Tranh luận

Trang chủ » » Bắt kịp chuyển đổi kỹ thuật số: Từ lí thuyết đến hành động

Bắt kịp chuyển đổi kỹ thuật số: Từ lí thuyết đến hành động

02/07/2019

Chuyên mục: Tranh luận In trang

75% các chương trình chuyển đổi thất bại do sự phản kháng của nhân viên và thiếu sự hỗ trợ quản lý. Dưới đây là cách giúp cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thành công.

Chuyển đổi kỹ thuật số là việc đổi mới các mô hình kinh doanh, xác định lại ngành nghề và cải thiện trải nghiệm của khách hàng để đi trước đón đầu trong cuộc cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển trong tương lai. Các tổ chức am hiểu kỹ thuật số đều nhận thấy thách thức hiện trạng, thích thử nghiệm, không sợ thất bại, và học hỏi từ những sai lầm, phát triển nhanh và không ngừng tham vọng nhiều hơn. Trong khi điều này nghe có vẻ quen thuộc, nhiều tổ chức đang đấu tranh để vượt ra khỏi những lời hoa mỹ và chuyển những lí thuyết thành hành động. McKinsey ước tính rằng 70% các chương trình thay đổi không đạt được mục tiêu của họ, chủ yếu là do sự phản kháng của nhân viên và thiếu sự hỗ trợ quản lý.

Giải quyết từng yếu tố thử thách và bắt đầu thay đổi

Nói rộng ra, có ba yếu tố chính trong quá trình này: chiến lược, công nghệ và văn hóa. Các công ty thường dành nhiều sự chú ý cho chiến lược và công nghệ, mà thiếu đi sự quan tâm nhất định cho yếu tố văn hóa. Các cuộc thảo luận có xu hướng tập trung vào mục tiêu và cách thức, và các công nghệ cần thiết để tạo thuận lợi cho chương trình nghị sự của công ty. Mặc dù điều đó không sai, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là sự biến đổi văn hóa là một yếu tố đóng góp lớn vào sự thành công. Khi đặt cả ba yếu tố lại với nhau, tổng thể của nó sẽ lớn hơn nhiều so với từng thành phần.

Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên tự đặt câu hỏi về mức độ mà kế hoạch kỹ thuật số của họ có thể vượt ra ngoài việc triển khai công nghệ. Hoặc, như Tiến sĩ David Bray, CIO của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ, đã nói, “Vào cuối ngày, khi chúng ta nói về thay đổi công nghệ - cho dù đó là Internet của mọi thứ, dữ liệu lớn hay máy học – thì vấn đề thực sự vẫn là con người và văn hóa tổ chức sẽ tạo ra những kết quả khác nhau và tốt hơn bằng cách sử dụng các công nghệ này. Chúng ta cần bắt đầu tập trung vào con người vì bất kỳ thay đổi công nghệ nào cũng sẽ kích hoạt và yêu cầu chuyển đổi nhóm, tổ chức và văn hóa xã hội.”

Những yếu tố cần thiết để thành công

Để thực hiện chuyển đổi, các nhà lãnh đạo nên bắt đầu với “lý do tại sao”, Tiến sĩ Daniel Cable, giáo sư và chủ tịch bộ môn hành vi tổ chức, tại Trường Kinh doanh Luân Đôn cho biết. Hãy để mọi người hiểu lý do của sự thay đổi và đảm bảo rằng họ có một bức tranh rõ ràng về những gì sẽ được cải thiện khi họ thực hiện nó.

Tuy nhiên, các tổ chức kỹ thuật số phát triển mạnh không chỉ đơn giản là hình thành một tầm nhìn táo bạo. Bên cạnh việc mô tả trạng thái tương lai mong muốn và tạo ra một lộ trình, họ đã nỗ lực rất nhiều trong việc thúc đẩy văn hóa thay đổi để thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới. Tương tự như các vận động viên chuyên nghiệp, nghệ sĩ âm nhạc hoặc nhà khoa học, các tổ chức am hiểu kỹ thuật số liên tục tiến bộ trên con đường học tập, coi thất bại là điều kiện tiên quyết để thành công và có can đảm để tiếp tục. Không giống như những doanh nghiệp điển hình, họ đơn giản chấp nhận rằng thất bại là một phần của cuộc sống và hầu như luôn là một phần vốn có của một câu chuyện thành công nhất định.

Các tổ chức này đầu tư vào các khả năng mới và phát triển các kỹ năng để có được sự nhanh nhẹn và theo kịp trong một môi trường rất năng động, thay đổi nhanh chóng. Họ thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân nhân tài, và giảm thiểu rủi ro chảy máu chất xám. Họ cũng nắm bắt lấy sự đa dạng và hợp tác chặt chẽ, và thấy giá trị nằm trong các nhóm liên ngành với một loạt các nền tảng và kinh nghiệm khác nhau.

