Tin tức

Trang chủ » » Nâng cao tư duy quản trị để hội nhập tốt hơn

Nâng cao tư duy quản trị để hội nhập tốt hơn

18/03/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Năm 2016 là năm hội nhập kinh tế, có thể nói đây không phải là sự nghiệp của riêng ai, của riêng thành phần kinh tế nào, hội nhập kinh tế là sự nghiệp chung của toàn dân. Doanh nghiệp lớn, nhỏ cần phải chủ động để gia nhập thị trường quốc tế, tận dụng tốt các cơ hội để gặt hái thành quả cho riêng mình.

Nâng cao vấn đề quản trị

Vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao sau khi ký kết hiệp định TPP. Việt Nam là nước duy nhất có quan hệ thương mại tự do với tất cả các khu vực kinh tế, thị trường lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Việt Nam như là địa điểm, “cửa ngõ” để các nhà đầu tư tiếp cận thị trường ASEAN, Mỹ, EU. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, thời gian qua Chính phủ nỗ lực hoàn thiện thể chế theo hướng Nhà nước kiến tạo để tạo thuận lợi cho mọi thành phần doanh nghiệp hoạt động và tăng cường tương tác, trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam đa số quy mô nhỏ nên rất cần sự hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là về cải cách thủ tục hành chính, thể chế chính sách.

Nguồn: Internet

Một vấn đề được nhấn mạnh ở đây đó chính là để  nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải nâng cao vấn đề quản trị doanh nghiệp. Phần lớn các công ty đại chúng của Việt Nam có điểm quản trị dưới mức trung bình, trong đó có 2 điểm yếu nhất chính là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và minh bạch thông tin. Những bất cập này gây e ngại cho các nhà đầu tư. Để tận dụng được các cơ hội từ hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi cách quản trị. Hiện nay, có nhiều trường hợp doanh nghiệp  niêm yết xong lại tiếp tục quay lại xu hướng quản trị gia đình. Đổi mới quản trị không chỉ là quản trị tài chính mà cần đổi mới trong quản trị về nhân sự, lao động, đáp ứng đầy đủ các cam kết hội nhập giữa Việt Nam và quốc tế, có như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh cho DN Việt.

 Chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội

Nhà đầu tư mang các chuỗi sản xuất đến Việt Nam và kỳ vọng Việt Nam sẽ là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội cũng đến như xung lực mới cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cơ hội từ TPP tự nó không biến thành lợi ích mà tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội hay không. Bản thân cơ hội cũng phân chia không đều, doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt sẽ thu được nhiều thuận lợi và cơ hội cũng luôn đi kèm thách thức.

Nguồn: Internet

Rất nhiều các nhà đầu tư lớn đã di chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong thời gian qua. Chúng ta có cơ hội để tham gia và trở thành người cung ứng của chuỗi đó. Có thể bây giờ doanh nghiệp Việt chưa nắm bắt cơ hội đó nhưng nếu nỗ lực ta sẽ nắm bắt được. Khi kinh tế tăng trưởng, đầu tư nước ngoài nhộn nhịp sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành kinh tế khác. Bất kể ngành nào cũng có cơ hội. Đó là đặc điểm của làn sóng đầu tư lần này. Khi tham gia TPP và các hiệp định thương mại tự do giúp xuất khẩu tăng (trong đó có sự đóng góp ngày càng lớn từ khối FDI) sẽ tạo cơ hội cho các ngành khác trong nước phát triển như cảng biển, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán...

Tuy nhiên, cơ hội từ TPP tự nó không biến thành lợi ích mà tùy thuộc vào việc DN có nắm bắt được cơ hội hay không. Bản thân cơ hội cũng phân chia không đều, DN nào có sự chuẩn bị tốt sẽ thu được nhiều thuận lợi và cơ hội cũng luôn đi kèm thách thức.

Yến Lê

Tổng hợp

 

  




Văn bản gốc