Tin tức

Trang chủ » » Ngành dệt may Việt Nam với TPP: Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ

Ngành dệt may Việt Nam với TPP: Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ

24/03/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Theo đánh giá của các chuyên gia, khi TPP có hiệu lực thì ngành dệt may Việt Nam là ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. nhiều ý kiến cho rằng ngành dệt may cần khắc phục điểm yếu về nguyên phụ liệu để được hưởng các ưu đãi từ TPP.

Khó khăn nguyên phụ liệu

Theo đánh giá từ các chuyên gia, ngành dệt may Việt Nam là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Khi TPP có hiệu lực, thuế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ sẽ giảm xuống gần bằng 0% từ mức 17% như hiện nay. TPP cũng có thể giúp dệt may và da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tới 165 tỷ USD vào năm 2025. Trong trường hợp không có TPP, con số này chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, khoảng 113 tỷ USD.

Nguồn: Internet

Đây cũng là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng về dệt may, tách ra khỏi đàm phán chương 3 về mở cửa thị trường đối với hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của ngành dệt may chính là phần nguyên phụ liệu. Hiện 70% nguyên phụ liệu của ngành dệt may là hàng nhập khẩu, trong đó đa phần nhập khẩu từ những nước chưa ký kết TPP như Trung Quốc. Điều này sẽ tạo ra một rào cản lớn khiến ngành dệt may Việt Nam gặp “sóng gió” trong quá trình hội nhập sắp tới bởi theo quy định định về nguồn gốc xuất xứ của TPP, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước tham gia TPP.

“Lỏng lẻo” trong liên kết giữa các doanh nghiệp

TPP sẽ mở ra cho ngành dệt may Việt Nam những cơ hội để phát triển,  việc tham gia TPP sẽ giúp ngành dệt may tăng trưởng xuất khẩu, giải quyết được vấn đề lao động, nhất là vấn đề nông thôn, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài để cơ cấu lại ngành dệt may vốn yếu ở khâu đầu tư thượng nguồn, TPP thúc đẩy cải cách thể chế tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch hơn.

Tuy cơ hội là vậy nhưng vẫn còn nhiều thách thức ở trước mắt buộc ngành dệt may phải tập trung giải quyết, muốn hưởng lợi lớn nhất từ TPP thì từng cấp DN, Hiệp hội phải tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, quốc gia.

Do đó, muốn hưởng lợi lớn nhất từ TPP thì từng cấp DN, Hiệp hội phải tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, quốc gia. Hiệp hội phải làm thế nào để hiểu được nội dung của TPP sau đó phải biết chúng ta đang có lợi thế gì? Cơ hội thách thức ra sao, điểm mạnh, yếu để đưa ra các giải pháp phù hợp. Để đáp ứng xuất xứ về TPP thì chúng ta cần đầu tư vào ngành dệt và ngành tẩy nhuộm; ngành dệt cần kết hợp sợi và may nhưng hiện nay hai ngành này vẫn chưa kết hợp được. Đây là vấn đề khó giải quyết. Do đó Chính phủ và doanh nghiệp cần kết hợp để giải quyết bởi nếu đi nhập khẩu sẽ không mang nhiều lợi nhuận, cần đầu tư và nghiên cứu chuyên sâu về dệt và sợi.

Nguồn: Internet

Ngoài ra, điểm yếu hiện nay của các DN Việt Nam là việc liên kết giữa các DN còn yếu. Các DN chưa tìm được khách hàng trực tiếp mà thường xuất khẩu sang trung gian nên họ rất dễ chỉ định chúng ta dùng nguồn nguyên vật liệu của họ. Và khách hàng lớn cũng chỉ định dùng dịch vụ logictis của hãng tàu biển theo yêu cầu của họ… Nước ta liên kết rời rạc còn phía nước ngoài họ gắn kết rất chặt chẽ với nhau. Thậm chí họ bắt tay với nhau để nâng giá và gây khó cho DN Việt.

Theo tính toán, Hiệp định TPP có thể tiết kiệm tới 1,1 tỷ USD tiền thuế. Dung lượng hấp thụ thị trường của các nước rất lớn như Hoa Kỳ là 110 tỷ USD, EU là khoảng 100 tỷ USD, Nhật Bản khoảng 42 tỷ USD. Chính TPP cũng sẽ khiến Chính phủ phải thay đổi cách điều hành quản lý để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Hiện thể chế của Nhà nước chúng ta không giống các nước, do đó trong vòng vài năm tới chúng ta phải cải cách nền hành chính để phù hợp với các nước TPP

Trong thời gian tới, Hiệp hội dệt may sẽ cần phải đẩy mạnh hơn nữa, nắm bắt mọi vướng mắc của DN để đề xuất lên cơ quan quản lý. Trong thời gian vừa qua cơ quan quản lý đã tiếp thu phản ánh của các DN hội viên với tinh thần cầu thị cao. Hy vọng trong thời gian tới dưới sức ép của TPP thì môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện hơn nữa, thuận lợi hơn nữa.

Thu Trà

   Tổng hợp 

  




Văn bản gốc