Xu hướng

Trang chủ » » Thương mại toàn cầu hiện nay: Tám điều chúng ta học được từ Diễn đàn Kinh tế thế giới

Thương mại toàn cầu hiện nay: Tám điều chúng ta học được từ Diễn đàn Kinh tế thế giới

09/11/2016

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Đã qua 12 tháng đầy ắp những sự kiện đối với nền thương mại thế giới. Nước Anh bỏ phiếu cho Brexit, nước Mỹ chọn Trump, và quan điểm chống toàn cầu hóa đang lan rộng trên nhiều khu vực.

Trong khi đó, dòng lưu thông thương mại vẫn duy trì chậm chạp, và dự kiến sẽ là phiên làm việc thường niên tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong bối cảnh này, các vấn đề thương mại và đầu tư trở thành mối quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự 2017 tại Davos( Thụy Sỹ). Dưới đây là tóm tắt nhanh một số cái nhìn trong tuần:

  1. Một lãnh đạo mới

 Trong một động thái gây sốt toàn cầu, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra phương án phòng ngự  chấn động về toàn cầu hóa và thương mại mở

“Chúng tôi phải nỗ lực gấp đôi để phát triển kết nối toàn cầu để tất cả các quốc gia có thể đạt được tăng trưởng kết nối và cùng chia sẻ sự thịnh vượng”, ông phát biểu, trong đó bỏ sung thêm rằng các quy định về thương mại và đầu tư cần bắt kịp với thực tế hiện nay.

Trong khi bài phát biểu của Nguyên thủ được chào đón nồng hậu tại Davos, thông tin hành lang lại xôn xao với những hàm ý có thể trong đó, từ sự đóng góp của Trung quốc vào sự phát triển thịnh vượng toàn cầu tới ảnh hưởng của nước này tới các sáng kiến hội nhập khu vực.

  1. Cảnh giác với cuộc chiến thương mại

“Tôi nghĩ chúng ta nên cố để bản thân không rơi vào cuộc chiến thương mại” , trích lời Roberto Azevêdo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) khi ông bàn luận về tương lai của thương mại mở. Đó là một lời kêu gọi được nhiều người khác nhắc lạo trong suốt tuần qua.

“Rất khó để phóng đại mức độ phạm vi của việc lợi nhuận này đối với quyền lực chinh trị thuần túy trong các mối quan hệ kinh tế sẽ đói mặt với sự rạn vỡ của hội nhập dựa trên quy tắc trong suốt 70 năm qua.2. Hơn một tá các bộ trưởng tập trung tại Davos đưa ra kết luận, mượn ý tưởng từ Hollywood để vẽ ra những kịch bản Người Tốt, Kẻ Xấu và Tên Vô Lại (the good, the bad and the ugly) cho tương lai của thương mại thế giới.

Trong một nỗ lực để xoa dịu nỗi bất an, đặc sứ của Trump tại Davos Anthony Scaramucci cam kết rằng lãnh đạo mới của Mỹ muốn thương mại, chứ không phải chiến tranh, thông qua một “mối quan hệ song phương mạnh mẽ” dựa trên “ sự cân xứng hơn” trong thỏa thuận thương mại.

  1. Chấn chỉnh lại toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa, và cùng với nó là các khung chương trình thương mại và đầu tư phụ trợ, cần được cải thiện. Đó là thông điệp từ rất nhiều diễn giả tại Davos vào tuần trước, khi họ tranh luận nên hay không và làm thế nào để giao tiếp tốt hơn về lợi ích của toàn cầu hóa-và, quan trọng hợn là, làm sao để tất cả mọi người thực hiện một cách hiệu quả.

Một trong những điều chúng ta phải đối mặt ở đây đó là thực sự đã có những tổn thất nặng nề (từ toàn cầu hóa) và đối với tôi thật không rõ ràng rằng chúng ta đang có thể sẵn sàng khắc phục điều này dưới diều kiện cơ sở hạ tầng hiện tại”, nhà kinh tế học Dambisa Moyo cho biết trên một bảng tin về toàn cầu hóa cơ chế chính phủ.

Cũng tại Davos, Diễn đàn kinh tế thế giới cho ra mắt Báo cáo tăng trưởng và Phát triển toàn diện năm 2017. Trong đó cũng đưa ra khung chính sách mới và kèm theo các chỉ số làm nổi bật các chính quyền khu vực và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cụ thể- bao gồm các tập đoàn thương mại và đầu tư quốc tế- để đảm bảo rằng nguồn lợi nhuận phong phú được phân chia đồng đều hơn, đẩy mạnh các cơ hội và đưa tăng trưởng toàn cầu lại tầm kiểm soát.

  1. Năm mới, thỏa thuận mới?

Khi Mỹ rút khỏi cam kết đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP), một thỏa thuận mới trở thành sự kiện đáng chú ý tại Davos. Liệu Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực đã được lên kế hoạch (RCEP)-hiện bao gồm các nước ASEAN và các đối tác kinh tế- có thể cung cấp các khuôn khổ cần thiết cho phát triển toàn diện trong tương lai của khu vực?

Hội nhập kinh tế ASEAN đã thực sự tạo ra lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như khuyến khích cách mạng công nghệ tài chính, theo lời Anthony F. Fernandes, CEO của tập đoàn AirAsia Bhd.

