Xuất khẩu nông sản quý I tăng nhẹ
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 3/2016 đạt gần 2,54 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2016 đạt 6,73 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Thị trường diễn biến theo xu hướng tăng
Tại thị trường trong nước, tháng 3, giá nhiều mặt hàng nông sản chính đang diễn biến theo xu hướng tăng. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 3,41 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2015. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 3 xuất khẩu gạo đạt 629 nghìn tấn với giá trị đạt 274 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,59 triệu tấn và 692 triệu USD, tăng 41,6% về khối lượng và tăng 40,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonexia vươn lên là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 với thị phần đạt 31,42%. Trung Quốc, đứng vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam với 17,15% thị phần. Hai tháng xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 160,69 triệu tấn và 71,5 triệu USD, tăng 39,2% về khối lượng và tăng 53,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất lúa Đông Xuân tại khu vực ĐBSCL, nhưng bù lại giá lúa lại đang có chiều hướng tăng mạnh có lợi cho nông dân. Hiện nay, việc thu mua lúa đang diễn ra thuận lợi, việc xuống giống không đồng loạt giữa các khu vực khiến nguồn cung trên thị trường không bị thiếu hụt.
Nguồn: Internet
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 1,36 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016, chiếm 51,84% tổng giá trị xuất khẩu. Đặc biệt giá cá tra có dấu hiệu tăng trở lại do nhu cầu thu mua của các nhà máy tăng nhưng nguồn cung cá trong hộ nuôi lại không còn nhiều.
Sức ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
Do tình trạng biến đổi khí hậu khó lường, chính vì điều này đã gây ra sự ảnh hướng không hề nhỏ tới sản lượng thu hoạch cũng như giá cả của một số mặt hàng nông sản. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I.2016 tăng thấp hơn cùng kỳ chủ yếu do sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do rét hại và băng giá tại các tỉnh phía Bắc. Hạn hán và xâm nhập mặn trên diện rộng tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên làm giảm giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Nguồn: Internet
Giá chè tại Thái Nguyên tháng qua giảm so với tháng trước do khí hậu ẩm ướt và ấm áp của mùa xuân tạo nguồn cung hứa hẹn. 3 tháng đầu năm, xuất khẩu chè đạt 23 nghìn tấn với 35 triệu USD, giảm 5% về khối lượng và giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2016 đạt 1.554,2 USD/tấn, giảm 8,3% so với năm 2015.
Giá hạt tiêu cũng có xu hướng giảm theo quy luật do là thời điểm đang thu hoạch rộ, lượng cung tăng lên. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2016 đạt 1,49 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc – 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2016 – chiếm 65,98% tổng giá trị xuất khẩu.
Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (tăng trưởng âm) 1,23% do thiên tai, rét hại, băng giá, hạn hán, xâm nhập mặn.
Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện nước từ đập thủy điện của Trung Quốc đã về đến Lào, chỉ còn cách Việt Nam 800km, khoảng 3-4 ngày nữa sẽ đến. Nhằm sớm khắc phục tình trạng xâm nhập mặn nặng đang gây khó khăn không hề nhỏ tới các vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ.
Lam Trang
Tổng hợp