Xu hướng

Trang chủ » » Những điểm chung tạo nên các cuộc chuyển đổi số thành công

Những điểm chung tạo nên các cuộc chuyển đổi số thành công

26/12/2017

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Những đổi mới về công nghệ đã chuyển đổi hoàn toàn bối cảnh kinh doanh theo nhiều cách khác nhau trong suốt hai thế kỷ vừa qua, từ sự xuất hiện của động cơ hơi nước cho đến sự thống lĩnh thị trường của lốp xuyên tâm. Nghiên cứu của McKinsey & Company và Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho thấy, số hoá chính là căn nguyên của sự ảnh hưởng.

Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy số hoá có sức ảnh hưởng đáng kể đến các công ty đứng đầu trong nhiều ngành công nghiệp - làm suy giảm tới hơn một nửa tốc độ tăng trưởng doanh thu và một phần ba lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) của các công ty không chú trọng đến cải tiến kỹ thuật số.

Sẽ không phải là quá muộn đối với những công ty đang dẫn đầu trong việc xóa bỏ “lời nguyền kỹ thuật số” và tạo ra con đường tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn nếu họ sẵn sàng và có thể đầu tư nhiều hơn vào kỹ thuật số so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách thay đổi danh mục hoạt động kinh doanh hiện tại và tăng cường các hoạt động khác theo mô hình kinh doanh mới. Trên hết, các doanh nghiệp này sẽ thực sự khôn ngoan nếu biết lựa chọn "nền tảng" phù hợp - tạo ra giá trị bằng cách giữ vị trí trung gian trong các giao dịch giữa các bên, ví dụ như giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng - bởi vì cách này sẽ giúp các doanh nghiệp thu được nhiều giá trị hơn trong các chuỗi ngành công nghiệp đang bị gián đoạn.

Mặc dù những lợi ích từ hướng đi “tái thiết lập kỹ thuật số” đã được chứng minh, nhưng chỉ có một số ít các công ty dám chấp nhận nó. Trong nghiên cứu ban đầu dựa theo dữ liệu năm 2016, chỉ có 16% các công ty đã thực hiện các bước chuyển đổi hướng tới việc tái thiết lập, đồng nghĩa với việc họ đã cơ cấu lại danh mục đầu tư (thu hẹp các mảng hoạt động yếu kém và mở rộng các mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận) và đầu tư nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh vào các chiến lược kỹ thuật số khả thi dựa trên nền tảng mô hình kinh doanh mới. Trong các nghiên cứu gần đây vào giữa năm 2017, từ nguồn dữ liệu về 1.650 công ty trên thế giới cho thấy, không quá 20% các công ty đi theo con đường "tái thiết lập kỹ thuật số". Do đó, có thể kết luận rằng, mặc dù đã có những cảnh báo, nhưng hầu hết các công ty đều đang không bắt kịp được thời đại kỹ thuật số.

Vì vậy, nghiên cứu mới này sẽ tập trung vào việc tìm hiểu làm thế nào để khuyến khích các công ty thực hiện tái thiết lập kỹ thuật số thường xuyên hơn (và có lợi hơn). Dưới đây là sáu yếu tố quan trọng và có tính thống kê mạnh mẽ dự đoán khả năng một công ty sẽ lựa chọn đi theo con đường đổi mới:

1. Quan ngại về sự bất ổn trên mức giới hạn

Nhìn chung, các công ty đang dẫn đầu thường có xu hướng bị gián đoạn bởi họ bỏ qua các tín hiệu về sự bất ổn. Ngược lại, các công ty nhận thức được mức độ bất ổn liên quan đến kỹ thuật số lại là những người có tham vọng thay đổi. Những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tiên tiến nhất về kỹ thuật số, chẳng hạn như công nghệ cao, đã cảm thấy áp lực của công cuộc số hóa và có xu hướng nghiêng về sự thay đổi. Kết quả khảo sát cho thấy, một phần tư các công ty công nghệ cao đang dần thay đổi, lớn hơn gấp 2,5 lần so với tổng số các công ty và các lĩnh vực. Ngược lại, ngành công nghiệp ô tô chỉ có một nửa các công ty sẵn sang cho việc cải tiến kỹ thuật số.

Thậm chí thú vị hơn là sự khác biệt trong các ngành công nghiệp tạo ra nhận thức về rủi ro thúc đẩy hành động. Trong ngành công nghệ cao, khi các công ty cho rằng mô hình kinh doanh hiện tại của họ không khả thi và phải được điều chỉnh hoàn toàn (so với việc chỉ điều chỉnh kỹ thuật số cận biên cho mô hình hiện tại), họ đã tái đầu tư kỹ thuật số thường xuyên hơn 40% so với mức trung bình của toàn ngành. Đối với mỗi ngành khách nhau, điểm giới hạn thúc đẩy các công ty thực hiện các hành động tiếp theo là khác nhau - các công ty công nghệ cao thường thực hiện bước nhảy vọt khi nhận thức được rằng 25% doanh thu truyền thống của họ đang rơi vào tầm rủi ro; trong lĩnh vực ngân hàng, con số này là khoảng 35%. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi đã đạt đến những điểm tới hạn này, mọi quyết định sẽ trở nên tương đối dễ dàng hơn, kể cả các quy tắc kỹ thuật số.

2. Nhận thức được tất cả các rủi ro, không chỉ những rủi ro từ khởi nghiệp

Một sai lầm thường trực của các công ty đó là chỉ nhìn vào các tín hiệu bất ổn từ những đối thủ mới tham gia vào cuộc chơi kỹ thuật số. Nhưng bất kỳ một dự án khởi nghiệp kỹ thuật số trong một ngành công nghiệp nào cũng có thể trở thành một nhà phát minh đương nhiệm.

