Góc kinh điển

Trang chủ » » Những nhà quản lí sản phẩm trong thế giới số (P2)

Những nhà quản lí sản phẩm trong thế giới số (P2)

22/08/2017

Vai trò của nhà quản lí sản phẩm (Product Manager) đang mở rộng do tầm quan trọng của dữ liệu trong việc ra quyết định ngày càng tăng, do sự tập trung vào khách hàng và công việc thiết kế, và do sự phát triển của các phương pháp cải tiến phần mềm.

(Tiếp theo)

Nền tảng đào tạo mới cho các CEO

Những nhà quản lí sản phẩm hiện đại ngày càng lấp đầy các “đường ống” mới của CEO cho các công ty công nghệ cao. Trước khi trở thành CEO của Google, Microsoft và Yahoo, Sundar Pichai, Satya Nadella và Marissa Mayer là những nhà quản lí sản phẩm. Họ đã học được cách gây ảnh hưởng và dẫn dắt toàn đội bằng cách nuôi dưỡng sản phẩm từ khi quy hoạch đến lúc phát triển. Giá trị của kinh nghiệm này cũng vượt ra ngoài phạm vi công nghệ: CEO của PepsiCo, Indra Nooyi bắt đầu sự nghiệp của mình trong vai trò quản lí sản phẩm, giống như vai trò ở Johnson & Johnson và Mettur Beardsell – một hãng dệt may.

Dù giờ đây, các CEO có nền tảng vẫn còn hiếm, các chương trình luân chuyển quản lí sản phẩm vẫn là những chương trình mới phát triển khả năng lãnh đạo dành cho nhiều công ty công nghệ (như Chương trình Quản lí Sản phẩm Luân chuyển của Facebook, Chương trình Quản lí Sản phẩm Liên kết của Google và Chương trình Luân chuyển của Dropbox). Bất cứ phê bình nào về sự tương tác giữa các nhà quản lí sản phẩm và CEO sẽ chỉ ra rằng những người quản lí sản phẩm thiếu trách nhiệm về lợi nhuận và thua lỗ trực tiếp, thiếu những cấp dưới chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp; do đó điều quan trọng với họ là cùng tham vọng về C-suite(3), họ cần mở rộng thêm kinh nghiệm của mình.

Nhà quản lí sản phẩm trong tương lai

Trong 3 đến 5 năm, chúng ta sẽ thấy vai trò quản lí sản phẩm tiếp tục phát triển, hướng tới việc tập trung nhiều hơn vào dữ liệu (mà không làm mất đi sự đồng cảm ở người dùng) và có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết định không về sản phẩm.

Nhà quản lí sản phẩm trong tương lai sẽ là một chuyên gia phân tích và ít phụ thuộc vào những người làm phân tích với các câu hỏi cơ bản. Họ sẽ có khả năng mở một cụm Hadoop trên Dịch vụ web Amazon nhanh chóng, kéo về dữ liệu sử dụng, phân tích chúng và thu thập thông tin chi tiết. Họ sẽ có năng lực trong việc áp dụng các khái niệm và công cụ Học máy(4) được thiết kế đặc biệt để tăng cường tính quyết định của nhà quản lí sản phẩm.

Chúng ta đánh giá cao phần lớn các nhà quản lí sản phẩm hiện đại sẽ dành ít nhất 30% thời gian của họ vào các hoạt động bên ngoài như tham gia vào hệ sinh thái khách hàng và đối tác. Sự tham gia này không chỉ giới hạn ở các sản phẩm tiêu dùng – như việc tiêu thụ hóa liên tục công nghệ thông tin, các nhà quản lí sản phẩm B2B sẽ trực tiếp kết nối với người sử dụng cuối cùng chứ không cần lấy thông tin phản hồi thông qua nhiều lớp bán hàng và trung gian.

