Tranh luận

Trang chủ » » Đã đến lúc xác định lại tình huống kinh doanh cho vấn đề nhập cư

Đã đến lúc xác định lại tình huống kinh doanh cho vấn đề nhập cư

06/02/2017

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Mới đây, Tổng thống Mỹ Trump đã ban hành một Sắc lệnh, tạm thời cấm người tị nạn Syria nhập cảnh, đình chỉ toàn bộ chương trình tị nạn Hoa Kỳ trong vòng 120 ngày, giảm thiểu đáng kể lượng người tị nạn được định cư tại Mỹ trong năm nay, và ngăn người Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 90 ngày.

Sắc lệnh bị chỉ trích bởi các đồng minh, những nhà hoạt động nhân quyền, và các lãnh đạo kinh doanh, nổi bật trong đó là CEO của Google Sundar Pichai.

Cùng quan điểm đó, với vai trò là đồng chủ tịch của Hội đồng tương lai toàn cầu về di dân của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum’s Global Future Council on Migration), chúng tôi vô cùng kinh ngạc về việc một quyết định như thế lại là của một cựu doanh nhân. Ngược lại với việc tập trung ưu tiên hàng đầu vào nước Mỹ, việc hạn chế nhập cư, và ra tín hiệu về lập trường chống dân nhập cư, gặp rủi ro có ảnh hưởng lâu dài có nguy cơ gây tổn hại đến vấn đề việc làm, tăng trưởng kinh tế, và phát triển của nước Mỹ.

Hai tuần trước tại Hội nghị thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos( Thụy Sỹ), chúng tôi được nghe nhiều lần từ các lãnh đạo kinh tế tư nhân rằng tại sao nhập cư và sự da dạng lại lại tốt cho kinh doanh. Nhưng chúng tôi cũng được nghe nói rằng họ rất miễn cưỡng khi buộc phải phát biểu về lợi ích kinh tế của nhập cư trước công chúng, vì lo ngại ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với chính phủ và giá cổ phiếu.

Trong bối cảnh ngày càng căng thẳng này, chúng tôi tin rằng tồn tại một nhu cầu cần phải xác định lại tình huống kinh doanh cho vấn đề nhập cư, không vì sợ hãi hay để hưởng lợi.

Trước tiên, có những bằng chứng rõ ràng rằng nhập cư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như một nghiên cứu mới đây tại Anh, chỉ ra rằng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, những người nhập cư từ khu vực kinh tế châu Âu (EEa) đã đóng góp 25 tỉ Bảng Anh cho tài chính công, và chi trả các khoản thuế nhiều hơn 34% so với lợi nhuận họ nhận được. Theo Ngân hàng thế giới (WB), sự nhập cư tăng lên với mức độ tương đương 3% lực lượng lao động ở các nước phát triển có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế toàn cầu đạt đến con số 356 tỉ Đô la Mỹ.

Thứ hai, ở các nước họ định cư, những người nhập cư có xu hướng kinh doanh và sáng tạo nhất. Ở Mỹ, những người nhập cư đã sáng lập ra các công ty như Google, Intel, Paypal, eBay và Yahoo! Những người nhập cư tài năng chiếm đến hơn một nửa số khởi nghiệp tại Thung lung Sillicon và hơn một nửa số bằng sáng chế, trong khi họ chỉ chiếm chưa đến 15% dân số.

Thứ ba, ở bậc thấp nhất của mức độ kỹ năng, những người nhập cư lấp đầy vào những chỗ trống quan trọng trong thị trường lao động, ví dụ như y tá và điều dưỡng viên. Với xu hướng nhân khẩu học dân số già ở phần lớn các nước phát triển, điều này sẽ trở thành nhân tố quan trọng để thu hút lực lượng lao động nước ngoài bổ sung.

Thứ tư là, tại các nước bản địa, tiền người nhập cư gửi về kéo toàn bộ cộng đồng ra khỏi ngưỡng đói nghèo, và có thể đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia và ngoại hối, theo như ghi nhận của Mục tiêu phát triển bền vững mới. Vào năm 2016, lượng kiều hối được dự báo bởi Ngân hàng thế giới sẽ chạm đến 600 tỉ Đô la Mỹ. 

Cuối cùng, và có lẽ ít hữu hình, đó là nhập cư dẫn đến sự đa dạng văn hóa và xã hội có quyền lực trên khắp các thành phố và các cộng đồng đa văn hóa.

Rõ ràng rằng quản lý đúng đắn để nhận ra ích lợi của sự nhập cư. Về ngắn hạn nhập cư có thể tốn kém , nhưng về dài hạn sẽ chi trả lãi cổ tức. Chắc chắn là chúng tôi không ủng hộ cho biên giới mở. Nhưng chúng tôi, là những người ủng hộ biên giới đóng, cũng giống như bất cứ ai đặt vấn đề kinh tế quốc gia lên hàng đầu.

Tác giả

Khalid Koser, giám đốc điều hành, Quỹ Cam kết và phục hồi cộng đồng toàn cầu (GCERF)

Ratna Omidvar, Thượng nghị sĩ độc lập tại Ontario, Thượng nghị viện Canada

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;