Tin tức

Trang chủ » » Nike, Adidas và Puma lấn át các đối thủ cung cấp đồ thể thao của họ tại Euro 2016

Nike, Adidas và Puma lấn át các đối thủ cung cấp đồ thể thao của họ tại Euro 2016

10/06/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

3 hãng dụng cụ thể thao khổng lồ Adidas, Nike và Puma đang đẩy đối thủ ra khỏi thị trường tại giải bóng đá hàng đầu châu Âu, tăng hơn gấp đôi thị phần của họ từ những đội bóng mà họ cung cấp dụng cụ thể thao trong vòng 20 năm qua, theo một nghiên cứu công bố hôm qua 09/06.

"Các thương hiệu lớn nhất trong lĩnh vực này đang dần phát triển rộng hơn", các công ty tiếp thị thể thao Repucom cho biết.

Vào giải đấu Euro năm 1996 ở Anh, một nửa trong số 16 đội đã được cung cấp đồ thể thao bởi các thương hiệu bên ngoài, chứ không phải từ bộ ba gã khổng lồ trên. Ở Pháp năm nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn bốn trong số 24 đội, nghiên cứu cho biết.

Thị phần từ thị trường bóng đá của hãng Adidas của Đức bị cắt giảm trong thập kỷ gần đây khi mà Nike có những bước phát triển. Nhưng Adidas vẫn cung cấp đồ thể thao cho năm nhà vô địch châu Âu gần nhất và cho chín đội bóng (37%) tại giải đấu năm nay, tăng 31% so với năm 1996.

Nike đã nhìn thấy thị phần của nó tăng từ một đội (6%) trong năm 1996 đến sáu đội (25%) tại Euro 2016.

Nhưng Puma cũng đã chi tiêu nhiều hơn vào tài trợ để có thể theo kịp với bộ đôi Adidas-Puma. Thị phần của nó đã tăng từ hai đội (13%) đến năm đội (21%).

Repucom nói rằng Adidas và Nike đang bị kẹt trong một "trận chiến thương mại quyết liệt" tại Euro 2016.

Jon Stainer, giám đốc quản lý của Repucom Anh, cho biết: "Trong bóng đá, trên quy mô này, chúng tôi chỉ thực sự thấy có 2 trường hợp Adidas và Nike rơi vào hoàn cảnh này, đó là tại FIFA World Cup và giải vô địch câu Âu UEFA.

"Cả hai giải đấu cung cấp nền tảng quan trọng cho cả hai thương hiệu mà trong đó sự kích hoạt bản quyền và nội dung là một trận chiến quyết liệt."

Những đội nhận tài trợ cung cấp cho những gã thể thao khổng lồ này "một loạt các cơ hội để tăng cường tiếp xúc và thu hút người hâm mộ. Trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu, thì tháng tới sẽ là một thời điểm quan trọng cho các thương hiệu nơi mà chúng ta có thể sẽ thấy phương tiện truyền thông xã hội và các video quảng cáo tràn ngập mọi nơi. "

Ông cho biết "sự thống trị trong cung cấp đồng phục thể thao khiến con số các nhà sản xuất khác giảm vì nó được dựa trên uy quyền hiện tại của hai thương hiệu '."

"Trong khi chúng ta đang nhìn thấy Warrior và Under Amour đang được người tiêu dùng chào đón, thì rõ ràng là môn thể thao này vẫn còn bị chi phối bởi hai thương hiệu khổng lồ," Stainer nói.

Nike đang dẫn đầu trong giao dịch với cá nhân cầu thủ. Gã khổng lồ Mỹ đã có một hợp đồng lâu dài với Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha, người Repucom nói về mặt thương mại là "làm lu mờ hết mọi câu thủ khác tại Euro 2016."

Công ty ước tính giao dịch với Ronaldo trị giá 19 triệu euro (21,5 triệu $) một năm. Cầu thủ xứ Wales Gareth Bale, hợp tác với Adidas, đứng thứ hai với khoảng bốn triệu euro (4,6 triệu $).

Trong khi đó, một nhóm sản xuất hàng đầu cho biết rằng hàng giả đang gây thiệt hại cho ngành công nghiệp thể thao châu Âu 500 triệu euro (570 triệu $) và 2.800 việc làm mỗi năm.

Hiệp hội UNIFAB cho biết các sự kiện như Euro 2016 và giải đấu quần vợt Wimbledon hoành tráng khiến hàng giả tràn ngập thị trường quốc tế.

Hải quan Pháp cho biết trong tuần này họ đã thu giữ 1.200 áo bóng đá Tây Ban Nha giả tại Calais, khi chúng vừa vượt qua eo biển từ nước Anh.

6000 áo bóng đá giả đã được đưa ra khỏi một tàu container tại cảng Le Havre vào tháng Tư.

"Chúng tôi sẽ đẩy mạnh kiểm tra xung quanh sân vận động trong suốt giải đấu," Tổng giám đốc hải quan Pháp Helene Crocquevieille nói.

Pháp chiếm khoảng 15% (800 triệu euro) thị phần trong thị trường sản xuất thiết bị thể thao tại Liên minh châu Âu mỗi năm.

Nguyễn Hà

Lược dịch theo Thenational

  




Văn bản gốc