Xu hướng

Trang chủ » » Năm ưu tiên lãnh đạo cho năm 2017

Năm ưu tiên lãnh đạo cho năm 2017

03/01/2017

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Như đã được chứng minh trong những năm vừa qua, các nhà lãnh đạo phải đáp ứng được nhu cầu của những người đã giao phó vị trí lãnh đạo cho họ, cùng lúc đó cũng phải mang tới một tầm nhìn và một con đường hướng về phía trước để mọi người có thể hình dung ra một tương lai tốt hơn.

Một người lãnh đạo thực sự trong một thế giới phức tạp, không chắc chắn yêu cầu cần phải điều hướng với cả hệ thống radar lẫn la bàn. Họ phải được tiếp thu các tín hiệu được chuyển đến liên tục từ một thực tế luôn thay đổi, và họ nên sẵn sàng để thực hiện những sự điều chỉnh cần thiết; nhưng họ không bao giờ được đi chệch hướng của mình, hay nói cách khác, một tầm nhìn mạnh mẽ dựa trên những giá trị đích thực.

Đó là lý do tại sao Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa Trách nhiệm của người lãnh đạo trở thành chủ đề cho cuộc họp tháng một hàng năm tại Davos. Theo như các lãnh đạo trong chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự, năm thách thức chính sẽ thu hút sự chú ý của họ.

Thứ nhất, họ sẽ phải thực sự hiểu được cách mạng công nghiệp thứ tư, đó là định nghĩa lại toàn bộ ngành công nghiệp, và tạo ra những cái mới từ đầu, do tiến bộ đột phá trong trí tuệ nhân tạo, robot, Internet, xe tự lái, công nghệ in ấn 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, và tính toán lượng tử.

Những công nghệ này mới chỉ bắt đầu cho thấy đầy đủ tiềm năng của chúng; trong năm 2017, chúng ta sẽ ngày càng thấy những gì từng là khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực. Nhưng, trong khi cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư có thể giúp chúng ta giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất, nó cũng phân chia xã hội thành 2 bộ phận: những người nắm lấy sự thay đổi và những người không làm điều đó. Và điều đó đe doạ chúng ta theo những cách mà sẽ phải được xác định và giải quyết triệt để.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo sẽ phải xây dựng một hệ thống toàn cầu, quản trị năng động, bao gồm nhiều bên liên quan. những thách thức kinh tế, công nghệ, môi trường và xã hội ngày nay có thể được giải quyết chỉ thông qua hợp tác công-tư toàn cầu; nhưng khuôn khổ hiện tại của việc hợp tác quốc tế đã không còn hơp thời khi nó được thiết kế cho thời kỳ hậu chiến tranh, khi quốc gia- dân tộc là những diễn yếu tố chính.

Đồng thời, thay đổi địa chính trị đã làm cho thế giới hôm nay thực sự trở nên đa cực. Khi những người chơi toàn cầu mới mang lại những ý tưởng mới về cách định hình hệ thống quốc gia và trật tự quốc tế, trật tự hiện tại đang trở nên mong manh hơn. Vì vậy, miễn là các nước tương tác trên cơ sở lợi ích chung, chứ không phải là giá trị chung, mức độ mà họ sẽ có thể hợp tác sẽ bị hạn chế. Hơn nữa, các tổ chức phi chính phủ bây giờ có khả năng phá vỡ các hệ thống quốc gia và toàn cầu, nhất là thông qua các cuộc tấn công không gian mạng. Để chịu được mối đe dọa này, các quốc gia không thể chỉ đơn giản là tự đóng cửa giải quyết. Cách duy nhất là đảm bảo rằng toàn cầu hóa đang mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Thách thức thứ ba cho các nhà lãnh đạo sẽ là phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế giảm khiến chất lượng cuộc sống giảm : với mức tăng trưởng hàng năm là 5%, nó chỉ mất 14 năm để tăng gấp đôi GDP của một quốc gia; với mức tăng trưởng 3%, phải mất tới 24 năm. Nếu tình trạng trì trệ hiện tại của chúng ta vẫn còn, con cháu chúng ta có thể đối mặt với tình cảnh tồi tệ hơn so với những thế hệ đi trước của chúng.

