Fredmund Malik và Peter Drucker

Trang chủ » » Cuộc Đại Chuyển đổi Thế kỉ 21

Cuộc Đại Chuyển đổi Thế kỉ 21

Nền kinh tế và xã hội đang trải qua một trong những quá trình biến đổi lớn nhất trong lịch sử. Sự biến động này có thể hiểu được như là sự chuyển đổi từ Thế giới Cũ sang Thế giới Mới. Những biểu hiện thể hiện ra giống như một cuộc khủng hoảng kinh tế trên bề mặt thực tế là sự ra đời của một Thế giới Mới nơi mà mọi thứ sẽ hoàn toàn khác so với trước đây.

Vietnam Report trân trọng giới thiệu bài viết của GS Fredmund Malik, chuyên gia có ảnh hưởng hàng đầu thế giới về lãnh đạo và quản lý, nhà tư tưởng của lý thuyết chuyển đổi vĩ đại thế kỉ 21. Cùng với GS. Peter Drucker, cả hai được coi là những nhà tư tưởng và thực hành quản trị nổi tiếng nhất trong thời đại ngày nay, “cha đẻ” của Quản trị hiện đại thế kỷ 20 và thế kỷ 21.

Ảnh: Giáo sư Fredmund Malik, tác giả của cuốn sách "Managing Performing Living"

Quá trình chuyển đổi này sẽ còn kéo dài. Chỉ trong vài năm, nhiều công ty nằm trong Bảng xếp hạng Fortune 500 ngày nay sẽ biến mất khỏi Bảng, hoặc không hoạt động dưới hình thức hiện tại. Ví dụ, năm 2007, Bảng xếp hạng Fortune 500 ở Mỹ bao gồm 11 nhà xây dựng, hiện nay, những cái tên này không còn xuất hiện. Gần như tất cả các công ty bậc thầy trong giới tài chính, kể cả những công ty nổi bật nhất biến mất chỉ sau một đêm. Các công ty khác sẽ tiếp nối và các công ty mới lại nổi lên, nhưng rồi cục diện mọi thứ sẽ hoàn toàn khác. Microsoft phải trải qua sự thay đổi lớn để có thể giữ vững tên tuổi trên thị trường. Ngành dược phẩm sẽ đi qua một kỷ nguyên tái cơ cấu chưa từng có trên toàn thế giới.

Đây chỉ là một vài ví dụ bởi hầu như sẽ chẳng có ngành công nghiệp nào tránh được những biến động này. Những thách thức thay đổi liên quan đến các tổ chức công thậm chí còn lớn hơn. Y tế và giáo dục, giao thông công cộng, ngành năng lượng, công đoàn, hành chính và Chính phủ không thể tồn tại với cấu trúc hiện nay, ngay trong quy trình công việc và quá trình ra quyết định. Các thể chế dân chủ sẽ trải qua quá trình chuyển đổi sâu rộng nhất.

Sự chuyển đổi từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21 ít nhiều tương tự như sự biến mất của xã hội nông nghiệp và sự thay thế của xã hội công nghiệp hoặc có thể được so sánh với sự dịch chuyển từ xã hội phong kiến sang nhà nước dân chủ và có hiến pháp. Tuy nhiên, những thay đổi đã và đang diễn ra cho thấy rằng Cuộc Chuyển đổi thế kỷ 21 sẽ thậm chí còn lớn hơn và triệt để hơn những thay đổi xã hội trước đây. Một số điểm có liên quan khác biệt nhất so với những biến đổi xã hội trước đó là quy mô toàn cầu mới, mức độ liên kết hệ thống mới trên toàn thế giới và tốc độ thay đổi nhanh chóng mới.

Nguồn: Internet

Về phương diện lịch sử, cho đến nay, các biến đổi sâu rộng đã xảy ra xấp xỉ từ 200 đến 250 năm. Thế kỷ 13 đã từng có những thay đổi với sự xuất hiện của thời kì Gothic, thành phố hiện đại và các trường đại học đầu tiên đóng vai trò trung tâm của cuộc sống trí tuệ, cùng sự thành lập của phường, hội làm thành cấu trúc xã hội nổi bật.

