Tranh luận

Trang chủ » » Điều mà phố Wall chưa hiểu về thương mại quốc tế

Điều mà phố Wall chưa hiểu về thương mại quốc tế

22/12/2016

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Những công ty gắn kết được các hoạt động kinh doanh quốc tế của mình với cộng đồng dân địa phương đang vận hành tốt hơn đáng kể so với những công ty không làm được điều này, theo nghiên cứu mới của Lauren H. Cohen, Christopher J. Malloy, và Umit G. gurun.

Việc đưa ra một quyết định giao dịch quốc tế tối ưu nhất cũng có thể dễ dàng như đi dạo một vòng quanh khu phố gần nhà.

Một nghiên cứu mới đây khẳng định rằng hoàn toàn có thể dự đoán liệu một công ty của Mỹ có giao dịch với một quốc gia nào đó hay không, bằng cách nghiên cứu cơ cấu chủng tộc của cộng đồng gần đó. Hơn nữa,những công ty gắn kết hoạt động kinh doanh quốc tế của họ với cộng đồng dân địa phương vận hành tốt hơn đáng kể so với những công ty không làm được điều này – một thực tế mà các nhà phân tích tài chính đã không ý thức được.

Những phát hiện này có thể giúp phố Wall phát triển các bản dự đoán hiệu suất thu nhập hiệu quả hơn, theo tác giả của Những Kênh Ảnh Hưởng (Channels of Ìnluence), thực hiện bởi Phó giáo sư Lauren H. Cohen và Christopher J. Malloy của trường Kinh doanh Harvard, và Umit G. gurun, phó giáo sư của trường Đại học Texas ở Dallas.

"KHI GẦN MỘT NỬA NHỮNG VIỆC MỘT DOANH NGHIỆP LÀM LÀ X, THÌ ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI HIỂU CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA VỚI X."

Doanh thu toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong thành công của hầu hết các doanh nghiệp lớn. Trên thực tế, đối với những doanh nghiệp thuộc nhóm S&P 500 trong năm 2011, khoảng 46%của doanh thu đến từ bên ngoài nước Mỹ.

"Khi gần một nửa những việc một doanh nghiệp làm là X, thì điều quan trọng là phải hiểu chuyện gì đang xảy ra với X," Cohen cho biết.

Nhóm nghiên cứu biện luận rằng các công ty có xu hướng xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ sang các quốc gia mà họ có mối quan hệ thông tin mạnh mẽ - và rằng những người dâ nở những nước này có thể giúp họ hình thành sự liên kết này.

"Giả thuyết được đề ra là các quốc gia lân cận có thể giúp họ phiên dịch và truyền tin về những quyết định thương mại quốc tế tiềm năng", Cohen giải thích. "Chúng tôi nghĩ rằng có thể những người thuộc chủng tộc của những quốc gia này – ví dụ như dân nhập cư hoặc những người đã từng có mối quan hệ với quốc gia đó trong quá khứ - có thể giúp các doanh nghiệp quyết định xem liệu việc kinh doanh với quốc gia này có ý nghĩa hay không. Khu vực nào của nước đó là đối tác thương mại tiềm năng nhất nhất? Địa chỉ liên lạc nào là tốt nhất? "

Phân tích Dữ liệu

Tất nhiên, những người nhập cư có khả năng cao trong việc hỗ trợ những quyết định giao dịch của một doanh nghiệp phải là thành viên của doanh nghiệp đó. Nhưng vì các doanh nghiệp thường không tiết lộ thông tin tiểu sử của nhân viên,  nhóm nghiên cứu đã phải xem xét các yếu tố liên quan khác. Mới đầu, Cohen, Malloy, và Gurun được quyền truy cập vào dữ liệu dân tộc của khu vực đô thị Mỹ (từ Cục điều tra dân số và Dự án các Cộng đồng người Mỹ tại Đại học Brown). Họ cũng đã có thể xác định được quốc tịch của thành viên hội đồng quản trị các doanh nghiệp, dựa vào nghiên cứu của một công ty tư nhân chuyên về thông tin lý lịch của cán bộ các doanh nghiệp. Nhìn vào dữ liệu, nhóm nghiên cứu tìm thấy một mối tương quan lớn giữa cơ cấu chủng tộc của hội đồng quản trị một công ty và cơ cấu chủng tộc của khu vực lân cận. "Như vậy, nếu phần lớn hàng  xóm của bạn là người Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều người Việt trong hội đồng quản trị," Cohen nói.