Thậm chí không tính đến việc công nghệ hiện tại ảnh hưởng tới cơ cấu thất nghiệp, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải tạo ra hàng tỷ công việc để đáp ứng cho việc dân số ngày càng tăng, được dự báo sẽ chạm mốc 9,7 tỷ người vào năm 2050, từ con số 7,4 tỷ hiện nay. Vì vậy, năm 2017 sẽ là một năm mà hòa nhập xã hội và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên trở thành vấn đề toàn cầu và quốc gia quan trọng.

Thách thức thứ tư sẽ là cải tổ chủ nghĩa tư bản thị trường, và để khôi phục lại các hiệp ước giữa doanh nghiệp và xã hội. Thị trường tự do và toàn cầu hóa đã cải thiện mức sống và đưa con người ra khỏi đói nghèo trong nhiều thập kỷ. Nhưng sai sót cấu trúc của chúng – chủ nghĩa ăn xổi, tăng sự bất bình đẳng giàu nghèo và chủ nghĩa thân hữu - đã châm ngòi cho những phản ứng chính trị dữ dội trong những năm gần đây, lần lượt nêu bật sự cần thiết để tạo ra cấu trúc vĩnh viễn cho cân bằng động lực kinh tế với an sinh xã hội.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng lan rộng trong việc hình thành bản sắc đó là kết quả của sự xói mòn các chuẩn mực truyền thống trong hai thập kỷ qua. Toàn cầu hóa đã làm cho thế giới nhỏ hơn nhưng phức tạp hơn, và nhiều người đã mất niềm tin vào các tổ chức. Nhiều người bây giờ lo sợ cho tương lai của họ, và họ đang tìm kiếm những niềm tin được chia sẻ nhưng mang tính riêng biệt mà có thể mang lại về mục đích và tính liên tục.

Hình thành bản sắc không phải là một quy trình hợp lý; nó mang tính tình cảm sâu sắc và thường có tính đặc trưng bởi mức độ cao của sự lo lắng, bất mãn và giận dữ. Chính trị cũng được điều khiển bởi cảm xúc: các nhà lãnh đạo thu hút phiếu bầu không bằng cách giải quyết nhu cầu hoặc trình bày tầm nhìn dài hạn, mà là bằng cách cung cấp một cảm giác hòa hợp, sự đơn giản trước kia, hoặc quay trở lại với cội nguồn dân tộc. Chúng ta chứng kiến ​​điều này vào năm 2016, khi các nhà dân chủ làm tăng sự ủng hộ bằng cách nuôi dưỡng niềm tin phản động và cực đoan. Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm, về phần mình, phải nhận ra nỗi sợ hãi và tức giận của người dân là chính đáng, trong khi cung cấp nguồn cảm hứng và kế hoạch để xây dựng một tương lai tốt hơn.

Nhưng bằng cách nào? Thế giới ngày nay dường như bị nhấn chìm trong biển bi quan, tiêu cực, và sự hoài nghi. Tuy nhiên, chúng ta có cơ hội để đưa thêm thêm hàng triệu người ra khỏi đói nghèo, để họ có thể sống một cuộc sống lành mạnh và có ý nghĩa hơn. Và chúng ta có bổn phận phải làm việc cùng nhau hướng tới một thế giới xanh hơn, toàn diện hơn, và yên bình hơn. Cho dù sự thành công của chúng ta sẽ không phụ thuộc vào một số sự kiện bên ngoài, thì sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo sẽ mang lại điều đó.

Năm tới sẽ là một thử nghiệm quan trọng cho tất cả các bên liên quan trong xã hội toàn cầu. Hơn bao giờ hết, chúng ta sẽ cần phải đáp ứng và chịu trách nhiệm để xác định thách thức, và phục hồi sự tin tưởng của người dân vào các tổ chức. Chúng ta không thiếu các phương tiện để làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng để làm được như vậy, chúng ta phải bỏ qua quyền lợi hẹp hòi của mình và đóng góp vào các lợi ích của xã hội toàn cầu.

Nhiệm vụ bắt đầu với các nhà lãnh đạo của chúng ta, những người phải tham gia vào các cuộc đối thoại cởi mở và tìm kiếm một giải pháp chung cho năm thách thức lớn như đã nêu trên. Nếu họ thừa nhận rằng chúng ta là một cộng đồng toàn cầu với một vận mệnh chung, họ sẽ thực hiện một bước đi khởi đầu đúng hướng - mặc dù khiêm tốn.

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;