Tin tức

Trang chủ » » GROW: Ứng dụng di động của Trí tuệ nhân tạo giúp đánh giá năng lực cá nhân

GROW: Ứng dụng di động của Trí tuệ nhân tạo giúp đánh giá năng lực cá nhân

29/06/2018

Chuyên mục: Tin tức In trang

GROW được biết tới là ứng dụng AI đầu tiên trong lĩnh vực nhân sự được Trường Kinh doanh Harvard lựa chọn làm điển cứu (case-study) do Tổ chức Xã hội Toàn cầu IGS phát triển.

Tổ chức Xã hội Toàn cầu (Institution for a Global Society – IGS) đã phát triển các thang lựa chọn (rubics) để đánh giá năng lực mang tính cạnh tranh toàn cầu dành cho những chuyên gia trẻ và sinh viên của các trường đại học, với 25 khái niệm năng lực khác nhau trong quá trình tuyển dụng. Đồng thời, tổ chức này cũng phát triển ứng dụng di động GROW nhằm giúp đối tượng tự đánh giá năng lực của mình và nhận được đánh giá đa chiều.

Vai trò của đánh giá năng lực

Khái niệm về năng lực đã bắt đầu được giới thiệu dần dần trong lĩnh vực giáo dục. Năng lực không chỉ là kiến thức hay kỹ năng mà nó còn là khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc, một hoàn cảnh đặc biệt nào đó cần sử dụng rất nhiều các nguồn thông tin từ tâm lý và xã hội bao gồm cả kỹ năng và thái độ. Nhu cầu kiểm tra dựa trên năng lực trong lĩnh vực giáo dục hiện tại được công nhận rộng rãi giống như dự án DeSeCo (Định nghĩa và Lựa chọn năng lực) do OECD thực hiện vào năm 1997. Các doanh nghiệp cũng bắt đầu tập trung nhấn mạnh đến kiểm tra năng lực trong quá trình tuyển dụng, và kết quả đạt được giống như những gì họ mong muốn, năng lực ngày càng trở nên quan trọng vì nó giúp sinh viên hiểu được và phát triển hơn năng lực của chính mình.

Để đánh giá năng lực của các bạn trẻ này, IGS đã phát triển cả hai loại công cụ đánh giá: tổ hợp các thang lựa chọn theo tiêu chuẩn đánh giá và sáng tạo ứng dụng di động để tự đánh giá hoặc đánh giá đa chiều.

Theo đại diện của IGS, mục đích chính của việc phát triển ứng dụng GROW này nhằm giúp các bạn trẻ dễ dàng hiểu được năng lực của chính bản thân trong quá trình tìm kiếm việc làm, tiếp cận với các công ty để phát huy thế mạnh của mình.

Phát triển các thang lựa chọn cho việc đánh giá năng lực

Các thang lựa chọn được phát triển giống như một tổ hợp vùng dữ liệu để đánh giá hiệu suất chất lượng theo cấp bậc (Matsushita 2010) và được lập thành bảng dữ liệu đánh giá, bao gồm đo lường số liệu để trình bày các cấp độ thành công và từ ngữ để mô tả tính cách của mỗi hiệu suất theo từng cấp độ (Tanaka 2003).

Các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều để đánh giá nhân viên trong nội bộ của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau, nhưng có một số ít chỉ tập trung vào đánh giá mang tính cạnh tranh toàn cầu đối với các chuyên gia trẻ và các bạn sinh viên dựa trên các quan điểm đa chiều. Hiện tại, các ứng viên không có nhiều cơ hội để đánh giá khách quan cho mình dựa trên một tổ hợp dữ liệu nhất định. Điều này hoàn toàn ngăn chặn họ từ việc đánh giá khả năng của mình cho tới việc tiếp tục phát triển kỹ năng của họ.

Trong nghiên cứu này, IGS đã lựa chọn các quan điểm và từ ngữ mô tả cho các thang lựa chọn bằng cách thực hiện phỏng vấn, khai thác văn học và thông qua cả khái niệm phân loại từ ngữ. Đầu tiên, IGS thu thập chỉ số đánh giá năng bằng cách sử dụng dữ liệu từ các công ty “săn đầu người” nổi tiếng trên thế giới, các tập đoàn quốc tế và tiến hành kiểm chứng xem họ thực hiện đánh giá năng lực dựa trên những tiêu chí nào; sau đó chia những quan điểm này thành 4 nhóm năng lực chính là “Nhận thức”, “Cá nhân”, Tương tác” và “Cộng đồng” dựa trên tỉ lệ phần trăm nghiên cứu.

Có 4 nhóm phạm trù năng lực chính được chia theo 25 loại khác nhau: “Thiết lập vấn đề”, “Giải quyết vấn đề”, “Khả năng thực hiện mang tính cá nhân”, “Sáng tạo”, “Tư duy logic”, “Khả năng nghi vấn”, “Giá trị quan điểm theo bản thân”, “Tầm nhìn”, “Sức mạnh tự thân”, “Sự phát triển”, “Sự húng thú”, “Sự chịu đựng”, “Kiểm soát cảm xúc”, “Khả năng đồng cảm và lắng nghe”, “Tính hướng ngoại”, “Linh hoạt”, “Sự nhiệt tình - khả năng thuyết phục”, “Cởi mở”, “Sức ảnh hưởng”, “Khả năng diễn đạt” , “Quyết đoán”, “Làm việc nhóm”, “Tư duy toàn cầu”, “Cam kết tổ chức”, “Đạo đức - trung thực”.