Tại Davos, những câu hỏi xoay quanh việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ( NAFTA) ngày càng nhiều lên.

Đây là lời Kishore Mahbubani đến từ Đại học Singapore, nói rằng Trump đang bắn vào chân nước Mỹ bằng cách rời bỏ TPP.

  1. WTO sẽ đi về đâu?

Tuần họp kết thúc với Hiệp định thuận lợi thương mại WTO(TFA) trên bờ có hiệu lực, chỉ cần thêm 2 quốc gia phê chuẩn để đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết. TFA, đã từng một lần, tạo ra nghĩa vụ bắt buộc với các nước thực hiện cải cách hải quan để giảm chi phí thương mại và tốc độ luân chuyển hàng hóa qua biên giới. Davos đã chứng kiến các nguyên thủ quốc gia và các CEO xắn tay áo lên để hiện thực hóa TFA thông qua Liên minh toàn cầu về thuận lợi thương mại.

Trước mắt, các thành viên WTO hiện đang chuẩn bị cho hội nghị bộ trưởng dự kiến diễn ra vào tháng Mười Hai năm 2017 tại Buenos Aires, Argentina, với một danh sách các luận điểm phát biểu bao gồm trợ cấp nông nghiệp, an ninh lương thực, trợ cấp thủy sản độc hại, thuận lợi trong thương mại dịch vụ và đầu tư, cũng như các vấn đề quan tâm đến các nước kém phát triển, thương mại điện tử và doanh nghiệp nhỏ.

Ý kiến của Roberto Azevêdo, giám đốc WTO, về thương mại dưới thời Trump.

      6.Tạm biệt EU, xin chào thế giới

Sau nhiều tháng đồn đoán, Thủ tướng Anh Theresa may đã tiết lộ-đầu tiên ở London và sau đó là tại Davos- một kế hoạch giải thoát Anh từ thị trường đơn lẻ EU, đàm phán một thỏa thuận tự do với cả khối, và xây dựng nước Anh toàn cầu.

Nước Anh có thế khiến công việc của mình ngưng lại, dành thời gian cần thiết cho giao dịch thương mại và có thể phải chờ lợi đến lượt trong 17 nước khác hiện cũng đang đàm phán với EU, theo lời một số chuyên gia. London cũng sẽ phải khắc phụ sắp xếp của mình tại WTO và với hơn 40 đối tác thương mại EU hiện có.

Cũng cần phải đàm phán lại về mối quan hệ với Donald Trump tại Mỹ. Và nếu có bất cứ ai nghĩ rằng Brexit khiến cho tương lai trông có vẻ mờ mịt, “ Tôi cho rằng sự thay đổi trong quyền quản trị tại Mỹ sẽ còn cho thấy một tương lai còn mờ mịt hơn”, theo lời Philip Hammond, Bộ trưởng tài chính Vương quốc Anh.

  1. Những biên giới vô hình

Trong một ngày, lượng dữ liệu cần để vận hành một động cơ chạy bằng ga GE còn nhiều hơn là lượng dữ liệu một người có thể xử lý trong một năm, theo Chủ tịch, CEO của GE Steve Bolze, người đã bổ sung phần mềm có thể thay đổi một cách nhanh chóng phương thức kinh doanh của công ty..

“Internet trong công nghiệp sẽ lớn gấp 2 lần so với Internet điện tử”,  Bolze nói trong cuộc thảo luận về tương lai của kinh tế điện tử.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt nhất dòng chảy dữ liệu qua biên giới-một đặc điểm cốt lõi của Cách mạng công nghiệp thứ tư- đồng thời với vây dựng niềm tin người tiêu dùng, bảo mật và giải quyết tội phạm công nghệ.

“ Tập trung vào kiến thức vượt qua các rào cản biên giới như là định hướng của toàn cầu hóa kiểu mới, và vào hàng hóa vượt qua những lối cũ mòn. Vẫn còn một số mô hình toàn cầu hóa kiểu cũ, nhưng đó là lối tư duy kiểu khác, và thế tức là có rất nhiều liên hệ khác nhau đến chính sách”, Richard Baldwin phát biểu tại Viện đào tạo sau đại học về nghiên cứu quốc tế và phát triển thông qua phỏng vấn trực tiếp qua Facebook.

Sự tổng hợp chính là chìa khóa. Cần phải có các quy định toàn cầu tốt hơn về thương mại điện tử và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và những quy định này cần được doanh nghiệp định hình và chính phủ thông qua, theo doanh nhân Trung Quốc Jack Ma trong cuộc phỏng vấn một-một.

  1. Cải tổ đầu tư

Khi nhắc đến chế độ đầu tư xuyên biên giới toàn cầu, có một làn gió thay đổi( hay ít nhất là cải tổ) thổi qua Davos, với những cuộc thảo luận giữa các nguyên thủ và các bên liên quan khác như tòa án đầu tư kiểu mới thành lập bởi Liên minh châu Âu và chính phủ Canada. Đây sẽ là cơ quan đa phương quốc tế thường trực, nơi xét xử các tranh chấp giữa theo các hiệp định đầu tư hiện nay và trong tương lai.

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

  




;

Văn bản gốc


;