Tin tức

Trang chủ » » MUỐN ĐỘT PHÁ KHÔNG SỢ ĐỔI MỚI...

MUỐN ĐỘT PHÁ KHÔNG SỢ ĐỔI MỚI...

29/07/2015

Chuyên mục: Tin tức In trang

Tìm đường đổi mới là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm trong hội nghị “kinh tế sáng tạo: Đổi mới đẻ thành công”. Đổi mới là cần thiết nhưng đổi mới thế nào? Mức độ ra sao? Đó là điều cần các doanh nghiệp xác đinh đúng đắn để có thể trở lại mạnh mẽ sau khủng hoảng.

Hầu hết các diễn giải đều cho rằng sáng tạo và đổi mới đang là một xu hướng không thể đảo ngược trong hoạt động kinh doanh toàn cầu và Việt Nam. Sức sinh lời của tiền vốn, máy móc hay cơ bắp là hữu hạn, nhưng giá trị của trí tuệ, của sáng tạo vô cùng to lớn, nó tạo sự đột phá và quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo ý kiến của Học giả Nguyễn Anh Tuấn, đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam cần tiếp cận mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn tới những luồng ý tưởng hàng đầu về xu thế đổi mới, sáng tạo kinh doanh trên thế giới. và cùng nhau chia sẻ những thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Từ đó, tạo động lực và sức bật mới cho toàn nền kinh tế Việt Nam.

Nghiên cứu về các kịch bản tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam, Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết, để tiếp tục duy trì thành tích tăng trưởng như những năm vừa qua thì tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam cần tăng gần 50%. Đó do tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đô thị hóa đang chậm lại. Đây là kịch bản được đánh giá không mấy dễ dàng cho Việt Nam.

{keywords}Một lý do nữa là FDI đình trệ và liên tục giảm cam kết FDI đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Trong khi ngành chế biến chế tạo lại được chú trọng đầu tư, đòi hỏi phải tập trung vào huy động các đòn bẩy năng suất mới. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Cuối cùng là sự yếu kém của tài chính công: sự bất ổn bội chi ngân sách công và tình trạng không ổn định về sức khỏe tài chính của nhóm DNNN.

Nhận thức rõ tình hình khó khăn, DN Bia Sài Gòn đang cố gắng tự đổi mới mình. Hiện công ty Bia Sài Gòn đang đổi mới với 3 mục tiêu mũi nhọn: nhất thể hóa, hiện đại hóa và minh bạch hóa. Trong đó, lên kế hoạch đột phá cho những dòng sản phẩm cao cấp. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều công ty đang cố gắng dùng nội lực để tiến hành đổi mới nhưng không ít DN cần sự hỗ trợ của các DN nước ngoài.

Theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Bia Sài Gòn nhận định: “các luồng thông tin đa phần đều cho rằng các doanh nghiệp mất niềm tin vào thị trường cũng như chính sách. Tuy vậy theo tôi thì không hẳn như vậy, niềm tin luôn tồn tại trong mỗi doanh nghiệp, họ vẫn chờ đội cơ hội để vực dậy sau khủng hoảng. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp nên đặt niềm tin vào chính mình hơn là thị trường. Chỉ như vậy họ mới quyết đoán hơn trong tư duy sáng tạo và dám đổi mới”.

Tuy vậy nhiều doanh nghiệp cho rằng họ vẫn trong trạng thái tâm lý bi quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Nếu như không có các cải cách tái cơ cấu quyết liệt hơn thì niềm tin vào nền kinh tế dường như sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên cho hay: “Việc quan trọng để nền kinh tế có thể phát triển và ổn định hơn cần tạo được phong trào tái khởi nghiệp của các doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản vừa qua. Đó là động lực mới cho sự phát triển, khi khôi phục lại thì việc đổi mới chính là điều các doanh nghiệp này tính đến. Thông qua đó sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh với nhiều doanh nghiệp kinh nghiệm hơn, chất lượng hơn nhờ đổi mới.”

Từ khảo sát toàn cầu của PwC về những yếu tố quyết định sự thành công của đổi mới và sáng tạo tại một doanh nghiệp đã đưa ra dự đoán về doanh thu sản phẩm mới: tăng 20-40%, thời gian tiếp thị: nhanh hơn 40-60%, chi tiêu lãng phí: giảm từ 50-80%, hiệu suất R&D: tăng 25-30%, và năng suất dự án: tăng 40-100%.

Theo đánh giá của ông Michael Thomas Szczepanski – Giám đốc khối dịch vụ tư vấn của PwC: Doanh nghiệp Việt Nam đang hầu hết trông chờ vào việc đổi mới từ chính sách vĩ mô trong khi đó lại chưa xây dựng được kế hoạch đổi mới cho chính mình. Doanh nghiệp đổi mới cần chú trọng chủ yếu vào nguồn lực con người, mà khởi đầu từ lãnh đạo tới đội ngũ nhân viên để có thể đưa ra chiến lược cũng như thực hiện đổi mới hiệu quả.”

Niềm tin thị trường vẫn còn đó song để có thể vực dậy nền kinh tế cũng như tăng “sức khỏe” cho doanh nghiệp Chính phủ nên có chiến lược trong hoạch định chính sách mang tính tổng thể đến chi tiết, đi từ ngắn hạn đến dài hạn. Đồng thời, cần tạo ra môi trường cạnh tranh tự do nhưng bình đẳng tránh sự thiên lệch quá cao.

Tuy nhiên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ cảnh báo: “Sự trợ giúp của đối tác chính là động lớn để các doanh nghiệp nội tiến hành đổi mới. Tuy đổi mới là tốt nhưng không nên mượn quá sức vì khi mượn sức chắc chắn có sự thao túng và dẫn đến tình trạng doanh nghiệp của mình rơi vào tay kẻ khác”.

  




Văn bản gốc