Tóm lại, dựa trên 89 quan điểm khác nhau, IGS đã đưa ra 25 khái niệm cho yếu tố năng lực mang tính cạnh tranh toàn cầu chuyên nghiệp. Họ dùng các từ ngữ mô tả với các cấp độ từ 1 đến 4 cho mỗi quan điểm và tạo ra các thanh lựa chọn như sau:

Bảng 1: Một ví dụ của đánh giá năng lực sử dụng thang lựa chọn (Kỹ năng đặt vấn đề)

Quan điểm

Hạng mục đánh giá

Cấp 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

 

Thu thập thông tin

 

Khả năng ngiên cứu từ đa dạng nguồn và nhận định và thu thập thông tin cần thiết.

 

 

Ứng viên không biết thu thập thông tin cần thiết như thế nào.

 

Ứng viên biết cách thu thập thông tin cần thiết như thế nào nhưng không hoàn thành được.

Ứng viên biết cách thu thập thông tin cần thiết nhưng rất mệt mỏi.

Tuy nhiên, cô ấy/anh ấy không thể sử dụng dữ liệu này để thiết lập nhiệm vụ cho mình

 

Ứng viên biết cách thu thập thông tin cần thiết và đã hoàn thành xong. Cô ấy/anh ấy cũng biết sử dụng dữ liệu này để thiết lập nhiệm vụ cho mình.

 Hiểu biết sâu sắc

Quyết tâm điều tra nguyên nhân của vấn đề cho đến khi cô ấy/anh ấy hoàn toàn hiểu hết.

 

Ứng viên chỉ hiểu vấn đề hời hợt.

 

 Ứng viên cố gắng để hiểu hoàn toàn vấn đề nhưng chỉ hiểu một cách hời hợt.

 

Ứng viên hoàn toàn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và nhưng không thể thiết lập nhiệm vụ.

Ứng viên hoàn toàn hiểu được nguyên nhân của vấn đề và có thể thiết lập nhiệm vụ.

 Phân tích nguyên nhân

 

 Có khả năng tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau và tìm ra nguyên nhân thật sự.

 

 

 Ứng viên không cố gắng phân tích nguyên nhân của vấn đề.

Ứng viên tiếp cận vấn đề nhưng chỉ trong những quan điểm giới hạn, vì thế ít khi tìm ra được nguyên nhân

 

Ứng viên tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau nhưng không tìm ra được nguyên nhân thật sự.

Ứng viên tiếp cận vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau và tìm ra nguyên nhân thật sự.

 

Nhận thức nhiệm vụ

 Có khả năng duy trì nhận thức cơ bản sâu sắc mỗi ngày và nhận định vấn đề mà người khác đã bỏ qua.

 

 

Ứng viên không có nhận thức cao

Ứng viên cố gắng nâng cao nhận thức của mình nhưng hiếm khi chú ý vấn đề xung quanh họ.

 

Ứng viên mơ hồ nhận thức vấn đề cơ bản mỗi ngày nhưng vẫn không tìm ra hướng giải quyết.

Ứng viên ý thức được vấn đề cơ bản mỗi ngày để tìm ra hướng giải quyết .

Nguồn: IGS

GROW – ứng dụng di động cho bài đánh giá đa chiều

IGS đã tạo ra ứng dụng di động GROW nhằm tạo điều kiện để tự đánh giá và đánh giá chéo bằng cách sử dụng các thang lựa chọn này. Quy trình vận hành của các thang lựa chọn đánh giá sử dụng GROW được mô tả như sau:

Giao diện của GROW

  1. Hình đại diên của người dùng sẽ được đặt ở giữa màn hình.
  2. Các hạng mục đánh giá đặt ở phía trên đầu của màn hình.
  3. Các thang lựa chọn câu trả lời hiển thị ở phía dưới của màn hình.
  4. Hai nút bấm TIẾP THEO và BỎ QUA được bố trí ở phía cuối màn hình.

Quá trình đánh giá sử dụng GROW

  1. Khi người dùng di chuyển trỏ chuột qua các lựa chọn, liên kết từ ngữ mô tả câu trả lời của thang lựa chọn sẽ xuất hiện.
  2. Người dùng sẽ xác nhận lựa chọn của mình bằng cách bấm nút TIẾP THEO. Nếu người dùng không chắc chắn, họ có thể hoãn lại lựa chọn bằng cách bấm nút BỎ QUA.

Hình 1: Giao diện của GROW

Nguồn: IGS

Khi người dùng nhận được bài đánh giá từ những người xung quanh, điểm số năng lực của họ trong 25 năng lực chính sẽ được tổng kết và hiển thị trong danh sách. Danh sách này cho phép người dùng nhìn thấy đánh giá của người khác về mình.

Tính đến cuối năm 2017, GROW đã có 260.000 người dùng, được hơn 50 doanh nghiệp giới thiệu trong việc tuyển dụng ứng viên phù hợp và phân tích tổ chức. Ứng dụng di động GROW hiện đang tiếp tục được IGS đầu tư phát triển hoàn thiện để giúp thế hệ trẻ đánh giá năng lực của họ và đạt được những đánh giá khách quan nhất.

Theo Tổ chức Xã hội Toàn cầu (IGS)

  




;

Văn bản gốc


;