Các ngân hàng Trung ương hành động trước tác động của Brexit
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cam kết sẽ hành động khi cần thiết để ngăn chặn bất kỳ sự cố thanh khoản nào xảy ra trên thị trường tài chính, trong đó thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện một số bước đi để giải quyết hậu quả tới từ kết quả đáng ngạc nhiên khi cuộc trưng cầu dân ý mới diễn ra tại Vương quốc Anh cho thấy nước này sẽ rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Ngân hàng Anh cho biết họ sẽ tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo sự ổn định, và hiện đang thực hiện kế hoạch dự phòng với Kho bạc ở Vương quốc Anh và các ngân hàng trung ương khác.
Thống đóc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda và Bộ trưởng Tài chính Taro Aso của đất nước đang đứng đầu Nhóm Bảy nhấn mạnh rằng các ngân hàng trung ương của sáu nước phát triển lớn có đường dây hoán đổi tiền tệ đã sẵn sàng để cung cấp thanh khoản. Những dòng thanh khoản này, trong số các ngân hàng của Nhật Bản, Hoa Kỳ, khu vực đồng euro, Anh, Thụy Sĩ và Canada, đã được thiết lập trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2013.
Các giao dịch hoán đổi có thể sẽ được kích hoạt, ít nhất là ở London, theo Krishna Guha, phó chủ tịch của Evercore ISI ở Washington, người đã từng làm việc tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, đã viết gần đây. "Trong khi một tuyên bố G-7 và khả năng can thiệp quốc tế nhiều khả năng sẽ được thực hiện nếu thị trường tiền tệ trở nên rối loạn, chúng tôi nghi ngờ rằng mình có thể có được hành động đơn phương."
Làm dịu đi tình hình
Hàn Quốc và Ấn Độ là một trong số những nước đã can thiệp vào tình hình hiện tại bằng nỗ lực làm dịu đi việc trao đổi tiền tệ của mình, trong khi các nhà phân tích cho biết Đan Mạch có thể làm như vậy và những nước như Singapore có thể bước vào. Ngân hàng trung ương của Kenya cho biết họ đã sẵn sàng để làm dịu thị trường biến động, trong khi các đối tác bao gồm Thái Lan cho biết họ đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ.
Tám năm sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, tình trạng hỗn loạn sau Brexit dường nh mở ra một làn sóng tiếp tục nới lỏng tiền tệ, có khả năng bao gồm cả chính nước Anh. Các nhà kinh tế học nhấn mạnh rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể hành động, hoặc thông qua các can thiệp để chống đỡ cho đồng tiền của mình hoặc có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại của mình.
Đối với Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tính bất ổn của thị trường đã biện minh cho quyết định của họ trong việc giữ không để tăng lãi suất trong tháng này. Chứng khoán Hoa Kỳ trong tương lai có thể xảy ra tình trạng lộn xộn, và đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chủ yếu. Kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt.
Ngụ ý của Fed
"Fed sẽ muốn nhìn thấy những tác động từ cuộc bỏ phiếu ở Vương quốc Anh trước khi xem xét nối lại việc tăng lãi suất, do đó, một động thái được thực hiện trong tháng bảy có vẻ rất khó xảy ra," Mansoor Mohi-uddin, nhà chiến lược tại Royal Bank of Scotland Group Plc. "Đồng đô la, tuy nhiên, có khả năng tiếp tục tăng trên diện rộng khi các ngân hàng trung ương nước ngoài xem xét cắt giảm lãi suất hoặc can thiệp ngoại hối."
Ngân hàng Nhật Bản đã được dự báo sẽ đẩy mạnh việc nới lỏng tiền tệ tại cuộc họp chính sách vào tháng sau, với việc giá trị đồng yên tăng vọt. Aso, giám đốc tài chính, nói với các phóng viên rằng sự ổn định của thị trường ngoại hối là rất quan trọng, và thị trường đã vô cùng hoảng hốt với các động thái thô. Ông nhấn mạnh rằng mối quan tâm của Nhật Bản về các tác động của cuộc bỏ phiếu Brexit với nền kinh tế toàn cầu và cho biết "chúng tôi sẽ đáp ứng nếu cần thiết."
Trong số các nền kinh tế nhỏ hơn, New Zealand hiện nay có nhiều khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng Tám, Westpac Banking Corp cho biết.
Thủy Nguyên
Lược dịch theo Bloomberg