Một quá trình chuyển đổi triệt để tương tự xảy ra giữa năm 1455 và năm 1517, bắt đầu với việc phát minh ra in ấn, đặc trưng bởi Phong trào Cải cách. Các mốc thời gian ghi dấu của quá trình này là thời kỳ Phục Hưng, khám phá ra Châu Mỹ, sự phát triển của khoa học, sự phục hồi của y học và sự mở rộng của hệ thống đếm Ả Rập.

Sự chuyển đổi gần đây nhất bắt đầu vào giữa thế kỷ 18 với Thời kỳ Khai sáng, biểu hiện bởi dấu ấn của hiến pháp Hoa Kỳ, động cơ hơi nước và công cuộc công nghiệp hóa nối tiếp, cuộc Cách mạng Pháp và chiến tranh Napoleon. Những chuyển đổi này không chỉ thay đổi cấu trúc chính trị tại Châu Âu. Nó còn gây dựng nên những trường đại học hiện đại, các đảng với ý thức hệ riêng, mang lại một cấu trúc xã hội hoàn toàn mới cho Châu Âu.

Yếu tố phổ biến trong số những giai đoạn chuyển đổi này là sau mỗi cuộc biến chuyển, tầm khoảng 50 năm, đã thay đổi toàn bộ xã hội, thậm chí cả thế giới, tác động đến những người trong chính thời đại đó tới mức mà những thế hệ sinh sau không còn bất cứ khái niệm nào về thế giới mà cha mẹ chúng từng sống.

Kết quả của Cuộc Đại chuyển đổi thế kỷ 21 đang diễn ra là chúng ta sẽ được trải nghiệm một sự thay đổi cơ bản trên hầu hết mọi mặt; những gì chúng ta làm, cách thức chúng ta triển khai và tại sao chúng ta thực hiện điều đó. Các phát hiện khoa học và đổi mới công nghệ cho một kỷ nguyên mới đã đến, và một số những phát hiện này đã ứng dụng được một thời gian, điều đó nghĩa là con người đã nhận ra sức mạnh của họ để thay đổi. Ví dụ, Internet và điện thoại di động đang thay đổi cuộc sống của mọi người, cách thức họ làm việc, tiêu dùng và giao tiếp, dẫn đến sự nổi lên của các động cơ và giá trị mới.

Để đối phó, đồng thời tận dụng những biến đổi này làm thành động lực, những thay đổi sâu rộng trong hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và chiến lược là cần thiết. Những ảnh hưởng của Thế giới Mới đang bắt đầu xuất hiện ở những doanh nghiệp có tầm nhìn, hiểu biết cấp tiến.

Mô hình của GS Malik diễn tả sự chuyển đổi đang diễn ra

Thế giới Cũ đang suy giảm vì một Thế giới Mới đang nổi lên

Những gì đang xảy ra vượt xa một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế truyền thống, đặc biệt đây không phải một cuộc khủng hoảng mà sau đó thế giới có thể quay trở lại trạng thái ban đầu. Đã có những thay đổi tới mức độ không thể quay trở lại vị trí vốn có, ví như sự trưởng thành từ sâu biến thành bướm. Sâu chịu tác động của các luật động lực học địa chất của tự nhiên, trong khi con bướm sống trong một thế giới hoàn toàn khác biệt về khí động học. Để làm được điều này, con bướm cần một hệ thống hoạt động khác so với con sâu bướm. Nó cần các cơ quan cảm giác khác nhau, các kết nối thần kinh khác nhau và một hệ thống định vị sinh học khác nhau. Vì vậy các quy luật về động lực không thể áp dụng cho trường hợp của con bướm, nhưng sự liên quan đối với nó sẽ thay đổi hoàn toàn. Tương tự, Thế giới Cũ được đặc trưng bởi các quy luật về tiền bạc và nền kinh tế. Trong khi đó, Thế giới Mới sẽ bị chi phối bởi các quy luật do thông tin, kiến thức, nhận thức, sự phức tạp và tính năng động của các hệ thống có tính liên kết cao đem lại.

