Xu hướng

Trang chủ » » 6 điều cần biết về thương mại toàn cầu năm 2016

6 điều cần biết về thương mại toàn cầu năm 2016

14/12/2016

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Phức tạp, không ổn định, bất hợp tác quốc tế là những gì có thể nói về thương mại toàn cầu năm 2016. Tăng trưởng, khả năng cạnh tranh được cải thiện và mức sống được nâng cao, nhiều thập kỷ, được coi như động lực mạnh mẽ cho thương mại cải thiện đáng kể sự hội nhập trong kinh tế toàn cầu.

Nhưng tất cả những thành phần tham gia đã không được hưởng lợi một cách công bằng, và trong khi hàng trăm triệu người đang được thoát nghèo nhờ tăng trưởng kinh tế toàn cầu thì thương mại đã làm thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp, tước đi sinh kế và hi vọng cùng với đó làm gia tang xung đột sắc tộc và chính trị quốc gia.

Tìm cách giữ lại được những mặt tích cực của thương mại và đầu tư giờ đây là một ưu tiên quan trọng của các nhà lãnh đạo. Với những thoả thuận thương mại lớn mất nhiều năm để đàm phán và nhiều tháng để làm sang tỏ nhưng dường như những lựa chọn vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, Báo cáo Giao Thương Toàn Cầu mới cung cấp thêm một cái nhìn sâu sắc hơn về những con đường mà thương mại có thể được tối ưu hoá để trao quyển cho các doanh nghiệp trẻ, thúc đẩy tăng trưởng và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 

Mức độ Tự do Thương mại năm 2016. Nguồn: Weforum

Dưới đây là 6 điều chúng ta đúc kết được từ báo cáo, được xuất bản gần nhất năm 2014:

1. Những nền kinh tế không ngại tìm kiếm những hướng enabling trade thường rất thịnh vượng. Cùng với Singapore và Hong Kong, 2 trung tâm giao dịch thành công, những nền kinh tế khác trong top 10 đều thuộc Liên Minh Châu Âu. Từ biểu đồ dưới đây, chúng ta thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa GDP bình quân đầu người và chỉ số thông thương của chúng ta, bất kể mức thu nhập hoặc khu vực (một số các giá trị ngoại laic ó thể được giải thích rằng các nền kinh tế hàng hoá phụ thuộc vào xu hướng làm thấp hơn mức trung bình và điều này cũng được đề cập trong báo cáo).

Biểu đồ 1: GDP trên mỗi cá nhân và chỉ số Tự do Thương mại năm 2016

GDP trên mỗi cá nhân (US$, tỉ lệ logarit), 2015. Nguồn: Weforum

2.Có thể sẽ là một sai lầm khi cho rằng ác cảm hiện tại với thương mại ở Châu Âu và Hoa Kỳ đang đồng loạt lây lan toàn cầu. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi có một nhu cầu rất lớn muốn hoà nhập tốt hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Biểu đồ dưới đây minh hoạ số lượng dân số toàn cầu sống ở những quốc gia tương đối đóng cửa với thương mại quốc tế, trong đó ảnh hưởng đến sự tiếp cận với hang hoá nước ngoài và, tất nhiên, cả khả năng làm tang giá trị trong việc xuất khẩu tới những nước giàu hơn.

Có một thực tế rằng những quốc gia đông dân nhất thế giới cũng nằm trong những quốc gia thong thương quốc tế tồi tệ nhất – chỉ có Trung Quốc nằm trong những quốc gia đông dân nhất leo lên nửa trên của bảng xếp hạng năm nay. Điều này cũng có thể được giải thích một phần thực tế là do thị trường nội địa của các nước này quá lớn khiến cho sự thông thương kém quan trọng hơn; tuy nhiên tiềm năng về sự tăng trưởng tốt hơn có thể được cải thiện bằng cách tiếp cận tốt hơn cùng sự cởi mở với thị trường nước ngoài.

Biểu đồ 2: Dân số và chỉ số Tự do Thương mại

Trục tung thể hiện chỉ số Tự do Thương mại; trục hoành thể hiện dân số các quốc gia. Nguồn: Weforum 

Tính toán của người viết được dựa trên số liệu của IMF năm 2016

3. Khi nói đến sự cởi mở của các quốc gia khi nhập khẩu, có thể hơi lười biếng khi nói rằng các nền kinh tế phát triển thong thoáng hơn các nền kinh tế mới nổi. Ngược lại, biểu đồ dưới đây lại cho thấy những ngoại lệ cho nhận định này. Mỗi vùng trong biểu đồ đượng đong đếm theo GDP sức mua tương đương, và chúng ta có thể thấy những điều kiện tiếp cận thị trường ở những nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh và thậm chí Hà Lan bị suy yếu bởi những thủ tục hải quan phức tạp. Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đều có những điểm mạnh riêng: Chile, Mexico và Philippines vượt lên khi mở cửa thị trường nội địa của họ.

