Đầu tư

Trang chủ » » Đi tìm các nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển đột phá

Đi tìm các nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển đột phá

15/12/2017

Chuyên mục: Đầu tư In trang

Sự chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu vào năm 2014 diễn ra khá rời rạc – nhanh chóng ở một số quốc gia nhưng lại nhiều biến động ở một số quốc gia khác.

Đến thời điểm cuối năm, bảy thị trường mới nổi lớn nhất đã vươn lên lớn hơn khối G7 về sức mua tương đương. Hơn nữa, người tiêu dùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được mong đợi sẽ chi tiêu trực tuyến nhiều hơn vào năm ngoái so với người tiêu dùng ở Bắc Mỹ. Cơ hội để phục vụ người tiêu dùng điện tử đang tăng lên - nếu biết tìm chúng ở đâu.

Những nhịp điệu thay đổi trong thương mại điện tử kỹ thuật số nhiều hơn câu chuyện của Trung Quốc, hoặc thậm chí là châu Á. Chẳng hạn như thung lũng Silicon, Thượng Hải hay Singapore, một công ty của Đức, Rocket Internet, đã tất bật giới thiệu các dự án khởi nghiệp thương mại điện tử bắt đầu tại một loạt các thị trường mới nổi và biên giới. Nhiệm vụ được đề ra là trở thành nền tảng Internet lớn nhất trên thế giới ngoại trừ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhiều công ty "Rocket" như vậy sẵn sàng trở thành Alibabas và Amazone cho phần còn lại của thế giới: Jumia, hoạt động tại chín quốc gia trên khắp châu Phi; Namshi ở Trung Đông; Lazada và Zalora trong ASEAN; Jabong ở Ấn Độ; và Kaymu tại 33 thị trường khắp châu Phi, châu Á, châu Âu, và Trung Đông.

Vốn chủ sở hữu và vốn mạo hiểm đã tập trung tại một số thị trường nhất định theo cách tương tự với cơn sốt vàng điện tử ở Thung lũng Silicon. Vào mùa hè năm 2014, riêng ba tỷ đô la đã được đổ vào lĩnh vực thương mại điện tử của Ấn Độ, ngoài các nhà cải cách địa phương như Flipkart và Snapdeal, gần 200 doanh nghiệp thương mại điện tử bắt đầu khởi nghiệp với các quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều này đang diễn ra ở quốc gia mà các nhà cung cấp trực tuyến hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở giao hàng tận thu (COD). Thẻ tín dụng hoặc PayPal hiếm khi được sử dụng; theo Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, 90% các giao dịch tiền tệ ở Ấn Độ sử dụng tiền mặt. Ngay cả Amazon cũng nhận thức được điều này nên đã cung cấp dịch vụ COD. Ấn Độ và các quốc gia thu nhập trung bình khác như Indonesia và Colombia đều có sự phụ thuộc lớn về tiền mặt. Nhưng ngay cả khi tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu thì thị trường số hóa vẫn đang đổi mới với tốc độ đáng kể. Những người tham gia vào thị trường thương mại điện tử Nimble chỉ đơn giản là làm việc cùng với sự tồn tại của tiền mặt.

Để hiểu thêm về những sự thay đổi trên toàn thế giới, chúng tôi đã phát triển một "danh mục" để xác định thứ tự một nhóm các quốc gia về sự sẵn sàng cho một nền kinh tế kỹ thuật số. Chỉ số phát triển kỹ thuật số (DEI) do Trường Fletcher thuộc Trường Đại học Tufts (với sự hỗ trợ của Mastercard và DataCash) tạo ra từ bốn trình điều khiển rộng rãi: các yếu tố cung cấp (bao gồm truy cập, thực hiện và cơ sở hạ tầng giao dịch); các yếu tố nhu cầu (bao gồm các hành vi và khuynh hướng của người tiêu dùng, về tài chính và Internet và các phương tiện truyền thông xã hội); đổi mới (bao gồm các hệ sinh thái kinh doanh, công nghệ và tài trợ, sự hiện diện và mức độ của các yếu tố gây gián đoạn và sự hiện diện của một nền văn hoá khởi nghiệp và tư duy); và các tổ chức (bao gồm sự hiệu quả của chính phủ và vai trò trong kinh doanh, luật pháp và các quy định và thúc đẩy hệ sinh thái kỹ thuật số). Chỉ số kết quả bao gồm bảng xếp hạng của 50 quốc gia, được lựa chọn dựa trên yếu tố hoặc quốc gia đó sở hữu số lượng người dùng Internet lớn trong số 3 triệu người dùng hiện nay hoặc có tiềm năng sở hữu hàng tỷ người dùng trong tương lai.