Khi đặt mục tiêu trở thành một người chơi kỹ thuật số tích cực, những bước tiến nhỏ trong những lĩnh vực đã biết sẽ chỉ đưa bạn đến một điểm dừng nhất định. Để đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng có tiềm năng trở thành điều lớn lao tiếp theo, mọi người phải thử nghiệm một cái gì đó thực sự khác biệt. Và rõ ràng, không phải mọi thử nghiệm đều nhất thiết phải thành công; trong thực tế, chỉ có một số ít. Tất cả nằm ở việc dám làm điều gì đó phi thường và vượt ra ngoài vùng an toàn mà không có văn hóa đổ lỗi cho người khác. Các tổ chức không hiểu mô hình thay đổi căn bản rất có khả năng thất bại.

Hành trình biến đổi: Cách tiếp cận bốn bước

Có một loạt các khái niệm và khung quản lý thay đổi khác nhau, với mỗi khái niệm có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu như tất cả chúng đều có điểm chung, và cuối cùng là bốn bước cơ bản sau:

Cách tiếp cận bốn bước để thay đổi

  1. Đánh giá
  • Xem xét kỹ lưỡng hiện trạng
  • Xác định vấn đề
  1. Thiết lập mục tiêu
  • Xác định lộ trình tương lai và mục tiêu (Mong muốn, cách thực hiện)
  • Xác định các cột mốc/KPIs để đo lường quá trình
  • Xác định mức độ cần thiết
  1. Thực hiện
  • Thành lập đội nhóm chịu trách nhiệm thực hiện thay đổi
  • Huy động và phát triển nguồn lực
  • Nâng cao năng lực
  • Tạo dựng giá trị ngắn hạn
  1. Thành tực
  • Hoàn thiện khả năng
  • Hợp nhất những giá trị đã đạt được và tạo ra nhiều thay đổi hơn
  • Lồng ghép những năng lực/giá trị mới vào văn hóa doanh nghiệp

Nguồn: Marc Wilczek

Mặc dù cách tiếp cận bốn bước này rõ ràng chỉ là một sự khái quát, nhưng nó cung cấp một ý tưởng sơ bộ giúp đưa ra một kế hoạch toàn diện và tinh vi hơn dựa theo các danh mục được liệt kê.

Vai trò của nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo tiếp quản công việc quản lý cho quá trình chuyển đổi, có nghĩa là truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và lộ trình, tập hợp đội ngũ các tác nhân thay đổi, bảo vệ sáng kiến ​​và đảm bảo tiến trình. Điều này bao gồm thiết lập một mức độ tham vọng, giải quyết công khai những trở ngại phía trước và hướng dẫn nhóm làm thế nào để vượt qua chúng bằng cách đưa ra hướng dẫn, toát ra năng lượng tích cực và kết nối để nắm bắt trái tim và tâm trí của nhân viên.

Để đạt được điều này, việc chia sẻ những câu chuyện thành công - đặc biệt là ở giai đoạn đầu của hành trình - đã được chứng minh là một công cụ mạnh mẽ tạo ra niềm tự hào và ý thức về mục đích, và tăng sự tự tin trong toàn tổ chức. Giáo sư Cable cho biết thêm, “các nhà lãnh đạo cũng cần đảm bảo cảm xúc được liên kết với nhận thức. Mọi người phải hiểu vấn đề một cách hợp lý và quan tâm đến nó một cách chân thành.”

Quay trở lại với Tiến sĩ Bray, ông nhấn mạnh rằng “các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ lắng nghe, học hỏi và giúp đỡ chia sẻ các mục tiêu và các câu chuyện để mang các nhóm người khác nhau lại với nhau.” Theo ông, các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ thực hiện được những điều sau:

  • Tự chủ để đưa ý tưởng của họ thành hiện thực
  • Cập nhật tiến độ có thể đo lường được
  • Một nguyên nhân xứng đáng làm tăng giá trị cho doanh nghiệp hoặc sứ mệnh của tổ chức

Ba bước này rất quan trọng để đảm bảo rằng nhà lãnh đạo không đơn độc phấn đấu để khuyến khích tổ chức bắt kịp với chuyển đổi kỹ thuật số. Những nhóm có thay đổi tích cực trên toàn tổ chức đại diện cho một bước quan trọng để hoạt động ở quy mô lớn hơn.

Trở thành một tổ chức kỹ thuật số thịnh vượng là một nỗ lực rất lớn, nhưng nó là một phần thưởng quý giá. Nó không chỉ mở đường cho một kỷ nguyên tươi sáng mới của những tiến bộ công nghệ, mà còn kéo theo một loạt các lợi ích hữu hình đi kèm. PwC vừa công bố một nghiên cứu sau khi khảo sát 2.216 giám đốc điều hành trên 53 quốc gia. Gần 3/4 (73%) số người được hỏi liệt kê doanh thu tăng là lợi ích hàng đầu của chiến lược kỹ thuật số của họ, tiếp theo là lợi nhuận tăng trưởng (47%) và chi phí thấp hơn (40%).

Mặc dù chắc chắn không có thứ gọi là tự động để thành công, nhưng những gợi ý được nêu ở trên có thể làm tăng tỷ lệ cược. Đó là thời điểm để có được những bước dịch chuyển, và như triết học gia người Trung Quốc Lão Tử nói: "Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước duy nhất."

Thu Thuỷ

Lược dịch theo Cio.com

  




;

Văn bản gốc


;