Từ Thay đổi ở mức độ mega đến Hệ thống ở mức độ mega

Trong thời gian này, GS. Malik đã phân loại các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cuộc Đại Chuyển đổi thành 5 động lực phức tạp: 1) nhân khẩu học; 2) sự phức tạp về kiến thức và công nghiệp; 3) môi trường; 4) công nợ lớn nhất trong lịch sử, tác động đến mọi thành phần, là yếu tố chính của nền kinh tế; 5) sự phức hợp là kết quả tác động lẫn nhau của bốn động lực trên

Tất cả những yếu tố này tương tác và tăng cường lẫn nhau. Chỉ riêng điều này thôi đã luôn liên tục tạo nhiều sự phức tạp gây ra bất ngờ ngày càng lớn đối với các tổ chức. Tình trạng chức năng đang trở thành chuẩn mực mới. Điều này sẽ xảy ra trong chính trị, trong số các lĩnh vực khác, dần gây ra nhiều vấn đề hơn là giải pháp ở rất nhiều các quốc gia do sự phức tạp ngày càng gia tăng và việc tuân thủ theo các phương pháp đã trở nên lạc hậu. Mặt khác, với những phương pháp mới, những thay đổi sẽ diễn ra rất đột ngột.

Những rủi ro lớn thường đi kèm với các động lực thúc đẩy này, đặc biệt với các nguy cơ về kinh tế là một trong những giai đoạn giảm phát nghiêm trọng nhất với sự sụp đổ của giá trị thực do những núi nợ trên toàn thế giới.

Do đó, GS. Malik nhấn mạnh đặc biệt vào khía cạnh này trong tình hình kinh tế bởi vì đây là điểm kinh tế quyết định. Mặt khác, yếu tố quyết định quan trọng trong những nhân tố này là tri thức và sức mạnh để giảm thiểu và vượt qua hậu quả của cuộc khủng hoảng và cho phép một xã hội mới xuất hiện với trật tự chức năng mới.

Một phần thiết yếu của các giải pháp mới là hệ thống quản lý theo mô đun, giống với những hệ thống được xây dựng tại Viện Quản lý Malik dựa trên các mô hình hệ thống điều khiển và chỉ dẫn phát triển nhất trong tự nhiên, trong đó kết hợp các quy luật về chức năng tự nhiên. Giải pháp nằm ở đó, trong số những lý do khác, bởi tư duy quản lý truyền thống đang gặp thất bại dưới sức nặng của các điều kiện thay đổi nhanh chóng của Thế giới Mới. Các hệ thống quản lý mới khác về cơ bản so với các hệ thống trước, giống như hệ thống thần kinh và bộ não của con người khác với các khớp thần kinh đơn giản của cơ thể sống có tổ chức thấp hơn.

Coi khủng hoảng như sự ra đời của Thế giới Mới

Dưới những điều kiện trên, liệu rằng sự ra đời của Thế giới Mới sẽ trôi chảy hay khó khăn phụ thuộc phần lớn trong tay chúng ta, bởi vì nó sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cách thức xử lý các thách thức mới. Nó phụ thuộc vào tư duy, kiến thức, công cụ và phương pháp được sử dụng như những giải pháp. Một sự hiểu biết mới về mạng lưới các tổ chức xã hội là cần thiết, và sự quản lý mới các tổ chức đó như là những hệ thống phức tạp, năng động, kết nối theo mạng lưới, và không dự báo trước được. Điều này không khác nhiều so với các quản lý truyền thống với định hướng chi phối của nó đối với các loại hình kinh tế, lợi nhuận ngắn hạn và nói chung là các biến kiểm soát tài chính.