Công trình nghiên cứu sẽ chỉ ra quốc gia nào đang có sự thay đổi nhanh chóng để thích nghi với thị trường số hóa. Kết quả có lẽ không đáng ngạc nhiên, các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh đang dẫn đầu, phản ánh lợi ích kinh tế chung của họ. Nhưng kết quả phân tích cũng cho thấy các mô hình thú vị khác. Chẳng hạn, Singapore và Hà Lan. Cả hai đều nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu về mức độ tân tiến hóa kỹ thuật số hiện nay. Nhưng khi xem xét động lực - nghĩa là tỷ lệ thay đổi 5 năm từ năm 2008 đến năm 2013 - hai nước này rất xa nhau. Singapore đã và đang dần phát triển về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hàng đầu trên thế giới, thông qua quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, để khẳng định vị thế của mình như một trung tâm truyền thông khu vực. Thông qua đầu tư liên tục, đây vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp mới thành lập và cho vốn cổ phần tư nhân và vốn liên doanh. Hà Lan, trong khi đó, đã nhanh chóng đánh mất vị thế. Các biện pháp xiết chặt của chính phủ Hà Lan bắt đầu vào cuối năm 2010 đã giảm đầu tư vào các yếu tố của hệ sinh thái kỹ thuật số. Sự đình trệ và đôi khi trượt dốc của nhu cầu tiêu dùng đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội tốt hơn ở các quốc gia khác.

Chỉ số kết quả hoạt động của các quốc gia từ năm 2008 đến năm 2013 đã chia ra bốn nhóm: Stand Out, Stall Out, Break Out, và Watch Out.

• Các quốc gia Stand Out có kết quả hoạt động nổi bật, cho thấy mức độ phát triển kỹ thuật số cao trong quá khứ và tiếp tục duy trì phát triển ở mức cao hơn.

• Các quốc gia Stall Out đã đạt được mức độ tiến hóa cao trong quá khứ nhưng đang mất dần đà và đứng trước nguy cơ tụt hậu.

• Các quốc gia Break Out có tiềm năng phát triển nền kinh tế số mạnh mẽ. Mặc dù điểm số chung của họ vẫn còn thấp, nhưng họ đang tiến lên phía trước và sẵn sàng trở thành quốc gia Stand Out trong tương lai.

• Các quốc gia Watch Out phải đối mặt với những cơ hội và thách thức đáng kể, với điểm số thấp ở cả cấp độ hiện tại lẫn hướng đi lên của chỉ số DEI. Một số quốc gia có thể vượt qua những hạn chế với những sáng kiến thông minh và biện pháp ngăn chặn, trong khi một số khác dường như bị mắc kẹt.

Các nước Break Out như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam, và Philippines đang cải thiện mức độ sẵn sàng số của họ một cách nhanh chóng. Nhưng giai đoạn tăng trưởng tiếp theo vẫn còn nhiều khó khăn. Duy trì quỹ đạo này có nghĩa là phải đối mặt với những thách thức như cải thiện cơ sở hạ tầng cung cấp và phát triển nhu cầu người tiêu dùng trong nước.

Các quốc gia Watch Out như Indonexia, Nga, Nigeria, Ai Cập và Kenya có những điểm chung quan trọng như sự không chắc chắn về thể chế và cam kết cải cách. Họ có một hoặc hai yếu tố nổi bật - chủ yếu là nhân khẩu học - khiến họ trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng họ tiêu tốn rất nhiều năng lượng để cải tiến các vấn đề về thể chế và cơ sở hạ tầng. Nếu không vì những trở ngại này, các quốc gia này có thể tận dụng nguồn lực đổi mới của mình một cách hiệu quả hơn.

Hầu hết các quốc gia phương Tây và Bắc Âu, Úc và Nhật Bản đều đang ở khu vực Stalling Out. Cách duy nhất họ có thể bắt đầu sự phục hồi là theo đuổi những gì mà các quốc gia Stand Out đang làm: tăng gấp đôi sự đổi mới và tiếp tục tìm kiếm thị trường nước ngoài. Dân số của các quốc gia Stall Out cũng đang già đi. Vì vậy, thu hút những người nhập cư trẻ tài năng có thể giúp khôi phục lại sự đổi mới một cách nhanh chóng.

Tương lai nắm giữ điều gì? Hàng tỷ người tiêu dùng tiếp theo sẽ tiếp cận thương mại trực tuyến qua thiết bị di động – khác xa so với thực tế của những người tiêu dùng đầu tiên xây dựng nền tảng của ngành công nghiệp thương mại điện tử hiện tại. Sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng xuyên biên giới mạnh mẽ khi lĩnh vực cạnh tranh phát triển: ngay cả khi châu Âu chậm lại, một công ty châu Âu, như Rocket Internet, có thể phát triển bằng cách nhắm mục tiêu đến các thị trường đang phát triển nhanh chóng ở các nước mới nổi; những người khổng lồ trong thế giới mới nổi, như Alibaba, với các nguồn lực mới và thương hiệu của họ, sẽ tìm kiếm các thị trường ở nơi khác; những công ty lâu năm, như Amazon và Google sẽ tìm kiếm sự tăng trưởng trong các thị trường mới và các khu vực sản phẩm mới. Các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục phát triển theo cách khác, cũng như khách hàng trực tuyến mới. Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới bằng cách thay đổi phương pháp tiếp cận của họ và trong việc gỡ bỏ các rào cản về thể chế và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các thị trường tiềm năng có tới hàng tỷ người tiêu dùng trực tuyến trong tương lai.

Các quốc gia trên thế giới có thể đang cùng đi trên hành trình hướng tới một hành tinh số - nhưng với tốc độ khác nhau.

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business Review

  




;

Văn bản gốc


;