Xu hướng thị trường

Trang chủ » » Cuộc cách mạng mới phải là một cuộc cách mạng bền vững

Cuộc cách mạng mới phải là một cuộc cách mạng bền vững

20/04/2017

Chưa đầy một tháng sau khi nhiều người trong chúng ta có mặt tại hội nghị khí hậu tại Paris, đã có một vài gương mặt quen thuộc xuất hiện tại Davos. Hiệp định Paris lập ra một con đường vững chắc cho phép các cam kết trở thành hiện thực, dù còn nhiều thiếu sót. Đối với những lãnh đạo doanh nghiệp, điều này có nghĩa là những quyết định đầu tư sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Và họ biết rằng cuộc họp tại Davos đưa ra cơ hội tốt nhất để chi tiết hóa mọi vấn đề.

Theo một bài viết gần đây của Dominic Waughray, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách lại gần với nhau, bao gồm cả việc hình thành một liên minh CEO lãnh đạo khí hậu. Diễn đàn này đã đưa nền kinh tế tuần hoàn thành mối quan tâm hàng đầu của những người tham gia bằng cách tổ chức Circulars, giải thưởng tôn vinh những cá nhân và tổ chức đã có nhiều đóng góp đáng kể cho mô hình và tư duy kinh doanh mới tách sự tăng trưởng ra khỏi việc tiêu thụ những tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên khan hiếm.

Trong năm thứ hai, giải thưởng Circulars tìm kiếm để làm nổi bật phương thức đạt được những mục tiêu đầy tham vọng đã được thông qua ở Paris mà không đòi hỏi có sự tăng trưởng. Đó là bởi vì những mô hình kinh doanh tuần hoàn đã dẫn dắt sự tăng trưởng. Và họ đã mở khóa được những khoản doanh thu mà chúng ta phần nào đó đã bỏ qua khi theo đuổi mô hình kinh doanh truyền thống “nắm bắt, sản xuất, lãng phí” (‘take, make, waste’)

Trong vòng 40 năm trước thiên niên kỷ mới, mô hình kinh doanh đã quen với sự giảm giá hàng hóa khi tăng trưởng tăng lên. Nhưng mô hình này đã bị đảo ngược đáng kể, khi đô thị hóa gia tốc làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt của nhiều nguồn tài nguyên, trong khi những nguồn tài nguyên khác như nước và đất bị đặt dưới áp lực nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, giá cả đã biến động một cách đáng kể. Giá kim loại như đồng, sắt, thiếc và niken đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2015. Giá dầu thực tế tháng Tám năm 2015 vẫn ở mức cao hơn 55% so với tháng Tám năm 2000.

Chúng ta đang đối mặt với sự thiếu hụt 8 tỉ tấn tài nguyên có hạn vào năm 2030. Đồng nghĩa với việc mất 4.5 nghìn tỉ Đô la tăng trưởng mỗi năm, tương đương với tổng chi tiêu hàng năm của nước Mỹ hiện nay.

Nền kinh tế tuần hoàn có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ tái chế và quản lý đất trồng. Chúng ta cần coi cả bốn tính chất của chất thải là cơ hội. Tìm kiếm giá trị trong tài nguyên rác có thể tái tạo, như là nhiên liệu sinh học. Khai thác những tiềm năng bị lãng phí trong tài sản hoặc những hàng hóa có thể tìm được thị trường, như 60% tiềm năng xe tải của châu Âu vẫn bị bỏ phí trong hầu hết thời gian. Giảm các vòng đời lãng phí hiện đang xem sản xuất là loại bỏ thay vì tái tạo lại. Cuối cùng, bảo vệ các giá trị bị lãng phí bằng cách tìm kiếm công dụng cho các nguyên liệu bỏ đi.

Đối với một số công ty, như Method, công ty dành giải thưởng Circulars năm ngoái, việc thực hiện tái chế sản phẩm cho phép công ty này tạo ra vải và các sản phẩm chăm sóc cá nhân một cách bền vững. Rất nhiều nhà cải cách đang tiến bộ trong mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Canh tác nông nghiệp theo chiều dọc, như là trồng cây thành giàn, tưới bằng dạng phun sương và dùng đèn LED chiếu sáng để tăng sản lượng nông nghiệp dù chỉ cần một khoảng không gian và một phần nhiên liệu rất nhỏ so với cách canh tác truyền thống.

Hay nền kinh tế chia sẻ sử dụng phép phân tích để quản lý cung và cầu tốt hơn. Một số công ty sử dụng kinh tế chia sẻ đơn giản chỉ khiến cho các tài sản dự phòng - từ ô tô đến các tài sản khác - trở nên hữu dụng. Những công ty khác sử dụng bởi nó cho phép họ khôi phục các sản phẩm để cải thiện tỉ lệ tái chế và tái sử dụng. Bằng cách cung cấp sản phẩm dưới dạng dịch vụ, các công ty được khuyến khích kéo dài vòng đời của sản phẩm.

Rất nhiều trong số những mô hình kinh doanh tuần hoàn này và những mô hình kinh doanh tuần hoàn khác phụ thuộc vào công nghệ mới. Các bộ cảm biến mạng tạo dữ liệu chi tiết có thể giúp theo dõi các nguồn lực trong chuỗi cung ứng hoặc quy trình sản xuất. Điện toán đám mây giúp cải tiến dựa vào dữ liệu mở rộng quy mô. Công nghệ in 3D giúp cải thiện tại chỗ hiệu quả chi phí hơn thay thế sản phẩm. Và khoa học vật liệu đang tạo ra những loại vật liệu dài hạn hoặc các vật liệu sinh học thay thế có thể phân hủy.

Tại Davos, khi chúng tôi bắt đầu thấu hiểu ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, rất đáng để xem xét đến các mức độ liên quan. Trong báo cáo về chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành công nghiệp mà Accenture đã hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chúng tôi ước tính rằng lợi ích xã hội nhận được và môi trường kỹ thuật số và các ngành công nghiệp khác có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với lợi ích trong ngành công nghiệp.

Nền kinh tế tuần hoàn cũng là một cuộc cách mạng kỹ thuật số bền vững. Đó là trọng tâm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Vẻ đẹp của nền kinh tế tuần hoàn là ở việc nó đem lại những lợi ích rõ ràng cho môi trường đồng thời đem lại lợi nhuận và những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Đó chính là lợi ích tuần hoàn.

Quý độc giả có thể tham khảo trang web www.thecirculars.org để tìm hiểu thêm về giải thưởng Circulars.

Tác giả Peter Lacy, giám đốc điều hành của Accenture Strategy , tác giả cuốn Waste to Wealth, the Circular Economy Advantage (tạm dịch: “Lãng phí để giàu sang, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn), xuất bản bởi Palgrave MacMillan. Twitter @peterlacy

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;