Góc kinh điển

Trang chủ » » Ý nghĩa của chuyển đổi kĩ thuật số đã thay đổi như thế nào?

Ý nghĩa của chuyển đổi kĩ thuật số đã thay đổi như thế nào?

22/06/2017

Cách đây không lâu, kĩ thuật số vẫn được coi là công nghệ thông tin, CIO không phải là một nhà lãnh đạo chiến lược, và đưa công nghệ mới vào môi trường làm việc còn tương đối đơn giản. Nhưng nhiều thứ đã thay đổi sau một thập kỉ.

Hãy nhớ về năm 2007. Một thượng nghị sĩ Hoa Kì trẻ tuổi tên Barack Obama đã tuyên bố ứng cử cho vị trí Tổng thống. Bong bóng bất động sản bắt đầu bùng nổ. Apple cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên.

Nhưng không lâu trước đó, về mặt công nghệ, gần như chưa có công ty nào tồn tại và thế hệ đầu tiên của nền tảng tryền thông xã hội chỉ là sự va chạm với xu hướng. Đã có nhiều thay đổi kể từ ngày ấy. Trong suốt thập kỉ qua, PwC1 đã thực hiện một nghiên cứu với những nhà lãnh đạo tại các công ty lớn nhất thế giới hàng năm trong Khảo sát IQ kĩ thuật số2 Toàn cầu, theo dõi sự phát triển về mặt tình cảm ở họ, những ưu tiên và thách thức trong cách họ sử dụng công nghệ để chuyển đổi doanh nghiệp của mình.

Vậy khi nhắc đến kĩ thuật số, chính xác thì đã có những gì thay đổi? Rất nhiều.

Nhiều thứ đã thay đổi sau một thập kỉ.

Nhiều thứ đã thay đổi sau một thập kỉ. Nguồn: Internet.

Lấy ví dụ một thập kỉ trước, các công ty chủ yếu tập trung vào khai thác dữ liệu, công nghệ tìm kiếm và cộng tác ảo. Ngày nay, các chuyên gia cho thấy họ đang hướng đến trí tuệ nhân tạo, máy móc, và Internet kết nối vạn vật.

Năm 2007, các công ty đều thiếu một chiến lược về di dộng. Họ vẫn chưa cải thiện các trang mạng xã hội như Facebook để thúc đẩy mục tiêu kinh doanh. Công nghệ tiêu dùng và tiềm năng của nó phần lớn đều bị các doanh nghiệp bỏ qua.

Ngay cả khi thế giới “kĩ thuật số” ngày nay đã có nghĩa khác, nó từng đồng nghĩa với “công nghệ thông tin”. Hiện tại, một chiến lược kĩ thuật số của công ty sẽ đưa ra lộ trình và mục đích của nhiều bộ phận, từ tiếp thị cho tới bán hàng, nhân sự.

Thế nên phải chăng người ta mong đợi các công ty ngày nay có IQ kĩ thuật số tốt hơn so với những gì đã làm trong năm 2007? Thật bất ngờ khi câu trả lời là không.

Khảo sát mới nhất của PwC, với sự tham gia của 2216 giám đốc điều hành tại các công ty có doanh thu hàng năm hơn 500 triệu đô-la, cho thấy sự tự tin ở họ về khả năng số hóa của tổ chức thực sự đã chạm mức thấp nhất kể từ khi PwC bắt đầu theo dõi. Chỉ 52% giám đốc điều hành xếp hạng cao cho IQ kĩ thuật số của mình, giảm 15% so với năm trước.

Điều đó nói lên việc các công ty và đội ngũ nhân sự cấp cao đang được cải thiện khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi kĩ thuật số. Các giám đốc điều hành đều công nhận sự ảnh hưởng của chiến lược số tới mục tiêu kinh doanh. Trở lại năm 2007, chỉ có 40% CIO tham gia lập kế hoạch chiến lược, nhưng giờ đây họ được coi là một trong số những thành viên tích cực nhất của C-Suite3.

