARY CLINTON 

Khi chồng tôi rời Nhà Trắng, chúng ta có ngân sách thặng dư. Nếu chúng ta đi theo con đường trách nhiệm, có thể trả toàn bộ số nợ này

Tháng 12/2015, phát biểu tại Dover, N.H.

Dù không đưa ra kế hoạch cụ thể, bà Clinton đảm bảo chắc chắn rằng các chương trình chi tiêu mới sẽ dùng tiền từ nguồn mới (như tăng thuế hoặc khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên). Trong khi đó Ủy ban về ngân sách liên bang có trách nhiệm – tổ chức được lập ra để nghiên cứu cách giảm nợ cho Mỹ - tính toán rằng chính sách thuế và chi tiêu của bà Clinton sẽ không tạo ra khác biệt so với hiện nay.

Một trong những hệ quả của khủng hoảng tài chính 2008 là tháng 11 năm đó đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong kỳ bầu cử, hơn nữa còn có quyền kiểm soát Nhà Trắng và lưỡng viện. Điều này cho phép đảng Dân chủ hình thành nên cơ chế quản lý hệ thống tài chính thông qua đạo luật Dodd-Frank. Theo đó, nhiều cơ quan giám sát độc lập ra đời để giám sát chặt chẽ các ngân hàng đồng thời hàng tá yêu cầu khá khó nhằn (như tăng vốn) được đưa ra. Năm 2016, những ảnh hưởng và tương lai của đạo luật này được cả hai ứng viên thảo luận khá nhiều lần.

Trump nhắc đi nhắc lại rằng ông sẽ thu gọn hoặc bãi bỏ hẳn đạo luật này. Ông cho rằng đây chính là thứ đã kìm nén đà phục hồi của kinh tế Mỹ. “Môi trường pháp lý tồi tệ đến mức các ngân hàng không thèm cho doanh nghiệp vay. Và đây là một trong những lý do khiến chúng ta có tăng trưởng GDP thấp như vậy”.

Ông cũng chỉ trích các lãnh đạo ngân hàng nhưng không phải vì những điều sai trái họ đã làm mà vì họ đã đồng ý nộp những khoản tiền phạt khổng lồ. CEO James Dimon của JP Morgan Chase bị gọi là “giám đốc ngân hàng tệ nhất nước Mỹ” vì giàn xếp khoản phạt 13 tỷ USD liên quan đến những tài sản xấu được phát hành trước khủng hoảng tài chính.

Bà Clinton luôn ca ngợi đạo luật Dodd-Frank, mong muốn mở rộng luật này để siết chặt quản lý cả những ngóc ngách khác của hệ thống tài chính như các tập đoàn bảo hiểm hay quỹ đầu cơ.

Trong kế hoạch cụ thể, bà đề xuất đánh “thuế rủi ro” vào các ngân hàng lớn nhất, siết chặt “quy tắc Volcker” để cấm các ngân hàng dùng tiền gửi của người dân để đặt cược trên thị trường tài chính. Bà cũng muốn đánh thuế giao dịch tần số cao và tăng thuế đánh vào thặng dư vốn; giảm lương thưởng của các CEO trên phố Wall.

Cuộc khủng hoảng khiến các ngân hàng khổng lồ của Mỹ trở thành “bao cát” để các chính trị gia đấm đá. Tuy nhiên chúng vẫn giữ nguyên quy mô và thậm chí xét trên khía cạnh nào đó còn trở nên lớn hơn so với trước. Dĩ nhiên vấn đề này lại trở thành nội dung tranh luận nóng bỏng.

Tại đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa ở Cleveland hồi tháng 7, Trump có kêu gọi phục hồi lại đạo luật Glass-Steagall, theo đó cấm các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động đầu tư có rủi ro cao. Điều này đồng nghĩa các ngân hàng đầu tư trên phố Wall sẽ phải chia tách.

Paul Manafort, Chủ tịch ủy ban tranh cử của Trump khi đó, lại nói rằng lời kêu gọi này chỉ nhằm vẽ ra sự tương phản với đối thủ Clinton – người không ủng hộ phục hồi đạo luật có từ năm 1933 và được bãi bỏ trong những năm 1990, dưới thời chồng bà, Bill Clinton.

Giải cứu các ngân hàng

DONALD TRUMP

Chính phủ bơm tiền hay quốc hữu hóa các ngân hàng không quan trọng, điều quan trọng là các ngân hàng phải tiếp tục hoạt động

15/4/2009, trả lời phỏng vấn CNN

“Các gói cứu trợ có thể hoạt động hoặc không, nhưng đó là điều đáng để thử”, ông nhận định với CNN năm 2008, một vài ngày trước khi Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ. Thậm chí dù chỉ trích và chê bai Tổng thống Obama, Trump từng chia sẻ mình đồng ý với những gì ông Obama đã làm với hệ thống ngân hàng.

 

HILLARY CLINTON

Tôi nghĩ các ngân hàng và định chế tài chính ở New York là kẻ được lợi nhiều nhất trong vụ này. Tuy nhiên đây cũng là một trong những lý do khiến cuối cùng thì tôi sẽ ủng hộ giải cứu chúng, dù tôi có rất nhiều nghi ngờ

2/4/2016, tranh luận trực tiếp tại đảng Dân chủ

Bà Clinton đang là thượng nghị sĩ New York khi Quốc hội thông qua gói cứu trợ 700 tỷ USD trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Bush. Bà bỏ phiếu ủng hộ.

2/4/2016, tranh luận trực tiếp tại đảng Dân chủ

Bà Clinton đang là thượng nghị sĩ New York khi Quốc hội thông qua gói cứu trợ 700 tỷ USD trong những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ Bush. Bà bỏ phiếu ủng hộ.

Sự độc lập của Cục dự trữ liên bang Mỹ

Khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của các ngân hàng mà cả danh tiếng của Fed.

Mới đây Trump tuyên bố sẽ thay Chủ tịch Fed Janet Yellen bằng một người khác. Ông buộc tội bà Yellen đang giữ lãi suất “thấp một cách giả mạo” để giúp Tổng thống Obama. Trump phát tín hiệu ủng hộ nỗ lực thắt chặt quản lý Fed của các nghị sĩ đảng Cộng hòa, đặc biệt là lời kêu gọi kiểm toán Fed.

Bà Clinton kêu gọi Fed tăng cường đa dạng hóa ban lãnh đạo về mặt chủng tộc và giới tính, đồng thời đề nghị cấm các lãnh đạo ngân hàng tư nhân tham gia hội đồng quản trị ở 12 chi nhánh của Fed.

Theo Cafef

  




;

Văn bản gốc


;