Xu hướng

Trang chủ » » Thế giới hưởng lợi từ thương mại tự do

Thế giới hưởng lợi từ thương mại tự do

08/12/2016

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Thế giới có thể được hưởng lợi từ thương mại tự do. Tuy nhiên có một thứ đang ngăn cản điều đó

Thương mại có một vấn đề hình ảnh nghiêm trọng, một điều mà đã trở nên đau đớn rõ ràng ngay cả trước vụ bỏ phiếu cho Brexit ở Anh và kết quả đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

“Thương mại tự do và toàn cầu hóa đã bảo vệ hàng trăm triệu người khỏi nghèo đói. Vấn đề là rất ít người tin điều này,” ông Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã phát biểu như vậy với tờ Thời báo New York.

Đó là lý do tại sao những thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không hề được ưa chuộng ngay cả trước khi nội dung của chúng được công bố, hay chính xác hơn là trước khi các điều khoản được đàm phán đầy đủ. Đó cũng là nguyên nhân cho thấy, trong những ngôn từ của tờ báo Nhà kinh tế học (Economist), các thỏa thuận thương mại đều được mô tả là “xác sống của ngoại giao”.

Đứng trên cả hai lập trường thực dụng và chính trị, việc tập trung vào những thỏa thuận thương mại lớn là sai lầm. Nó lờ đi một thực tế rằng chúng ta vốn đã có đủ công cụ cần thiết để phục hồi tăng trưởng dẫn đầu bằng cách cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa qua biên giới. 

"Tiềm năng chưa được khai thác thực sự cho tăng trưởng thương mại nằm trong quy định," Joakim Reiter, Phó Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết.

Tuy nhiên, như đã trình bày trong Báo cáo môi trường thương mại toàn cầu 2016, được xuất bản tuần này từ Liên minh Toàn cầu thúc đẩy thương mại và Diễn đàn kinh tế thế giới, những cải tiến trong quản lý biên giới trong 2 năm qua trung bình là vô cùng nhỏ - thực tế là không tồn tại.

Hầu hết các quy định thêm vào chi phí thương mại và các biện pháp phi thuế quan (NTMs), cái mà phải trải qua các công đoạn dán nhãn, kiểm tra, cấp phép và chứng nhận cho đến những biện pháp kiên quyết nhằm để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa, như hạn ngạch, quy định về hàm lượng nội địa của sản phẩm* và các quy định mua sắm của chính phủ.

Rào cản thương mại

UNCTAD ước tính rằng các biện pháp phi thuế quan (NTMs) tốn kém hiện nay tác động đến 96% thương mại thế giới. Trên thực tế, 48 nước nghèo nhất thế giới dành khoảng 23 tỷ đô la một năm cho các chi phí NTM theo nhóm các nền kinh tế lớn (G20), trích Tổng thư ký Mukhisa Kituyi của UNCTAD.

Ông Kituyi nhớ lại các tác động tổn hại của yêu cầu truy xuất nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU) áp dụng lên hàng xuất khẩu của Cộng hòa Kenya bao gồm hoa và quả tươi khi ông từng là bộ trưởng thương mại của nước này. Các quy định của EU được coi là “cơn ác mộng” đối với một số nhỏ là nhà sản xuất, chủ yếu là phụ nữ làm chủ, xuất khẩu sang châu Âu, ông Kituyi cho biết.

Thuế quan, trong lịch sử được coi là vật cản lớn nhất đối với dòng chảy hàng hóa, hiện đang ở mức thấp mọi thời đại, cho nên chỉ có một số ít được hưởng lợi trong đàm phán nhằm làm giảm chúng hơn nữa. Nhưng các quy định vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở. Còn các khoản chi phí thì sao? Chúng không hề ở mức quá thấp.

Để chứng minh, chỉ cần nhìn vào trang web Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới. Trang web cho thấy, từng quốc gia, mất bao lâu và bao nhiêu chi phí để điền vào giấy tờ, trải qua kiểm tra và vận chuyển hàng hóa qua biên giới đến một nhà kho.

Ở nhiều nước, các khoản chi phí và thời gian chờ đợi đều ở mức quá cao. Nếu bạn muốn gửi một đơn hàng vận chuyển đến Cộng hòa dân chủ Congo , bạn sẽ phải mất 804 tiếng (tức 33 ngày rưỡi) để làm xong thủ tục giấy tờ, kiểm tra và đợi xác nhận thông qua. Chi phí sẽ rơi vào khoảng 3,900 đô la – đó là chưa bao gồm các khoản thuế và vận chuyển.

Một quy trình như vậy chỉ mất có 1 ngày hoặc ít hơn ở Áo, nơi mà chi phí của bạn cho thủ tục giấy tờ và kiểm tra sẽ chỉ mất khoảng 1 đô la.