Hệ thống phức hợp có quy luật tự nhiên riêng. Trong cuốn sách Strategie des Managements komplexer Systeme (Chiến lược Quản lý cho Hệ thống Phức tạp) của GS. Malik, Giáo sư đã chứng minh chính xác rằng, bằng cách giải thích về logic của chiến lược mà có khả năng xử lý sự phức tạp, đó phải là một sự tiến hóa, bản thân chiến lược phải là chiến lược của tiến hóa. Nếu người ta có kiến thức cần thiết về các quy luật cơ bản của các hệ thống phức tạp, ta có thể bắt đầu hiểu chúng ở cấp meta, ở quan điểm cao hơn, cũng như kiểm soát, thiết kế và điều khiển chúng. Tuy nhiên, để làm được như vậy cần một bộ kiến thức hoàn toàn mới, một hệ thống toàn thể cho việc quản lý, được Giáo sư mô tả cho chính sách cao nhất của công ty trong cuốn sách Unternehmenspolitik und Corporate Governance (Chính sách Công ty và Quản trị Doanh nghiệp).

Chỉ dùng kiến thức kinh tế là không đủ để hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Không thể đánh giá quá cao về tầm quan trọng và tiềm năng rủi ro của những chiều hướng tài chính và kinh tế trực tiếp của cuộc Đại Chuyển đổi. Chúng sẽ định hình các sự kiện trong nhiều năm bởi những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng không phải đã nằm lại phía sau như hầu hết mọi người tin tưởng và được nhấn mạnh bởi các phương tiện truyền thông. Ngược lại, những biến động lớn thực sự vẫn còn ở phía trước.

Nhưng điều đó sẽ không dẫn đến lạm phát, như mọi người lo sợ. Thay vào đó, nó sẽ dẫn đến một trong những suy giảm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nếu chỉ có những phương tiện kinh tế truyền thống được sử dụng. Các chương trình cứng rắn của Chính phủ có tác động giảm phát, siết chặt kinh tế một phần. Hiệu quả hoạt động vốn đã yếu kém của nhiều tổ chức công do thiếu vốn sẽ trở nên tồi tệ hơn sau khi thực hiện các biện pháp thắt chặt. Các hệ thống cũ không được cải thiện bởi các biện pháp kiềm chế. Theo cách nghĩ truyền thống, sẽ không có biện pháp thay thế nào tốt hơn việc kiềm chế. Mặt khác, các biện pháp mới cho phép các tổ chức hoạt động gấp đôi với nửa số tiền cần có. Nếu ai đó chấp nhận rằng khủng hoảng không chỉ là một vấn đề kinh tế, mặc dù trên bề mặt là như vậy, mà thực chất nó là một cuộc khủng hoảng về chức năng, thì các giải pháp hoàn toàn mạnh mẽ và khác biệt hơn sẽ được xem xét đến.

Trên thực tế, khủng hoảng ở đây không chỉ là khủng hoảng kinh tế, có thể thấy như việc cả nền kinh tế không nhìn thấy dấu hiệu sụp đổ vào tháng 9 năm 2008, mặc dù điều này đã được phản ảnh trong thị trường chứng khoán Mỹ từ mùa hè năm 2007.

Vào đầu mùa hè năm 2008, 3 tháng trước khi xảy ra vụ phá sản của Lehman - ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ, 98% các nhà kinh tế học Mỹ, ngoài các viện kinh tế Đức, lại đưa dự báo tăng trưởng kinh tế vào khoảng 2,5 và 3,5% vào năm 2008. Không bất kỳ nơi đâu có thể thấy được dấu hiệu về một cơn bão đang dần kéo đến và đang trên bờ vực khủng hoảng. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của ngân hàng Lehman làm rung chuyển cả thế giới không phải là sự thất bại của nền kinh tế như đã được tuyên bố. Còn hơn thế, đây là một dấu hiệu cho thấy tận sâu bên trong, một điều hoàn toàn khác đang xảy ra, một điều mà không thể nhìn thấy chỉ với nguồn lực của nền kinh tế truyền thống.

Hà Thủy

Lược dịch và biên tập theo thư của GS. Fredmund Malik

  




;

Văn bản gốc


;