Nhưng hành động này lại lớn hơn lời nói, và mặc dù có sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của kĩ thuật số, mức đầu tư trung bình cho các công nghệ mới nổi (phần trăm của tổng chi tiêu công nghệ) chỉ tăng 1% trong suốt 10 năm. Trong khảo sát gần đây của PwC, các giám đốc điều hành nói rằng họ nhìn vào các sáng kiến kĩ thuật số chủ yếu chỉ để tăng doanh thu và giảm chi phí. Tất nhiên đây là những mục tiêu hợp lí, nhưng nó cũng có nghĩa là không có sự ưu tiên nào để đổi mới và đưa các công nghệ mới nhất vào trong sản phẩm của họ.

Vì vậy, trong khi quản lí thừa nhận tầm quan trọng của việc chuyển đổi kĩ thuật số, công nghệ cũng phát triển với tốc độ chóng mặt khiến các doanh nghiệp khó theo kịp đường cong, và thời gian cũng không còn nhiều.

Nhưng các doanh nghiệp đang cố gắng. Những lãnh đạo cấp cao nhận ra cổ phần là gì. Các CEO, những người không ưu tiên kĩ thuật số, đang hoặc thay đổi hoặc ngừng hoạt động: chỉ 33% giám đốc điều hành trong cuộc khảo sát năm 2007 cho biết CEO của họ là nhà vô địch về kĩ thuật số; hiện con số này tăng gấp đôi, lên hơn 68%.

Ngoài ra, các CIO cũng đã nhận được một chỗ ngồi chính thức tại bàn làm việc. Năm 2007, chỉ 40% giám đốc điều hành cho biết CIO đã tham gia vào kế hoạch lập chiến lược trong năm đó, trong khi ngày nay họ sở hữu một số sáng kiến chiến lược quan trọng nhất đối với tổ chức trong các ngành công nghiệp.

Vậy làm thế nào để các công ty có thể chuyển những nỗ lực này thành kết quả khả quan? Câu trả lời rất đơn giản: Tập trung vào kinh nghiệm của con người.

Những gì PwC học được, thông qua cả khảo sát lẫn kinh nghiệm với khách hàng, là kinh nghiệm của con người rất quan trọng đối với việc nâng cao IQ kĩ thuật số trong một tổ chức. Các doanh nghiệp phải xem xét một cách nghiêm túc rằng những sáng kiến kĩ thuật số của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm của khách hàng và nhân viên, ngay cả những sáng kiến có thiện chí nhất cũng có thể có những tác động không lường trước được đối với mọi người.

Những công ty có kết quả cao nhất trong khảo sát của PwC – những công ty báo cáo tăng trưởng doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên 5% trong ba năm qua và dự kiến sẽ tăng trưởng doanh thu ít nhất 5% trong ba năm tới – hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của con người xoay quanh công nghệ số. Các công ty này ưu tiên những chuyên gia trong trải nghiệm của người sử dụng và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua các sáng kiến kĩ thuật số của mình.

Nhìn chung, các công ty đã sắp xếp cho các CIO một chỗ ngồi chính thức tại bàn làm việc, làm cho công nghệ thông tin trở thành một phần trong chiến lược của họ và nhận ra rằng số phận của những khoản đầu tư cho công nghệ thông tin, những mục tiêu kinh doanh có liên quan với nhau sẽ là những thứ được chuẩn bị sẵn sàng nhất để đối mặt với những thách thức sau này – và trong thập kỉ tiếp theo.

PwC1 (PricewaterhouseCoopers) là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cùng với Deloitte, Ernst & Young và KPMG. PwC chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán (chiếm 45%), tư vấn tài chính (chiếm 29%), và thuế (chiếm 26%).

IQ kĩ thuật số2 (Digital IQ) là cách một doanh nghiệp hiểu rõ giá trị của công nghệ số và đưa nó vào trong hoạt động của tổ chức.

C-Suite3 (còn gọi là C-level) chỉ chức danh điều hành cao cấp trong các doanh nghiệp mà bắt đầu bằng chữ cái C như CEO, CFO, COO, CIO...

Huyền Đỗ

Lược dịch theo Harvard Business Review

  




;

Văn bản gốc


;