Tin tức

Trang chủ » » Mía đường thời hội nhập: Muốn tồn tại buộc phải đổi mới

Mía đường thời hội nhập: Muốn tồn tại buộc phải đổi mới

23/08/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Thừa nhận mặc dù mía đường là một trong những ngành nông nghiệp đầu tiên hình thành chuỗi giá trị trong tổ chức sản xuất, có vùng nguyên liệu và hệ thống cơ sở hạ tầng khá, nhưng những thách thức vẫn không phải là ít, cần phải được giải quyết trong bối cảnh hội nhập

Thách thức vẫn bủa vây

Hiện nay Việt Nam đã hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do (FTA). Các hiệp định này mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa, trong đó có nông sản, thâm nhập các thị trường mới, nhưng bên cạnh đó là thách thức mà những ngành hàng yếu kém như mía đường, chăn nuôi sẽ phải có những giải pháp phù hợp, nếu không muốn bị thua ngay trên sân nhà.

Nhược điểm của ngành mía đường VN là không liên kết hoặc liên kết rất yếu ở các bộ phận sau: nghiên cứu và triển khai công nghệ - nhà máy - nông dân. Đây là lý do nhiều năm qua ngành mía đường VN phát triển chậm, thậm chí thụt lùi so với các quốc gia khác trong khu vực, chưa nói đến chuyện thực hiện các giải pháp để ngành mía đường thích ứng với biến đổi khí hậu. Hơn nữa, ngành có vùng nguyên liệu khoảng 300.000ha nhưng vẫn còn khá manh mún, nên khó có thể cơ giới hóa, nhất là trong bối cảnh khan hiếm lao động như hiện nay khi thanh niên nông thôn có xu hướng vào làm việc ở thành phố hay khu công nghiệp.

Mía đường là một trong những ngành nông nghiệp đầu tiên hình thành chuỗi giá trị trong tổ chức sản xuất, có vùng nguyên liệu và hệ thống cơ sở hạ tầng khá, 41 nhà máy đường vượt qua giai đoạn thua lỗ triền miên (1995-2005) và đã được cổ phần hóa… nhưng những thách thức vẫn không phải là ít, cần phải được giải quyết trong bối cảnh hội nhập.

Nông dân nhận hợp đồng từ công ty, tiếp nhận công nghệ, sản xuất theo hợp đồng khoán việc (bao gồm cả cam kết về chất lượng). Nếu các mắt xích này được điều phối tốt sẽ gắn kết chặt chẽ về quyền lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất chuyển động nhanh hơn, ngành mía đường sẽ phát triển tốt. Tóm lại, không có mô hình nào tối ưu để thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng công nghệ thì có rất nhiều. Vấn đề là Nhà nước phải tính toán, lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với những điều đang gặp trong thực tế.

Tái cơ cấu lại ngành mía đường

Bên cạnh những thua kém so với các nước, hiện đã xuất hiện các mô hình đi đầu trong việc chuẩn bị hội nhập.  Việt Nam cần chú trọng đến việc chuyển giao công nghệ cho nông dân, những người trồng mía để họ chủ động hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh và bền vững trong mọi hoàn cảnh, ngành công nghiệp mía đường VN phải tăng cường bồi dưỡng bộ phận nghiên cứu và phát triển, đảm bảo việc đáp ứng và thích nghi trong mọi biến đổi đột ngột xảy đến.

Một số doanh nghiệp đã đi nhiều nước có thế mạnh mía đường để học hỏi cách làm, như dùng máy móc cày xới đất đúng quy chuẩn để bộ rễ cây mía bám sâu giúp chống chịu lại được khô hạn; nghiên cứu thời điểm nào để cây mía ngậm chất dinh dưỡng của phân bón tốt nhất, loại phân bón nào, phù hợp thổ nhưỡng nào, đặc biệt sử dụng bã bùn mà nhiều nơi chưa quan tâm…

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, cần nhận biết những tác động hội nhập để chủ động và thích ứng. Trước áp lực cạnh tranh, một số doanh nghiệp sẽ bị cô lập, co cụm và cuối cùng chuyển nhượng, tạo điều kiện sáp nhập hay tập đoàn nước ngoài nhảy vào thâu tóm như các ngành khác. Ngoài ra, ông Nam cũng cho rằng nên nghiên cứu Quỹ Phát triển mía đường như cách của Thái Lan đã làm, đất nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Dù có xuất phát điểm của ngành mía đường cũng như điều kiện tự nhiên tương đối giống VN nhưng ngành mía đường Thái Lan phát triển hơn nhiều. Một trong những nguyên nhân là Thái Lan tổ chức bộ phận nghiên cứu, phát triển thuộc quản lý của nhà nước rất gần với công ty và nông dân.

Chính bộ phận này đã tư vấn cho chính phủ thêm hay bớt diện tích canh tác trên toàn quốc cho cây mía trong từng thời điểm khiến ngành mía đường phát triển hài hòa trong ngành nông nghiệp.

Nguyễn Sơn

Tổng hợp

  




;

Văn bản gốc


;