Tương tự, nền tảng của các nhà quản lí sản phẩm trong tương lai sẽ phát triển phù hợp với vai trò mới này. Một nền tảng về khoa học máy tính vẫn là điều cần thiết và sẽ được bổ sung bởi kinh nghiệm cùng các môn học về thiết kế. Những nhà quản lí sản phẩm sẽ biết làm thế nào để tạo ra mô hình mô phỏng và các khuôn mẫu đòn bẩy, các API nhằm nhanh chóng tạo mẫu mã hoặc sản phẩm. Nhà quản lí sản phẩm thường bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề kĩ sư hoặc là một phần của chương trình luân chuyển. Sau 3 đến 4 năm, họ có thể có được vị trí điều hành hay một chương trình MBA toàn thời gian chuyên về quản lí sản phẩm. Điều này đang tập trung vào một số chương trình MBA hàng đầu và được kì vọng sẽ trở nên phổ biến hơn.

Một khía cạnh quan trọng trong hồ sơ của người quản lí sản phẩm trong tương lai sẽ là sự chuyển tiếp thường xuyên giữa các sản phẩm và thậm chí là các công ty. Một nhà quản lí sản phẩm trong một công ty công nghệ B2B hàng đầu nói rằng: “Để thành công tại công ty của chúng tôi, điều quan trọng là bạn không ngừng học hỏi không chỉ những công nghệ mới mà cả những mô hình kinh doanh mới. Do đó, chúng tôi thuê rất nhiều người chuyển từ Google, Amazon và Vmware, khuyến khích các nhà quản lí sản phẩm của chúng tôi luân chuyển thông qua các sản phẩm”.

Bắt đầu: Xác định lại chức năng quản lí sản phẩm của bạn

Các tổ chức nên bắt đầu đánh giá kĩ năng quản lí sản phẩm hiện tại của họ trong 6 lĩnh vực: nền tảng về trải nghiệm khách hàng, định hướng thị trường, nhạy bén trong kinh doanh, kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng mềm và sự hiện diện của các tổ chức. Các công ty thường tập trung vào những ai tốt nhất trong lớp ở một đến ba lĩnh vực.

Khả năng phát triển trong 6 lĩnh vực ở nhà quản lí sản phẩm.

Khả năng phát triển trong 6 lĩnh vực ở nhà quản lí sản phẩm. Nguồn: McKinsey & Company.

Một khi công ty đã thiết lập được cơ sở về khả năng quản lí sản phẩm cho mình, thường có hai tuyến đường song song: tuyển dụng những nhân tài mới trong các lĩnh vực chiến lược và đầu tư vào một chương trình tạo dựng năng lực rộng dành cho các tài năng hiện có. Đối với phương pháp tiếp cận thứ hai, các tiếp cận hiện trường và diễn đàn đã cho thấy hiệu quả hoạt động tốt nhất, nơi các nhà quản lí sản phẩm làm việc trong các dự án thực tế với huấn luyện viên cùng những phản hồi thông thường.

Ngày nay, phát triển phần mềm phải là ưu tiên chiến lược cho tất cả các công ty trong kỉ nguyên số. Những nhà quản lí sản phẩm đóng vai trò quan trọng, hoạt động như một sự kết nối giữa các nhóm kĩ sư phần mềm với tất cả các bộ khác trong tổ chức. Các nguyên mẫu khác biệt đã xuất hiện ở những công ty công nghệ hàng đầu, có thể chỉ dẫn cho các tổ chức thiết lập theo để xây dựng những năng lực về kĩ thuật số mới.

Thanh Huyền

Lược dịch theo McKinsey&Company

 

C-suite(3) (còn gọi là C-level): Danh từ chỉ chức danh điều hành cao cấp trong các doanh nghiệp, bắt đầu bằng chữ cái C (CEO, CFO, COO…).

Học máy (4) (Machine Learning): Một phương pháp phân tích dữ liệu mà sẽ tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích. Sử dụng các thuật toán lặp để học từ dữ liệu, Học máy cho phép máy tính tìm thấy những thông tin giá trị ẩn sâu mà không được lập trình một cách rõ ràng nơi để tìm.

  




;

Văn bản gốc


;