Sáng tạo - Khai mở

Trang chủ » » Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

15/05/2017

Với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, những công ty tài chính và phi tài chính sẽ được kết nối với khách hàng gần hơn bao giờ hết.

Cuộc cách mạng công nghiệp mới nhất này đề cập đến giai đoạn tiếp theo của những đổi mới công nghệ như Internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D và việc sử dụng dữ liệu lớn (Big Data). Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ là chủ đề trong cuộc họp thường niên năm trước của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) tại Davos, Thụy Sĩ. Hơn 2.500 nhà lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp, chính phủ, giới hàn lâm và nghệ thuật đã họp mặt tại đây, trong đó có tập trung vào chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

Theo dự báo gần đây của nhóm phân tích thị trường IDC, số tiền chi tiêu cho IoT trên toàn thế giới sẽ tăng 17% trong vài năm tới, có nghĩa là con số chi tiêu sẽ tăng lên hơn 1,3 nghìn tỉ USD. Làn sóng chi tiêu mới này chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp như viễn thông, vận tải và sản xuất. Nó được dự kiến sẽ bao gồm các lĩnh vực tiêu dùng, ngân hàng, y tế, cũng như bảo hiểm.

Trong khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất mang tới sự đổi mới kéo dài hơn 100 năm, thì mỗi cuộc cách mạng tiếp theo chỉ kéo dài chưa được một nửa, miễn là có tốc độ đổi mới nhanh hơn cuộc cách mạng trước.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là giai đoạn của những đổi mới công nghệCuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là giai đoạn của những đổi mới công nghệ. Nguồn: Internet

IoT là sự kết nối rộng lớn hơn nhiều giữa các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động, cùng với đó là khả năng chia sẻ dữ liệu tự động. Các nhà nghiên cứu tại Gartner dự báo đến năm 2020, sẽ có 20,8 tỉ thiết bị được kết nối. Trong khi đó, những nhóm khác lại thấy lạc quan hơn: Cisco dự đoán con số này sẽ là 50 tỉ vào cuối thập kỉ. Tính liên kết tuyệt vời này sẽ có tác động lớn tới xã hội, các mối quan hệ khách hàng về cơ bản sẽ thay đổi. Đồng thời, hệ thống tài chính và thị trường cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Trong thế giới tài chính, những thay đổi diễn ra nhằm giúp quá trình thanh toán nhanh hơn và đơn giản hơn. Công nghệ cũng giúp các doanh nghiệp start-up ở những nước đang phát triển thiết lập hoạt động nhanh chóng hơn.

“Có thể tưởng tượng ra IoT giúp cải thiện hệ thống ngân hàng bằng nhiều cách như thế nào. Ví dụ, thiết bị được mặc trên người dùng để xác nhận sinh trắc học; thanh toán đồ gia dụng; và những dịch vụ giúp xác định vị trí địa lí có thể trở nên cá nhân hóa hơn, trong khi vẫn đảm bảo tăng cường tính bảo mật. Tuy nhiên, khách hàng thực sự muốn cải tiến phần nào lại phụ thuộc vào hướng triển khai cuối cùng của IoT. Mỗi một thiết bị sẽ trở nên mạnh hơn, có thể tương tác với khách hàng bằng giọng nói và sẽ hoạt động như trợ lí riêng của khách hàng. Chúng ta có thấy rằng những thiết bị di động thông minh đã nhanh chóng thay đổi hình thức tương tác với khách hàng như thế nào”, Christophe Chazot – Trưởng nhóm Sáng kiến của HSBC cho biết.

Ông cũng nói thêm: “Những công nghệ này có tiềm năng rất lớn. Chúng gắn kết với thành công của từng công nghệ khác – và điều đó có nghĩa là tốc độ thay đổi dường như trở nên chậm hơn cho tới khi không còn thay đổi nữa. Tôi tin chắc chỉ còn là vấn đề thời gian cho tới khi chúng ta thấy những công nghệ mới này trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của tất cả chúng ta.”

Về phía cung, nhiều ngành công nghiệp đang được dự đoán rằng việc sử dụng các công nghệ mới sẽ tạo ra những phương thức hoàn toàn mới để phục vụ các nhu cầu hiện nay, đồng thời làm gián đoạn đáng kể các chuỗi giá trị ngành hiện có. Về phía cầu, sự minh bạch ngày càng rõ ràng, sự tham gia của người tiêu dùng và các mô hình mới về hành vi của người tiêu dùng sẽ buộc các công ty phải thích ứng với cách thiết kế, tiếp thị, phân phối sản phẩm và dịch vụ.

“Để giành chiến thắng trong môi trường kinh doanh mới ngày nay, nơi mà toàn bộ hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu dùng đang chuyển hình ngay trước mắt chúng ta, sự thay đổi về tư duy là vô cùng cần thiết. Những gì đã đưa một công ty tới vị trí hiện tại sẽ không hoàn toàn có khả năng giúp họ phát triển. Vị trí này sẽ không còn thoải mái như vậy nữa”, Diane Reyes – Trưởng phòng Thanh toán và Quản lí Tiền tệ Toàn cầu tại HSBC phát biểu.

Trọng tâm của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là dữ liệu, hay còn được mô tả là “loại dầu mới”. Big Data vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp đang học cách thu thập, phân tích và sử dụng nó như một lợi thế cạnh tranh.

Dữ liệu đang nhanh chóng trở thành tài sản quý giá mà không một công ty nào có thể tồn tại nếu thiếu nó. Mỗi giao dịch, tương tác hay trải nghiệm đều đi kèm với sự can thiệp của kĩ thuật số. Các doanh nghiệp đang nhanh chóng nhận ra rằng dữ liệu này có thể tạo ra các luồng doanh thu mới và cung cấp những hệ sinh thái kĩ thuật số mới. Các công ty đã khai thác dữ liệu này và nhờ đó cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới gần hơn.

Khối lượng dữ liệu lớn có cấu trúc hay không có cấu trúc đều hỗ trợ chống hành vi gian lận nội bộ, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống tài chính bằng cách sử dụng những phân tích mạng phức hợp.

Bên cạnh những đổi mới này, khách hàng cũng mong muốn cuộc sống tài chính của họ được bảo mật, thẻ tín dụng và tiền gửi giảm, các nhu cầu giao dịch có độ tin cậy cao hơn.

Bà Reyes kết luận: “Chúng ta phải học hỏi nhanh hơn và có tư tưởng tiến bộ hơn khi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như sự phát triển công nghệ, bằng cách đổi mới nội bộ và sức cạnh tranh với bên ngoài – nơi mà tốc độ phát triển của thị trường đang được cải thiện và sản phẩm đang được tối ưu hóa”.

Thanh Huyền

Lược dịch theo HSBC.com

  




;

Văn bản gốc


;