Tin tức

Trang chủ » » Kinh tế 5 tháng đầu năm qua các chỉ số

Kinh tế 5 tháng đầu năm qua các chỉ số

30/05/2018

Chuyên mục: Tin tức In trang

Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2018.

Tháng 5 có CPI cao nhất trong vòng 6 năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước, là tháng 5 có CPI tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,7%

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 5 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là điện tử, máy vi tính... Một số ngành có mức tăng trưởng thấp, thậm chỉ còn giảm.

Sắt thép dẫn đầu tăng trưởng trong số các sản phẩm công nghiêp. Sản phẩm dầu thô khai thác 5 tháng đầu năm giảm 10,2% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động gấp đôi doanh nghiệp "đóng băng"

Doanh nghiệp bổ sung 1,4 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế 5 tháng đầu năm. Cụ thể, doanh nghiệp thành lập mới đăng ký 516,9 tỷ đồng tiền vốn, doanh nghiệp đang hoạt động cũng bổ sung thêm 902,2 tỷ đồng đăng ký thêm.

Hàn Quốc dẫn đầu FDI cấp mới

Trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 9,9 tỷ USD, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc vẫn là quốc gia rót vốn nhiều nhất vào Việt Nam hiện nay.

TP HCM là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong 5 tháng đầu năm với 540,9 triệu USD vốn đăng ký mới. Hà Nội theo sát với 525,6 triệu USD. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bạc Liêu, Ninh Thuận...

Chủ yếu đầu tư ra nước ngoài ngành tài chính ngân hàng

Trong 5 tháng có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Lào chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Campuchia chiếm và Cu Ba.

Chưa bội chi ngân sách

Trong cơ cấu chi ngân sách, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 20%, chi thường xuyên chiếm 36,1% và 41,1% còn lại để trả nợ.

Xuất siêu hơn 3,3 tỷ USD

Số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và EU.

Về nhập khẩu, Việt Nam vẫn nhập khẩu lượng hàng hóa lớn nhất từ Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản...

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.752,7 nghìn tỷ

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê con cho biết trong 5 tháng đầu năm,khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 6.708,4 nghìn lượt người, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nông, lâm, ngư nghiệp

Ngành nông nghiệp trong 5 tháng đầu năm chủ yếu canh tác lúa theo vụ tại mỗi địa phương. Chăn nuôi trâu bò ổn định, nuôi gia cầm tiếp tục đạt khá, lợn có dấu hiệu tái đàn khi giá thịt lợn hơi đang tăng lên.

Về lâm nghiệp, tính chung 5 tháng đầu năm, diện tích rừng bị thiệt hại là 386 ha, giảm 34,7%so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 115,9 ha, diện tích rừng bị chặt phá là 270,1 ha.

Sản lượng thủy sản ước tính đạt 2.807 nghìn tấn.

 

 Nam Anh

Theo Người đồng hành 

 

 

  




;

Văn bản gốc


;