Fredmund Malik và Peter Drucker

Trang chủ » » Nhóm và làm việc theo nhóm

Nhóm và làm việc theo nhóm

Trong lĩnh vực quản lí, từ “làm việc theo nhóm” mang nghĩa tích cực trong một thời gian dài: Làm việc theo nhóm không chỉ được xem như một hình thức làm việc khả thi, mà còn là hình thức đáng mong muốn duy nhất. Theo nguyên tắc, về cơ bản, nhóm đã và đang vượt trội hơn là cá nhân. Một nhóm luôn được đánh giá là tân tiến, sáng tạo và “tốt hơn”. Nhưng điều này có làm giảm tiềm năng phát triển ở mỗi cá nhân?

Làm việc theo nhóm là gì và không phải là gì

Nhóm “điển hình” trong các tổ chức thông thường không chỉ một nhóm cụ thể nào, mà đơn giản là một nhóm các cá nhân làm việc với nhau theo hình thức nào đó, và thường thì không thực sự tốt. Có một ngoại lệ, đó là lính cứu hỏa.

Trong lĩnh vực quản lí, từ “làm việc theo nhóm” mang nghĩa tích cực trong một thời gian dài: Làm việc theo nhóm không chỉ được xem như một hình thức làm việc khả thi, mà còn là hình thức đáng mong muốn duy nhất. Theo nguyên tắc, về cơ bản, nhóm đã và đang vượt trội hơn là cá nhân. Một nhóm luôn được đánh giá là tân tiến, sáng tạo và “tốt hơn”.

Nhu cầu làm việc theo nhóm luôn tồn tại. Trên thực tế, mọi người làm việc trong cùng một nhóm là một phần của những nền tảng cho hành vi xã hội của con người. Nhưng liệu những yếu tố này đã đủ để biện minh cho những học thuyết xem đó như là phương pháp làm việc phù hợp duy nhất? Mỗi một hình thức tương tác xã hội có thể được xác định là làm việc nhóm hay không? Có quá ít sự phân biệt giữa giao tiếp, phối hợp, hợp tác và cộng tác có thể thấy rõ. Tất cả đều có thể xảy ra khi đang làm việc nhóm. Trái lại, không phải lúc nào làm việc nhóm cũng tốt.

Ảnh: Internet.

Điều gì khiến làm việc nhóm trở nên quá khó khăn?

Chừng nào con người còn tồn tại, hợp tác vẫn là một vấn đề của cuộc sống thường ngày. Những gì mà chúng ta gọi là nhóm ngày nay vốn là hình thức cơ bản của bất cứ khuôn khổ xã hội nào. Nó gần như là một yếu tố cấu thành của xã hội, cụ thể là sự hợp tác giữa người với người dưới nhiều hình thức khác nhau để ứng biến với cuộc sống – dù đó có thể là các hình thức khác nhau trong gia đình, nhóm thợ săn thời tiền sử, cộng đồng nông thôn, doanh nghiệp trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp hay xóm làng. Không ai có thể sống sót mà không hợp tác với nhau. Robinson Crusoe cuối cùng cũng chỉ là một cuốn tiểu thuyết.

Bởi lí do này, việc hợp tác với những người khác như một phần trong nhóm chưa bao giờ là vấn đề riêng của bất cứ ai. Đây không phải là điều cần phải học hay được dạy. Tự cuộc sống đã khiến chúng ta tồn tại theo hình thức nhóm, và sống là làm việc theo nhóm…

Giờ đây, dường như khả năng làm việc theo nhóm đã được coi là một tiêu chuẩn nghề nghiệp. Tại sao chúng ta lại tin rằng tất cả mọi thứ phải được thực hiện như một nhóm? Liệu chúng ta có sử dụng nhiều người trong tổ chức của mình hiện nay, mà chưa bao giờ học được cách hoàn thành mọi thứ cho chính việc của họ? Hay đúng hơn, là làm nhiều người lao động giấu mình đi trong một nhóm làm việc?

Những gì thực sự thay đổi trong thế giới đương đại của chúng ta là các yếu tố như tốc độ, động lực và sự phức hợp trong giao tiếp, phối hợp, hợp tác và cộng tác. Tương tự, những gì đã tăng lên là số lượng các cấu trúc tổ chức kém và các hình thức lao động thiếu thực tế gây cản trở các công việc khác có hiệu quả bất cứ lúc nào. Nhìn chung, yêu cầu cao trong kĩ năng nhóm sẽ không thể có được thông qua phần lớn những hình thức đào tạo hiện nay. Mặt khác, chúng ta thường chỉ có đa số những con người bình thường đang làm việc trong tổ chức. Không phải ai cũng là thiên tài.

Vì thế, tốt hơn hết là nên thay đổi tổ chức chứ không phải con người.

