Tin tức

Trang chủ » » Nỗi niềm cổ đông ngân hàng không có cổ tức

Nỗi niềm cổ đông ngân hàng không có cổ tức

26/04/2016

Chuyên mục: Tin tức In trang

Năm nay sẽ là một năm buồn cho các cổ đông khi nhiều ngân hàng vẫn “nói không với cổ tức”, thay vào đó cổ đông lại tiếp tục được nhận cổ tức từ cổ phiếu.

Nhiều năm không một xu cổ tức

Đến nay, mùa Đại hội cổ đông ngân hàng đã đi qua quá nửa và vẫn tiếp tục là một năm buồn cho các cổ đông khi nhiều ngân hàng vẫn nói không với cổ tức. Đã có những cổ đông ngân hàng 5 năm liên tiếp không được nhận một đồng cổ tức trong khi nếu đem gửi tiết kiệm ngân hàng, họ đã nhận những khoản lãi cố định hằng năm. Và dự kiến nhiều năm tới, họ cũng sẽ phải "nhịn" cổ tức.

Báo cáo các con số đều “tăng trưởng” và “vượt kế hoạch”, nên khi trình đại hội cổ đông việc không chia cổ tức năm thứ 4 liên tiếp, Ban lãnh đạo Techcombank đã vấp phải phản ứng gay gắt từ phía các cổ đông. Một cổ đông cho rằng, mỗi năm ban lãnh đạo Techcombank được chia thù lao 28 tỷ đồng trong khi 4 năm không trả cổ tức cho cổ đông là không công bằng, trong khi giá cổ phiếu Techcombank trên thị trường OTC liên tục giảm, hiện chỉ giao dịch quanh mệnh giá.

Báo cáo các con số đều “tăng trưởng” và “vượt kế hoạch”, nên khi trình đại hội cổ đông việc không chia cổ tức năm thứ 4 liên tiếp, Ban lãnh đạo Techcombank đã vấp phải phản ứng gay gắt từ phía các cổ đông. Một cổ đông cho rằng, mỗi năm ban lãnh đạo Techcombank được chia thù lao 28 tỷ đồng trong khi 4 năm không trả cổ tức cho cổ đông là không công bằng, trong khi giá cổ phiếu Techcombank trên thị trường OTC liên tục giảm, hiện chỉ giao dịch quanh mệnh giá. Trước phản ứng này của nhà đầu tư, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank cho rằng, cuộc họp ĐHCĐ với tinh thần các cổ đông ngang nhau nên các ý kiến của các cổ đông HĐQT đều lắng nghe và có ý kiến chia sẻ của mình. Ông Hồ Hùng Anh cho rằng giai đoạn vừa qua rất khó khăn, cổ đông đầu tư chưa nhận được giá trị thặng dư của cổ phiếu và cổ tức, nhưng ông Hồ Hùng Anh cho rằng "chúng ta cần công bằng với Ban điều hành. Mặc dù nền kinh tế khó khăn, các ngân hàng khác gặp khó khăn nhưng Techcombank trong năm qua đã giải quyết được vấn đề nợ xấu, lợi nhuận 2015 đạt hơn 2000 tỷ và 2016 phấn đấu đạt 3500 tỷ thể hiện sự nỗ lực và đóng góp ban điều hành".

Ví dụ trên đây là minh chứng điển hình cho nỗi mong ngóng vô vọng nhiều năm của cổ đông. Còn cổ đông của những ngân hàng nằm trong diện tái cơ cấu như SCB, TPBank, VietABank,... đã xác định rõ họ sẽ còn phải "nhịn" cổ tức thêm một thời gian nữa. 

Cổ tức được trả bằng cổ phiếu

Một mùa đại hội cổ đông nữa lại tới nhưng dường như các cổ đông không mấy hào hứng, bởi kết quả kinh doanh đã được hầu hết các ngân hàng công bố từ quý I năm nay. Và với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, dự báo 2016 sẽ lại là một năm buồn cho cổ đông ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhiều ngân hàng đang ở mức tối thiểu và có nguy cơ bị “thủng” lưới an toàn nếu Hiệp ước vốn Basel II được áp dụng. Vì vậy, tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, các ông chủ nhà băng đang tìm mọi cách thuyết phục cổ đông tăng vốn, cách dễ nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu. Câu chuyện cổ tức không chỉ diễn ra kịch tính ở các ngân hàng nhỏ mà vẫn có phần căng thẳng tại chính các ngân hàng lớn có lợi nhuận dẫn đầu thị trường. 

Năm 2015, nhiều ngân hàng đã được NHNN phê duyệt chia cổ tức bằng cổ phiếu như VPBank, ACB, Nam Á...Theo lãnh đạo của NHNN, cơ quan này đang khuyến khích các ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu để nâng cao năng lực vốn. 

Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra của một số ngân hàng, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã gặp phải sự chất vấn của các cổ đông. Bởi thông thường, cổ đông vẫn có tâm lý muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt, khi mà giá cổ phiếu ngân hàng ngày càng giảm và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, các ngân hàng đều chịu chung một quy định là để được chia cổ tức thì phương án chia cổ tức đó phải được NHNN thông qua. Yêu cầu này được NHNN đặt ra kể từ năm 2015, theo đó các ngân hàng phải báo cáo về việc chia cổ tức và cũng chỉ được đề xuất chia cổ tức khi đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Điều này có nghĩa là vấn đề trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ sẽ được đặt lên hàng đầu cho mỗi ngân hàng. Các cổ đông cũng là một trong những “người chủ” của ngân hàng thì phải chia sẻ quyền lợi của mình với hoạt động của ngân hàng. 

Lý do, thời gian qua, tổng tài sản của các ngân hàng tăng quá nhanh trong khi vốn chủ sở hữu lại quá thấp, khiến hệ số an toàn vốn (CAR) giảm mạnh. Vì vậy, cùng với việc tìm kiếm đối tác để phát hành riêng lẻ, phát hành cổ phiếu thưởng…, thì trả cổ tức bằng cổ phiếu là một trong những giải pháp hữu hiệu để các ngân hàng tăng vốn trong thời gian tới.

Hơn nữa, trong quá trình ngành ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động. Việc tăng trích lập dự phòng làm lợi nhuận sụt giảm nên cổ tức chia cho cổ đông không như trước đây, khiến nhiều cổ đông bức xúc.  không khí ĐHCĐ năm nay sẽ còn căng thẳng và nóng bỏng bởi nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục xin cổ đông không chia cổ tức, để tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, nhất là các nhà băng sau sáp nhập.

Kiều Anh

Tổng hợp

  




Văn bản gốc