Lo ngại hàng Thái Lan, chỗ đứng nào cho doanh nghiệp Việt?
Câu chuyện hội nhập kinh tế với thế giới và trào lưu các doanh nghiệp ngoại xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam trong hệ thống bán lẻ cũng không còn hiếm nữa. Nhưng chỉ đến khi các thương hiệu bán lẻ Thái Lan xuất hiện ngày một rầm rộ thì mối quan ngại về đất sống cho hàng Việt mới thực sự lớn dần.
Hàng Thái Lan đang thẩm thấu vào thị trường Việt Nam
Mối quan ngại với hàng Thái đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết kể từ lúc các ông chủ của xứ sở chùa vàng chính thức mở cửa những hệ thống siêu thị đầu tiên tại Việt Nam. Nếu như những cái tên như Index livingmall chưa gây đc tiếng vang lớn khi bắt đầu khai trương thì từ năm 2011 , thì sự xuất hiện của những ông chủ Thái với thương hiệu Robins, hay thậm chí 1 số “ông lớn” hiện có như Metro, đã thực sự cho thấy hàng Việt đang bước vào một giai đoạn mới.
Nguồn: Internet
Trước tiên đó là áp lực cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan bởi hầu hết các mặt hàng đều có sự tương đồng về mẫu mã, giá cả, chất lượng. Rõ ràng, một số mặt hàng Thái hiện nay đã cho thấy sự trội hơn về mẫu mã , đây thực sự là nỗi lo lớn cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong một số ngành như may mặc, thực phẩm… Qua quá trình hàng Thái Lan thẩm thấu vào Việt Nam bằng nhiều con đường cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang rất ưa chuộng. Chính vì vậy, vào thời điểm chính thức mở cửa hội nhập điều này tạo ra sự lo ngại cho doanh nghiệp Việt, khi người Thái làm chủ các siêu thị, hơn nữa nguồn hàng Thái Lan rất phong phú, đa dạng và giá cả hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng Việt Nam. Nếu như trước đây người tiêu dùng từng choáng ngợp vì hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, thì nay, từ các hệ thống siêu thị đến các đại lý bán lẻ, chợ lớn, chợ bé, các sản phẩm gia dụng đến từ nhiều quốc gia - trong đó rất đáng kể là hàng Thái Lan. Điều này thực sự đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo nên sức ép cạnh tranh lớn ngay trên sân nhà. Nói như giới chuyên gia: Cộng đồng doanh nghiệp chần chừ là mất sân.
Cánh cửa bán lẻ vẫn mở rộng với doanh nghiệp Việt
Không phải bây giờ mà đã từ lâu, hàng Thái Lan đã được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên, dư luận chỉ bắt đầu chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ của hàng Thái Lan trong khoảng gần 2 năm trở lại đây. Mối quan ngại không hẳn là hệ thống bán lẻ trong nước một ngày nào đó hoàn toàn do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ, bởi hiện nay một phần lớn hệ thống bán lẻ hiện đại đã thực sự nằm trong tay khối FDI . Điều đáng e ngại nhất là chỗ đứng của hàng Việt trong các siêu thị, việc đưa ra mức chiết khấu cao để được bước vào siêu thị của người Thái không hẳn là điều dễ dàng, bởi những người kinh doanh chuyên nghiệp lâu năm như các doanh nghiệp Thái Lan không dễ ham món lợi trướcc mắt mà bỏ qua cái lợi lâu dài.
Nguồn: Internet
Với nhiều doanh nghiệp Vn cánh cửa bán lẻ vẫn còn rất rộng lớn và siêu thị chỉ là một phần trong số đó, thêm một khảo sát vào tháng 6 năm 2015, kênh bán lẻ với 1,3 triệu cửa hàng nhỏ từ thành thị đến nông thôn, đang chiếm đến 80% số bán hàng tiêu dùng nhanh, và không ít doanh nghiệp Việt Nam biết rất rõ điều này, có lẽ vì vậy mối e ngại hàng hóa từ Thái đến Việt Nam chưa khi nào dập tắt được niềm tin và lạc quan của họ về tiềm năng của một thị trường 80 triệu dân, được cho là hấp dẫn không chỉ với các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á, mà với cả các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Rõ ràng con đường năm chặt lấy các chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ, cửa hàng tiện lợi lại là một lựa chọn phổ biến và đầy tính khả thi. Tiềm năng của 80% sức mua hàng tiêu dùng thuộc về kênh truyền thống đang lớn tới cỡ nào và đất sống cho doanh nghiệp trong nước có lẽ là không hề nhỏ.
Thành Phúc
Tổng hợp