Một tổ chức không nhằm làm cho công việc trở nên khó khăn hơn đối với mọi người. Ngược lại, nó sẽ làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn. Nếu chúng ta ngừng mong đợi việc mọi người sẽ đối mặt với các tổ chức cản trở sự hiệu quả, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận ra phần lớn thành công khi làm việc cùng nhau thực sự tốt mà không có vấn đề lớn nào, nhất là vì làm việc cùng nhau là một kĩ năng phổ thông mà người bình thường đều có. Kết quả phù hợp có thể đạt được theo cách này.

Nếu chúng ta phải điều chỉnh lại các điều khoản và nhiệm vụ quản lí với sự theo dõi và chú ý ngang nhau, làm việc theo nhóm sẽ không phải là vấn đề, hoặc nói chính xác hơn: Hiển nhiên những người bình thường tự có những kĩ năng cần thiết để hợp tác với nhau. Làm việc theo nhóm sẽ không phải là vấn đề. Và ngược lại? Cho dù có được đào tạo nhiều bao nhiêu cũng không thể bù đắp được sai lầm trong việc tổ chức các nhiệm vụ và vị trí, cũng như trong đào tạo kĩ năng nhóm.

Sự lí tưởng hóa không cần thiết, hiệu quả thực tế và làm việc theo nhóm thực sự

Về hiệu quả vượt trội thì sao? Không thực sự đạt được thành công xuất sắc, cụ thể là thành công có tính sáng tạo lớn, là một vấn đề của cả nhóm? Những kĩ năng nhóm thông thường mà những người bình thường có khả năng đạt được trong trường hợp này là gì? Hay việc đòi hỏi sự đào tạo đặc biệt có cần thiết cho các tổ chức?

Trên thực tế, hầu như tất cả những thành tựu lớn, mà trên hết là những gì được coi là đột phá, đều là kết quả của sự nỗ lực ở từng cá nhân, đôi khi với sự hỗ trợ của người khác, nhưng không bao giờ trong phạm vi một nhóm. Điều này đúng với các phong trào trong lĩnh vực nghệ thuật hay khoa học, và do đó vấn đề này xứng đáng được xem xét một cách nghiêm túc. Các công trình quan trọng trong tâm lí học, toán học, khoa học tự nhiên và nhân văn là kết quả từ những thành tựu của các cá nhân, trừ một vài trường hợp ngoại lệ có những sự hợp tác chân thành trong khoa học…

Các nhóm cũng là những công cụ thực hiện, giống như cách làm việc của từng cá nhân. Một trong những hoạt động thực tiễn này không nên bị phủ nhận, cũng không nên quá tôn vinh nó. Bản chất công việc và cách tiếp cận tối ưu nên được xác định bởi nhiệm vụ đang diễn ra, chứ không phải bởi các lý thuyết giáo điều.

Các hình thức làm việc nhóm điển hình

Các hình thức làm việc nhóm điển hình. Ảnh: Internet.

Những thứ chúng ta cần hơn bao giờ hết: Các nhóm hiệu suất cao

Trong thế giới của các tổ chức, các nhiệm vụ phải được thiết lập để những người bình thường có thể thực hiện được (vì chúng không phải là cái gì khác) với những kĩ năng thông thường (vì những cái khác không thể học được). Các tổ chức muốn đạt được kết quả phải nắm vững cả hai: Làm việc theo nhóm và hiệu suất cá nhân. HIệu quả là chìa khóa, mà theo yêu cầu của nhiệm vụ đang được thực hiện quy định. Vì vậy chúng ta cần cả hai – công việc cá nhân hiệu quả và làm việc theo nhóm hiệu quả. Trong lĩnh vực quản lí, các quy tắc hiệu quả với những việc làm đúng đắn thường được cho là sự thực hiện đúng cách.

Điều chúng ta cần hơn bao giờ hết trong tổ chức của mình hiện nay là các nhóm hiệu suất cao. Hơn nữa, chúng ta luôn cần các nhóm hiệu suất cao mới – thích nghi theo hoàn cảnh, có mô hình tổ chức linh hoạt – được trang bị với “những người chơi” cũng có hiệu suất cao: Tất cả các thành viên trong nhóm sở hữu những kĩ năng nhất định và bình đẳng, mỗi thành viên có thêm những kĩ năng mà các thành viên khác không có. Một số người có kĩ năng đặc biệt hơn, nhưng không phải là tất cả mọi kĩ năng…

Chúng ta ngày càng cần những nhóm này ở các tổ chức trong xã hội phức hợp, năng động, có mạng lưới toàn cầu. Để các nhóm đạt được hiệu quả cao nhất, họ cần một số thành phần nhất định mà tất cả các nhóm có hiệu suất cao – ta có thể bắt gặp khá nhiều trong các môn thể thao như đội đua thuyền, hay các nhạc sĩ, bác sĩ phẫu thuật và dịch vụ y tế khẩn cấp – đều có điểm chung: Hiệu quả và độ tin cậy về hoạt động. Đó là những gì làm họ trở nên nổi bật: Các quá trình đào tạo dài hạn để đạt được mục tiêu này.

Thanh Huyền

Theo Viện Nghiên cứu Malik

  




;

Văn bản gốc


;