Để xác định một công ty đang giao dịch với quốc gia nào, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ phụ lục Dịch vụ Báo cáo Cảng Xuất Nhập khẩu thuộc Tạp chí Thương mại, trong đó thông tin vận chuyển từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ được thu thập và phân tích. "Từ đó, rất đơn giản, chúng tôi chỉ cần kiểm tra xem liệu việc bạn tiếp xúc với nhiều chủng tộc của một quốc gia xung quanh bạn có khiến bạn có nhiều khả năng xuất nhập khẩu sang quốc gia đó hơn không?" Cohen giải thích.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng xu hướng giao dịchcủa một doanh nghiệp vớimột quốc gia tăng hơn 60 %, nếu một tỉ lệ cao những người dân sống tại khu vực lận cận trụ sở chính của doanh nghiệp làdân di cư  từ quốc gia đó. Hơn nữa, "tác động tương tự cũng xảy ra với ban quản trị của công ty," Cohen nói. "Nếu phần lớn các thành viên hội đồng quản trị của một công ty là người Trung, công ty đó xuất nhập khẩu nhiều hơn với Trung Quốc. Nếu rất nhiều các thành viên hội đồng quản trị là người Việt Nam, công ty đó giao dịch nhiều với Việt Nam."

Quan hệ Tương quan và Quan hệ Nhân quả

Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cũng biết rằng các dữ liệu về mối quan hệ tương quan không nhất thiết phải là bằng chứng cho tác động nhân quả của vấn đề chủng tộc lên quyết định thương mại quốc tế. "Bạn có thể hình dung rất nhiều lý do cho sự tương quan này," Cohen nói. "Ví dụ như tại California, lượng người nhập cư Nhật Bản có thể rất cao bởi vì đó là điểm nhập cảnh gần nhất từ Nhật Bản. Và các doanh nghiệp tại California có thể tăng cường thương mại với Nhật Bản bởi vì đó là địa điểm gần nhất để vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, hoàn toàn có thể có những trường hợp mang tính tương quan, tuy nhiên, không nhất thiết điều này phải là nguyên nhân của điều kia.”

Để có thể thiết lập một bằng chứng khoa học cho nghiên cứu này, cần có một thí nghiệm, mà trong đó nhóm nghiên cứu thay đổi dân số chủng tộc trong khu vực đô thị xung quanh một công ty. Nhưng từ quan điểm nhân quyền,  một thí nghiệm như vậy có lẽ là không hợp pháp và không khả thi.

"THẬM CHÍ LÀ SAU 60 NĂM, CHÚNG TA VẪN CÓ THỂ NHÌN THẤY NHỮNG TÁC ĐỘNG NHÂN QUẢ GIỮA DÂN NHẬP CƯ VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP."

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã quyết định tập trung vào một khoảng thời gian cụ thể trong lịch sử Hoa Kỳ - vào năm 1942, sau trận chiến của Nhật Bản ở Trân Châu Cảng, và khi Hoa Kỳ buộc hơn 100.000 người Mỹ gốc Nhật rời khỏi nhà của họ trên bờ biển Thái Bình Dương đến trại giam ở những khu vực khác trên toàn đất nước. Không hay biết sự giam giữ sẽ kéo dài bao lâu, nhiều tù binh vội vã bán nhà ở và tài sản của mình trước khi bị buộc rời đi. Vì vậy, khi họ được giải phóng vài năm sau đó, nhiều người không còn nhà cửa. Những người khác cố gắng trở về Tây Duyên hải Hoa Kỳ, chỉ để thấy rằng họ phải đối mặt với sự thù địch và bạo lực từ chính những người láng giềng. Kết quả là, sau khi họ đã được trả tự do một vài năm sau đó, nhiều tù binh cuối cùng lại tái định cư tại các khu vực xung quanh trại giam - bao gồm Arizona, Arkansas, Idaho, Wyoming và Utah. Chính vì vậy, dân số Mỹ gốc Nhật tại các khu vực này đã tăng trưởng đáng kể và đột ngột.

"Dân số Nhật Bản ở Arkansas vào năm 1940 chỉ vỏn vẹn 3 người", Cohen nói. "Nhưng sau giai đoạn của những trại giam giữ, con số này đã tăng lên bởi gần 18.000. Chắc chắn rằng đây đã là một cú sốc ngoại sinh mạnh mẽ."

Các nhà nghiên cứu sau đó xem xét cụ thể hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp ở gần các trại giam. Họ nhận thấy rằng các công ty này giao dịch nhiều hơn đáng kể với Nhật Bản, do đó mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi dân số và các quyết định thương mại được thiết lập. Khi khảo sát thêm những doanh nghiệp được thành lập trước năm 1946 (khi các trại giam đã được sơ tán), họ thấy một tác động tương tự về thương mại với Nhật Bản."Thậm chí là sau 60 năm, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những tác động nhân quả giữa dân nhập cư và các quyết định thương mại của doanh nghiệp," Cohen cho biết.

Lưu Ý Cho Các Nhà Phân Tích

Sau khi có quyết định về mối quan hệ nhân quả, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích kết quả tài chính của các doanh nghiệp có giao dịch dựa trên mối tương quan với các dân tộc, so sánh chúng với các doanh nghiệp không sử dụng chiến lược kinh doanh này. Họ phát hiện ra rằng đa số các công ty sử dụng chiến lược này thu lại lợi nhuận sau khi điều chỉnh rủi ro cao hơn ít nhất 5-7 % so với các công ty không sự dụng. "Các thương nhân sử dụng chiến.

Tác giả: Carmel Nobel

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business School

  




;

Văn bản gốc


;