Sáng tạo - Khai mở

Trang chủ » » Sự sáng tạo có thể thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4?

Sự sáng tạo có thể thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4?

11/05/2017

Khi robot đang dần thế chỗ lao động chân tay, chúng ta sẽ cần nắm rõ điểm khác biệt giữa con người với máy móc: Sự sáng tạo.

Sự phát triển trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất được thúc đẩy bởi kĩ thuật, lần thứ hai là điện và dây chuyền sản xuất, lần thứ ba là công nghệ và thông tin. Ngày nay, các nền kinh tế hiện đại đang trải qua cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư sẽ không chỉ là nền kinh tế ưu tiên máy móc, mà còn phải hỗ trợ cho sự sáng tạo ở con người. Khi hiểu được người khác nghĩ thế nào và cách làm việc tốt nhất, chúng ta sẽ cần đặt tình trạng của nhân viên lên đầu tiên, vì cả sức khỏe lẫn năng suất kinh tế.

Trong nhiều thế kỉ, sức khỏe con người đã được “trao đổi” với sự tăng trưởng kinh tế. Từ “lao động” có nguồn gốc từ thời Trung cổ châu Âu, trong sự suy thoái của chế độ chiếm hữu nô lệ và thời kì tiền tệ được lưu hành rộng rãi. Từ này tượng trưng cho kĩ năng kiếm tiền của con người: “làm việc hiệu quả, nhất là những công việc vất vả tốn sức để đổi lấy tiền lương”. Còn khái niệm ngày nay và cách chúng ta ý thức về năng suất thì xuất hiện trong quá trình công nghiệp hóa.

Sự sáng tạo là khác biệt giữa con người và máy móc

Sự sáng tạo là khác biệt giữa con người và máy móc. Nguồn: Internet

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba

Vào giữa thế kỉ 17, bản chất của lao động đã thay đổi khi các vùng nông thôn, nông nghiệp chuyển thành đô thị và khu công nghiệp. Sự tăng trưởng kinh tế thực chất là đưa năng lượng vào trong các nhà máy để sản xuất. Những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người lao động trong các ngành công nghiệp này được liệt kê đầy đủ: Gọi là kiếm thu nhập, song thực ra thợ mỏ và công nhân nhà máy phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, dễ gây ốm đau, bệnh tật và giảm tuổi thọ.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất cho thấy những cơ hội kinh tế thường đi kèm với công việc lao động nguy hiểm. Sự cân đối giữa tình trạng sức khỏe với lợi ích kinh tế rất rõ ràng: Chủ lao động điều hành doanh nghiệp, trả công cho người lao động không chỉ vì thời gian làm việc mà còn vì sức khỏe của họ.

Theo thời gian, máy móc dần thay thế con người trong việc nâng cao tốc độ sản xuất, và giờ làm việc cũng tăng theo. Cầu tăng cao đã đẩy mạnh cung, các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất liên tục. Một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization – ILO) đã giải thích khái niệm “thời gian làm việc” trong thời kì công nghiệp hóa đầu tiên dựa trên nhận định về số giờ làm việc bên ngoài được coi là “thời gian đã mất”.

Thông qua những phát triển này, có thể thấy sự phân biệt giữa công việccuộc sống: Công việc là thời gian dành cho lợi ích kinh tế, trong khi cuộc sống là thời gian dành cho những nhu cầu về tinh thần và thể chất của con người. 400 năm sau, “sinh hoạt cuối tuần” – một nét văn hóa đương đại của loài người được dùng để phản ánh về cách hình thức trao đổi này trở nên phổ biến rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Các quốc gia phương Tây vẫn trụ vững sau cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba đã thành công chuyển từ lao động chân tay sang lao động lành nghề. Nhưng suy nghĩ thời gian dành cho công việc bên ngoài là khoảng thời gian “bị mất” vẫn không thay đổi. Nghiên cứu của ILO chỉ ra rằng vấn đề giảm giờ làm vẫn chưa chắc chắn vì quá trình thể chế hóa làm việc quá giờ và làm việc ngoài văn phòng, chẳng hạn như trả lời email trên điện thoại một cách vô ý thức.

