Tin tức doanh nghiệp

Trang chủ » » OCB: Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất 2020

OCB: Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất 2020

22/09/2020

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa được tạp chí tài chính quốc tế International Finance Magazine (IFM) trao giải thưởng "Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam 2020". Đây là lần thứ ba liên tiếp nhà băng nhận giải thưởng từ tạp chí uy tín này. Đặc biệt, năm nay, OCB là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận giải thưởng ở hạng mục trên.

Giải thưởng của IFM xét chọn trên một loạt tiêu chí khắt khe, bao gồm việc đổi mới và sáng tạo trong các nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số, chiến lược thu hút khách hàng trực tuyến, mức độ tăng trưởng khách hàng trực tuyến, tối ưu trong hoạt động cung cấp sản phẩm trên kênh trực tuyến, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động vận hành và kinh doanh.

 

Số hóa hành trình trải nghiệm dịch vụ tài chính

Nếu như ở mô hình ngân hàng truyền thống, khách hàng phải đến chi nhánh, phòng giao dịch để mở tài khoản, mở thẻ, đăng ký vay... thì giờ đây, một ngân hàng số hóa tốt sẽ giúp khách hàng thực hiện tất cả việc đó trên kênh online, trước mắt là qua website và ứng dụng.

Ngân hàng số OCB OMNI được phát triển trên nền tảng ngân hàng hợp kênh, cho phép khách hàng tiếp cận hầu hết dịch vụ tài chính cơ bản như: Mở tài khoản, gửi tiết kiệm, thanh toán các dịch vụ thiết yếu, thanh toán QR thông qua hợp tác với VnPay, liên kết với các công ty ví hàng đầu như MoMo, Moca… để khách hàng nạp/rút ví điện tử thuận tiện và nhanh chóng.

Trong năm qua, OCB xúc tiến hợp tác với nhiều đối tác mới để phát triển thêm nhiều tiên ích thanh toán, mua sắm, du lịch cho khách hàng, tích hợp đa dạng sản phẩm, dịch vụ tài chính từ thiết yếu đến nâng cao như bảo hiểm hay đầu tư quỹ mở.

Bên cạnh đó là các cải tiến về tiện ích và dịch vụ, khách hàng của OCB giờ đây có thể đăng ký dịch vụ internet banking, thay đổi thông tin, mật khẩu, gói dịch vụ hay khóa thẻ hoàn toàn online.

OCB cũng đi đầu trong việc triển khai thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động kinh doanh, điển hình như Công nghệ nhận diện khuôn mặt (face recognition); công nghệ OCR -  đọc dữ liệu từ hồ sơ khách hàng như CMND, hộ chiếu, bằng lái xe; các hình thức chuyển tiền mới như chuyển tiền qua nickname, chuyển tiền QR, chuyển tiền bằng số điện thoại; các giải pháp khai thác và tiếp thị khách hàng trên các nền tảng social như Facebook, Zalo hay hệ thống quản lý thông tin khách hàng - Customer Data Platform (CDP), hệ thống tiếp thị tự động - marketing automation; Nền tảng chuyển tiền quốc tế ứng dụng công nghệ Ripple… OCB cũng là một trong các ngân hàng tiên phong tại Việt Nam thử nghiệm các mô hình chấm điểm tín dụng với việc kết hợp các nguồn dữ liệu mới (alternative data) và triển khai phát triển các mô hình kinh doanh mới.

Ở khía cạnh vận hành back-end, OCB đã và đang đầu tư vào các hệ thống quản lý thông tin khách hàng(CRM), quản lý qui trình (BPM), hệ thống dữ liệu khách hàng để tối ưu hóa việc ra các quyết định kinh doanh, vận hành, tiếp thị, thẩm định và chăm sóc khách hàng.

Chuyển đổi số - Sứ mệnh không bao giờ dừng lại!

 “Ở OCB, chúng tôi xem hoạt động chuyển đổi số là sứ mệnh không bao giờ dừng lại. Chúng tôi đặt mục tiêu chuyển đổi ngày càng nhiều và nhanh hơn, với mục tiêu giúp cho khách hàng những trải nghiệm an toàn, nhanh chóng và tiện nghi trên online”, ông Nguyễn Thiện Tâm – Giám đốc Chiến lược Ngân hàng số OCB chia sẻ.

Trong thời gian tới, OCB sẽ tiếp tục xúc tiến hợp tác với nhiều đối tác, mở rộng hệ sinh thái để khách hàng ngày càng được hưởng nhiều tiện ích hơn trên kênh online. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu, dù khách hàng có thể ở trong những hệ sinh thái khác nhau, thực hiện những hoạt động khác nhau trong cuộc sống như mua sắm, học hành, du lịch…nhưng khi cần sử dụng dịch vụ tài chính, khách hàng sẽ nghĩ đến OCB như “Ngân hàng mọi lúc mọi nơi” (Anywhere - Anytime Bank) và tiếp cận các dịch vụ này bằng những phương cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện nghi nhất có thể.

Với giải thưởng của IFM, ghi nhận về sự chuyển đổi số tại OCB, một lần nữa khẳng định thành công của chúng tôi trong việc triển khai chiến lược công nghệ số vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, phát triển hài hòa giữa chiến lược số hóa hệ sinh thái ngân hàng với mô hình kinh doanh, không ngừng tối ưu và nâng tầm trải nghiệm người dùng, Ông Tâm chia sẻ thêm.

  




Văn bản gốc