Đầu tư

Trang chủ » » Vì sao Nhật Bản nói không với khởi nghiệp?

Vì sao Nhật Bản nói không với khởi nghiệp?

21/11/2016

Chuyên mục: Đầu tư In trang

Chỉ 31% người Nhật Bản nghĩ rằng làm doanh nhân là một lựa chọn sự nghiệp tốt.

WANTEDLY, một LinkedIn của những người trẻ tuổi ở Nhật Bản, đang phát triển tại California. Văn phòng công ty có sự bố trì đồ nội thất hợp thời trang và một bàn chơi ping-pong.

Akiko Naka - CEO 32 tuổi của công ty đang dẫn dắt đội ngũ nhân viên rất trẻ tuổi - những người không còn xuất hiện với vẻ ngoài là những bộ vest công sở đen trắng như nhiều nhân viên văn phòng khác tại Nhật Bản mà thay vào đó là quần jean và áo phông. Ngoài ra, các phòng họp trong công ty cũng đều được đặt theo tên những nhân vật nổi tiếng trong truyện manga.

Akiko Naka - CEO của Wantedly.

Tuy nhiên những kiểu công ty như Wantedly là rất hiếm. Kể từ những năm vàng vào thập niên 80, và sự bùng nổ của “chấm com” bắt đầu vào cuối những năm 1990, Nhật Bản đã ở tình trạng tồi tệ trong việc khuyến khích khởi nghiệp. Chỉ 31% người Nhật Bản nghĩ việc trở thành doanh nhân là một sự lựa chọn đúng đắn, chỉ  đứng trên Puerto Rico ở vị trí dưới cùng của một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 do Global Entrepreneurship Monitor (GEM), một báo cáo được biên soạn bởi một nhóm các trường đại học trên toàn thế giới. Bằng cách so sánh, Mỹ cho thấy chỉ số 65%, Trung Quốc 66% và Hà Lan 79%. Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản, đã cố gắng để khuyến khích mọi người bắt đầu khởi nghiệp để giúp phục hồi nền kinh tế. Startups tạo thêm công ăn việc làm, và là những gì mà Nhật Bản đang rất cần. (Năng suất của mỗi giờ làm việc của người Nhật Bản là bằng 65% của người Mỹ.)

Ông Abe đang cố gắng cải thiện tình hình, giúp cho việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã rót 92.8 tỉ yên (tương đương 900 triệu đô la Mỹ) trong nửa đầu năm nay, tăng từ ¥ 76.5 tỉ trong cùng kỳ năm 2015. Một thị trường chứng khoán mạnh hơn có nghĩa là đầu ra công chúng là phổ biến hơn. Một vài công ty có triển vọng đang nổi lên, chủ yếu là trong khoa học đời sống và công nghệ sinh học. Spiber, một trong những công ty như vậy, tạo nên các vật liệu mới từ protein, chẳng hạn như lụa siêu mạnh mẽ tương tự như mạng nhện.

Dẫu vậy, khởi nghiệp vẫn là điều gì đó rất xa lạ với nhiều người dân Nhật Bản. Nguyên do là vì đâu?

Nhiều điều cần phải được chủ ý, đặc biệt là về lo ngại rủi ro. Hầu hết người Nhật lo sợ thất bại. Tamako Mitarai, người thành lập một công ty bán các sản phẩm được thực hiện bởi những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất năm 2011 và sóng thần ở Tohuku, nói rằng cô muốn truyền cảm hứng cho những người đã mất đi sinh kế của họ với hy vọng rằng nhiều người sẽ làm theo. Tuy nhiên, năm năm sau, chỉ vài người đã làm như vậy.

"Nó không cần phải trở nên như thế này," William Saito cho biết, một doanh nhân cố vấn cho chính phủ, người cho biết thêm rằng các công ty Nhật Bản tài trợ cho ông khi ông lập doanh nghiệp và gặp thất bại trên bờ biển phía tây của Mỹ. "Đây không phải là về một cái gì đó có trong DNA của người Nhật Bản, mà đó là về cấu trúc xã hội," Jiro Kokuryo của Đại học Keio cho biết.

Vấn đề chính là một thị trường lao động linh hoạt. Mặc dù hệ thống được nới lỏng một chút, các công ty Nhật Bản có giá trị và tưởng thưởng cho nhân viên công việc trọn đời. Hình mẫu của một người làm việc từ từ để tiến tới vị trí cao hơn trong công ty vẫn là một điều gì đó quyến rũ đối với sinh viên tốt nghiệp, và những người không có khả năng nhảy từ công ty sang công ty khác. Điều này khiến cho các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút những người lao động ở tầng lớp trung bình, Naka cho biết.

Wantedly cung cấp một diễn đàn cho các doanh nghiệp và người tìm việc để tìm đến lẫn nhau. Nhưng Ryo Ishizuka của MERCARI, một người làm việc trong thị trường trực tuyến Nhật Bản đã mở rộng sang Mỹ, nói rằng việc sa thải một người nào đó là khá khó, điều này góp phần làm cho các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn khi họ phát triển.

Những điều này có thể giải thích lý do tại sao phụ nữ trẻ đứng đầu nhiều doanh nghiệp mới thành công của Nhật Bản. "Họ đã phải đối mặt với các vấn đề của tính di động tại nơi làm việc, vì vậy họ không bị mất đi nhiều thứ so với các nhà lãnh đạo khác", ông Saito nói. Việc đóng cửa công ty cũng cần phải trở nên dễ dàng hơn. Chỉ có 12% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản là có số năm hoạt động dưới năm, so với 33% ở Mỹ. Các công ty hoạt động trong thời gian dài hơn nhận được nhiều sự hỗ trợ, đôi khi với sự hỗ trợ của chính phủ, và đã cản trở những người mới từ khi bắt đầu.

Các công ty được thành lập trước cũng nhận được sự chú ý nhiều hơn các công ty khởi nghiệp từ các chương trình được chính phủ thiết kế để giúp các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như các khoản thuế R & D. Trong khi đó, quá nhiều gánh nặng rơi vào cá nhân nếu công ty của họ bị phá sản, như các ngân hàng- nguồn tài trợ chính- yêu cầu bảo đảm lựa chọn hợp lý.

Chính phủ cũng có thể loại bỏ một loạt các quy định hạn chế hoặc cấm rất nhiều các hình thức phổ biến nhất của khởi nghiệp. Uber chỉ hoạt động phân khúc xe tại Nhật Bản, không phải các dịch vụ bình dân khác của nó. "Đó là một sự xấu hổ", ông Ishizuka từ MERCARI một startup rất có tiềm năng tại Nhật Bản nói.

Khi chi phí để bắt đầu công việc kinh doanh giảm, và sự an toàn của việc làm suốt đời trở nên khó khăn hơn để tìm kiếm, đó là một thời điểm tốt cho Nhật Bản để giải quyết những vấn đề này. Các con số GEM cho thấy rằng mặc dù sự mong muốn để bắt đầu kinh doanh có thể là nhỏ, 19,5% số người Nhật tin rằng họ có khả năng thiết lập một công ty thực sự làm như vậy, nhiều hơn con số 17,4% của người Mỹ. Nhật Bản có tiềm năng, nhưng các doanh nhân của nó cần sự nghỉ ngơi tạm thời.

Thu Thủy

Lược dịch theo Economist 

  




;

Văn bản gốc


;