Một ví dụ về cách các doanh nghiệp và tổ chức đang cố gắng tạo ra lực lượng lao động hiệu quả hơn, đó là họ không thực sự xây dựng nhà máy, công xưởng, mà thay vào đó họ làm việc trong không gian văn phòng. Môi trường công sở “vui vẻ” nay đã trở thành tiêu chuẩn trong các công ty công nghệ cao, hỗ trợ cho những giải pháp tìm kiếm vấn đề còn tồn tại; mục đích thường là khuyến khích nhân viên làm việc lâu hơn và trung thành với công ty. Facebook đã tiến xa trong việc cho các nhân viên 10.000USD để chuyển đến sống gần văn phòng.

Tuy nhiên, mối liên kết giữa một nhân viên dành nhiều thời gian hơn tại văn phòng và một nhân viên làm việc hiệu quả hơn trong thời gian của mình là khá mong manh. Các nhân viên có thể ghi giờ làm nhiều hơn và ở lại công ty lâu hơn nếu cảm thấy môi trường thoải mái, nhưng không có nghĩa là họ sẽ làm tốt hơn.

Một ví dụ khác là các văn phòng mở. Trong nỗ lực giảm chi phí đầu tư – và đặt dưới một giả thiết sai lầm là nó sẽ khuyến khích mọi người làm việc tốt hơn – các căn phòng riêng đã được mua bán. Các căn phòng này không chia tách không gian làm việc. Đây là nguyên nhân gây ra những căng thẳng gia tăng trong môi trường công sở, đặc biệt là tiếng ồn. Sự căng thẳng trở thành yếu tố chi phối sức khỏe của con người tại chỗ họ làm. Một báo cáo năm 2016 cho thấy căng thẳng là nguyên nhân chiếm 37% trong tất cả các trường hợp làm việc có liên quan đến bệnh lí ở Anh, và 45%  trong tổng số ngày làm việc không hiệu quả do sức khỏe yếu.

Các nghiên cứu được thực hiện sớm nhất những năm 1970 đã chỉ ra rằng sự căng thẳng có thể có lợi cho việc thực hiện các công việc đơn giản và quen thuộc, nhưng lại là bất lợi đối với những công việc đòi hỏi tư duy phức tạp, linh hoạt. Phần vỏ trước trán là khu vực mà bộ não kết hợp với chức năng điều hành hỗ trợ việc đưa ra quyết định, dự đoán và nhiều quá trình nhận thức phức tạp khác của con người, liên quan đến việc học hỏi và tưởng tượng. Tình trạng tăng Catecholamine (một nhóm các hormone tương tự nhau được sản xuất bởi tủy thượng thận, phần bên trong của tuyến thượng thận) được sản sinh ra khi căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của phần vỏ não trước trán. Căng thẳng mãn tính sẽ khiến những chức năng này bị “mất” liên tục. Đây là một trong những điều kiện làm việc có ảnh hưởng tới nhận thức của con người. Ngoài ra, cũng còn nhiều nguyên nhân khác trong hoàn cảnh môi trường và xã hội hiện nay.

Khi robot đang dần thế chỗ lao động chân tay, chúng ta sẽ cần nắm rõ điểm khác biệt giữa con người với máy móc (ít nhất là bây giờ): Sự sáng tạo. Bằng chứng cho thấy tâm lí và sức khỏe thể chất là quan trọng nhất đối với tư duy sáng tạo, đặt cuộc trao đổi mang tính lịch sử giữa sức khỏe con người và tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu. Như Klaus Schwab – người sáng lập và điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đã viết trong cuốn sách của ông: “Tôi tin rằng trong tương lai, tài năng – hơn là vốn – sẽ đóng vai trò đại diện như một yếu tố quan trọng trong sản xuất”.

 

Thanh Huyền

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;