Hai năm trước, các quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đều đồng ý sắp xếp lại bộ máy quan liêu thương mại nhằm giảm chi phí. Những thay đổi thông thường – như tự động hóa quy trình bằng tay, tạo ra tài liệu chứng minh “một cửa” và làm các quy định minh bạch và nhất quán giữa các nước – có thể cắt giảm các khoản chi phí thương mại xuống 13-15% và thúc đẩy Tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu lên mức 1 nghìn tỷ đô la một năm, theo ước tính của WTO. Đáng buồn thay, sự thông qua những thay đổi này đã bị đóng băng.

Ngày nay, quan điểm của chúng ta về chuỗi cung ứng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, cho phép chúng ta chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn. Chúng ta đã rút ngắn đáng kể thời gian cho quy trình từ lúc đặt hàng cho đến sản xuất và vận chuyển. Điều đó, lần lượti, đã giải phóng vốn luân chuyển, tiết kiệm chi phí lưu kho, tăng năng suất và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Nơi chúng ta không hề có lợi hay hiệu quả lại nằm ở biên giới. Và điều đó đang trở nên tệ hơn.

Tháo gỡ nút thắt

24 trên 50 nước trong ‘Chỉ số xuất nhập khẩu của các thị trường mới nổi’ đã trải qua sự xói mòn theo năm tháng trong cuộc cạnh tranh tổng thể của họ, một biện pháp bao gồm cơ sở hạ tầng thương mại và môi trường kinh doanh. Chỉ số này, sẽ được xuất bản trong 1/2017, cho thấy các điều kiện đang trở nên xấu đi trong 7 trên top 10 thị trường mới nổi: Trung Quốc, Ả rập, Ấn độ, Brazil, Malaysia, Nga và Chile.

Và các doanh nghiệp đang cảm nhận được điều đó. “An ninh được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng đi xuống và tệ quan liêu đã buộc các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất theo nguyên tắc ‘phòng trường hợp’ (just-in-case),” bà Laura Dawson thuộc Viện Canada cho biết. “Điều đó nghĩa là họ quá thường xuyên dự trữ kho hàng đắt tiền để phòng trường hợp ách tắc biên giới.”

Đúng vậy, thương mại có thể hưởng lợi từ trau chuốt hình ảnh. Trong một thế hệ đơn thân, sự hội nhập các thị trường và tự do dòng chảy hàng hóa, đầu tư và con người đã nâng một nửa phần cực nghèo của thế giới khỏi nghèo đói cùng cùng cực. Vào thời điểm khi thế giới tuyệt vọng đòi hỏi tăng trưởng, sự trì trệ và rút lui thương mại đều không phải là lựa chọn.

Và đúng, các nỗ lực cho các thỏa thuận toàn cầu mới hay khu vực đều đòi hỏi suy nghĩ thấu đáo. Bất kỳ một thỏa thuận mới nào cũng sẽ phải thắt chặt môi trường an ninh và cung cấp các lớp huấn luyện kỹ năng nhằm giúp người lao động bị chệch hướng chuyển sang các công việc mới. Bất kỳ thỏa thuận mới nào cũng sẽ phải thích nghi với thời kỳ thương mại điện tử và làn song sáng tạo mà chúng ta đối mặt với sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo, tự động hóa, sản xuất phụ gia và dữ liệu khổng lồ.

Cuối cùng, khi nói đến việc thuyết phục một dư luận nghi ngờ về thương mại, chúng ta nên nhớ rằng luôn có một quan điểm phổ biến rằng các thỏa thuận thương mại đều là công việc ‘đen tối’ của doanh nghiệp lớn và WTO.

Bước đầu tiên trong việc sửa chữa quan niệm sai lầm này là nói đến thỏa thuận thương mại như “những hiệp ước nhằm đơn giản hóa thương mại và tạo cơ hội”. Bước hai là gọi tên các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của thế giới như những người cầm đuốc cho những thỏa thuận này. Các SMEs sẽ được hưởng lợi đa số từ những thỏa thuận thương mại này, và nếu như có một điệp khúc ủng hộ từ họ, thì dư luận cũng sẽ ủng hộ theo.

Trong lúc đó, chúng ta không nên đánh mất phương hướng về việc những gì chúng ta có thể làm lúc này nhằm cắt giảm chi phí thương mại. Nếu chúng ta thực sự muốn một sự tăng trưởng vượt bậc và cho các nước đang phát triển một cơ hội công bằng, chúng ta cần phải nhìn vào biển chữ in nhỏ đang nhấn chìm nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Điều này bao gồm những thay đổi quy tắc không được thông báo ở Cộng hòa Niger, một đất nước thiếu trang web hải quan; một loạt bản sao tài liệu và yêu cầu chấp thuận phải có ở Ấn Độ; thời gian rõ ràng và lệ phí ở Brazil; sự thiếu sót đầu vào từ doanh nghiệp khi các quy định thay đổi ở Belarus.

Nếu chúng ta muốn một nền tăng trưởng chói sáng lúc này – mà không gây nguy cơ hình thành phản ứng dữ dội khi xuất hiện thỏa thuận thương mại mới – chúng ta cần phải giải quyết những công việc đang tồn đọng tại biên giới.

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;