Biểu đồ 3: Khả năng thâm nhập thị trường nội địa và GDP

Kích thước của các nhóm theo Sức mua tương đương theo GDP; màu của các nhóm được chia theo cấp độ phần trăm tương ứng với các cột khả năng

Nguồn: Diễn đàn Kinh tế Thế giới; IMF 2016.

4. Viễn cảnh thương mại toàn cầu đang dịch chuyển dần về phía đông. Biểu đồ phía trên thể hiện tiến độ của những quốc gia (hoặc tiểu vùng) từ năm 2014 tới năm 2016 qua bảy tiêu chí trong chỉ số của chúng tôi, cung cấp cho người đọc góc nhìn tốt nhất về những nơi có tiền độ tốt nhất cũng như chậm nhất. Tiền trình hội nhập ở ASEAN cho thấy khối tiến bộ hơn bất kì khu vực nào khác trong việc tiếp cận thị trường trong nước. Sự cải thiện hiệu quả trong việc quản lý biên giới – đã từ lâu được xem như chiến thắng dễ dàng khi nói đến tiềm năng giúp những thương nhân trong những vấn đề rất nhỏ liên quan tới tài chính và chính trị. Có lẽ đây là điều tất yếu khi mà khu vực duy nhất đang xúc tiến thương mại ở mọi lĩnh vực là công nghệ thong tin. Nhưng khi cơ sở hạ tầng kĩ thuật số phát triển, những lĩnh vực khác sẽ chậm lại: cơ sở hạ tầng truyền thống và dịch vụ vận tải xấu đi một cách đáng lo ngại trong 2 năm qua.

Bảng 2: Sự phát triển của chỉ số Tự do Thương mại theo các vùng miền

Chỉ số được phân theo 7 cột tiêu chí của ETI, từ nằm 2014 đến 2016

5. Tiền không phải là thước đo của thành công. Trong khi thực tế là những nền kinh tế phát triển có những thứ hạng cao hơn trong Chỉ số Thông Thương năm nay – và hưởng lợi nhiều nhất từ thương mại, khi nói đến sự mở cửa – đây không phải là ví dụ cho tất cả những sự thành công. Trong số những quốc gia hào phóng nhất,(tức là những công ty có chênh lệch lớn nhất giữa thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) cũng bao gồm cả những thị trường mới nổi. Trong khi top 3 nền kinh tế trong bảng dưới đây cso thể không lấy làm gì là ngạc nhiên, Mauritius và Georgia lại có điểm cao hơn cả Liên minh Châu Âu.          

Những quốc gia tham gia nhiều nhất và hoạt động Thương mại Quốc tế. Nguồn: Weforum

6. Quản trị có thể giúp cho các thương nhân và những doanh nghiệp mới phát triển, không cần tới những điều ước thương mại phức tạp. Tập trung vào 3 trường hợp điển hình ở Châu Phi, báo cáo nhấn mạnh rằng những quy trình hiện tại có thể tốn kém và không đáng tin cậy đến mức nào. Điều này bất chấp thực tế rằng ở Châu Phi, các nước như Botswana, Rwanda, Nam Phi và Kenya đang dẫn đầu. (Thật thú vị khi rất nhiều nền kinh tế dẫn đầu này ở phía Nam và Đông của châu lục, nơi sự hội nhập đang phát triển nhanh hơn). Những bảng xếp hạng khác trong báo cáo cũng nêu ra sự không minh bạch, hối lộ cũng không kém ảm đạm.

Bảng 1: Top 10 Quốc gia Châu Phi về quản lý biên giới

Một đúc rút cuối cùng từ báo cáo : Chiến lược phát triển toàn diện rất quan trọng khi nói đến sự cân bằng và những tác dộng khắc nghiệt nhất của thương mại. Những điều này cũng cần bao gồm cả giáo dục và đào tạo, và nỗ lực rất lớn để đảm bảo rằng những việc làm hấp dẫn được tạo ra khi mà cán cân việc làm có những thay đổi lớn. Điều này bởi vì, thậm chí nếu thương mại toàn cầu có chuỗi giá trị nhỏ hơn và co cụm lại, bất cứ ngành công nghiệp nào tái cơ cấu cũng sẽ không mang lại nhiều việc làm so với con số như ban đầu.

Thu Thủy

Lược dịch theo World Economic Forum

 

  




;

Văn bản gốc


;