Những điều ít biết về liên minh nước giải khát Nhật - Mỹ tại Việt Nam
08/01/2020
Chuyên mục: Tin tức doanh nghiệp In trang
Từ 2 sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7 Up, sau 25 năm, Suntory PepsiCo đã phát triển lên 13 nhãn hàng, đồng thời tạo lập hình ảnh công ty năng động, có trách nhiệm với xã hội.
Câu chuyện của Suntory PepsiCo Việt Nam khởi nguồn từ năm 1994, khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Chỉ 7 tiếng sau đó, những chai Pepsi đầu tiên đã lăn trên băng chuyền của nhà máy Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) - tiền thân của Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) ngày nay.
Cột mốc này đánh dấu việc PepsiCo trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam, khi ấy còn là một ẩn số. Ông Barry J.Shea - Chủ tịch Pepsi-Cola khu vực Đông Nam Á từng khẳng định: “Vào thời điểm đó, chúng tôi đã biết PepsiCo sẽ có cơ hội thống lĩnh thị trường này”.
Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) - tiền thân của SPVB ngày nay. |
Nhà máy SPVB đầu tiên được xây dựng tại Hóc Môn với nhân sự ban đầu chỉ hơn 100 người. Đội ngũ kinh doanh và marketing của hãng đã làm việc ngày đêm để giới thiệu sản phẩm nước giải khát đóng chai - một mặt hàng còn khá mới mẻ - đến người tiêu dùng Việt.
Cũng vào thời điểm đó, nước giải khát đóng chai vẫn còn là sản phẩm nằm ngoài tầm với của nhiều hộ gia đình. Hãng ước tính để thưởng thức một chai Pepsi, người dân phải bỏ ra số tiền tương đương 1/6 thu nhập trung bình trong ngày. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nước giải khát từ hàng hóa xa xỉ đã trở thành sản phẩm thân quen trong đời sống người Việt.
Những năm 1990, Pepsi còn là thức uống xa xỉ với người Việt. |
Nối tiếp đà tăng trưởng, năm 2013, liên minh chiến lược nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam được thành lập giữa Tập đoàn Suntory (doanh nghiệp hơn 100 tuổi của Nhật Bản) và PepsiCo (Mỹ). Cũng trong năm này, sản phẩm trà đóng chai TEA+ Plus- “đứa con tinh thần” vốn rất được yêu thích của Suntory tại Nhật Bản -chính thứcra mắt thị trường Việt Nam.
Minh chứng cho cam kết lâu dài của mình tại Việt Nam, PepsiCo và sau này là SPVB đã đầu tư lớn vào thị trường này. Từ 110 triệu USD vào giai đoạn 1998-1999 - thời điểm tái cấu trúc với 100% vốn thuộc về PepsiCo, hãng đã mua bán sáp nhập cũng như xây mới nhiều nhà máy triệu đôtại Cần Thơ, Bắc Ninh, Quảng Nam… Ước tính trong 10 năm trở lại đây, SPVB đã đầu tư hơn 500 triệu USD vào Việt Nam.
Nhà máy Quảng Nam với vốn đầu tư 76 triệu USD, khánh thành năm 2017. |
Kết quả kinh doanh ấn tượng những năm qua đã giúp SPVB vào Top 100 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2016, 2017, 2018); Top 5 công ty đa quốc gia hàng tiêu dùng nhanh có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam (2017, 2018); Top 3 doanh nghiệp uy tín ngành đồ uống tại Việt Nam (2017, 2018, 2019).
Từ 2 sản phẩm ban đầu khi mới vào Việt Nam năm 1994, đến nay SPVB có 13 nhãn hiệu được tin dùng như Pepsi, trà Ô Long TEA+ Plus, Aquafina, Sting, Lipton Ice Tea… Quy mô của liên minh này cũng ngày càng mở rộng với 5 nhà máy, 5 văn phòng đại diện, 2.800 lao động chính thức và hàng nghìn lao động gián tiếp khắp cả nước.
25 năm chỉ là quãng đường nhỏ trong hành trình rất dài của một doanh nghiệp. Trên hành trình đó sẽ có rất nhiều thử thách, chông gai. Song với tâm niệm “Chúng tôi chỉ phát triển khi bạn phát triển”, Suntory PepsiCo Việt Nam luôn hướng tới giữ vững vị trí là một trong các công ty đầu ngành; đồng thời đóng góp tích cực cho nền kinh tế và xã hội của địa phương.
Nguồn ảnh: Suntory Pepsico