Hãy tưởng tượng một công ty trong một ngành công nghiệp với chín đối thủ cạnh tranh. Một đối thủ cạnh tranh là một dự án khởi nghiệp kỹ thuật số trong ngành, một công ty khác là một dự án khởi nghiệp kỹ thuật số từ một ngành công nghiệp tương tự. 7 công ty còn lại là những người tiên phong trong ngành. Những ví dụ này không phải là giả thuyết thuần túy; chúng là ước tính của một cấu trúc ngành điển hình dựa trên dữ liệu có sẵn. Các công ty thường phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh truyền thống, những đối thủ mới gia nhập, và những đối thủ rẽ ngang từ những ngành tương tự. Tuy nhiên, trung bình, ba trong số các đối thủ truyền thống này có thể đã tham gia vào việc số hóa một cách mạnh mẽ và một trong số đó có thể đã trở thành một nhà cải tiến kỹ thuật số.

Nói chung, điều này có nghĩa là công ty đang phải đối mặt với các cuộc tấn công mạnh mẽ từ ba đối thủ chứ không phải là một, và một trong số đó được biết đến là đã chọn cách phá vỡ các chuẩn mực sẵn có của ngành công nghiệp – “tác động đỏ”. Hơn nữa, ngành công nghiệp càng có mức độ số hóa cao, các công ty trong ngành thường tham gia vào sự phát minh kỹ thuật số nhiều hơn.

Trung bình cứ ba công ty tham gia vào cuộc đua kỹ thuật số, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên đến 5,5, hoặc hơn 50% trong các ngành công nghiệp có mức công nghệ số hóa cao.

Để trở thành một nhà phát minh, một công ty khôn ngoan sẽ không chỉ quan tâm đến những đối thủ mới tham gia mà còn nhìn vào các đối thủ cạnh tranh truyền thống, những người có thể trở thành những người cải tiến kỹ thuật số và phải chú ý đến các công ty từ các ngành công nghiệp tương tự.

3. Cuộc tấn công kép: cốt lõi và đa dạng hóa

Ngày nay, nhiều công ty có suy nghĩ cần phải bảo vệ hoạt động kinh doanh cốt lỗi của mình trước tiên và sau đó sẽ phát triển thông qua việc đa dạng hóa. Một doanh nghiệp tiêu biểu thường chỉ tập trung khoảng 30% nguồn lực vào các hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Ngược lại, các nhà cải tiến kỹ thuật số thực sự dành một lượng tài nguyên tương đương để sửa đổi mô hình kinh doanh cốt lõi và đầu tư mở rộng các ngành kinh doanh khác.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào các hoạt động không phải là cốt lõi có thể sẽ là một sai lầm. Thứ nhất, doanh thu ở mức độ thấp hơn, tăng trưởng lợi nhuận có xu hướng bị giảm bớt mặc dù có sự đa dạng hóa vì các công ty cần thời gian để xây dựng sự hiện diện trong mỗi lĩnh vực mới. Hơn nữa, tài sản và năng lực của các công ty trong các mảng kinh doanh không phải cốt lõi vẫn chưa được thiết lập toàn diện như trong các thị trường hiện hữu. Thứ hai, các mảng kinh doanh cốt lõi vẫn là “miếng bánh ngon” cho nhiều công ty; sự tái tạo kỹ thuật số cho các mảng kinh doanh cốt lõi vẫn có thể đem lại tăng trưởng tốt hơn.

Khi các nhà cải tiến kỹ thuật số đẩy mạnh các hoạt động động ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực cốt lõi và kỹ thuật số, tổng doanh thu cũng như tăng trưởng lợi nhuận của họ thường được nâng cao. Hiệu quả này không phải quá lớn, theo thống kê - nằm trong khoảng từ 0,5% đến 1% tăng trưởng doanh thu hàng năm theo ngành - nhưng hiệu quả lợi nhuận gấp 3 lần và sự phát triển này có xu hướng tăng lên qua các năm.

4. Khắc phục các kỹ năng lãnh đạo

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn phải đối mặt với các rào cản lớn trong hành trình số hóa của họ. Theo một cách nào đó, điều này là tự nhiên, bởi vì nhiều công ty đã thành công bằng cách thiết lập các quy trình và năng lực mạnh mẽ qua nhiều năm. Nhìn chung, những năng lực đó mang lại thành công cao hơn bởi chúng cung cấp những tài sản không thể thay thế được. Tuy nhiên, các công ty có nhiều khả năng thành công trên con đường tái phát minh kỹ thuật số khi các nhà lãnh đạo của họ cam kết hành động, ví dụ như Giám đốc điều hành quyết định tài trợ cho các chương trình hành động, ban điều hành chỉ định các nhà quản lý cụ thể phụ trách việc chuyển đổi, v.v.

5. Ưu tiên kinh doanh theo nhu cầu

Như đã đề cập trước đó, các doanh nghiệp hiện tại nhìn thấy lợi nhuận cao hơn khi họ thay đổi mô hình kinh doanh sang việc phát triển nền tảng - hiệu quả này thậm chí còn lớn hơn đối với những công ty tiên phong đã cho thấy các chỉ số khác nhau về sự tái phát minh kỹ thuật số. Kết quả khảo sát mới cũng đã xác nhận lại kết quả này, bên cạnh đó còn chỉ ra hai vấn đề mới. Thứ nhất, lý do tại sao những công ty tham gia đổi mới kỹ thuật số thường thành công hơn so với những công ty khác, đó là do họ chọn nền tảng ưu tiên hàng đầu gấp 2,5 lần so với các công ty hiện tại muốn đổi mới kỹ thuật số. Thứ hai là mô hình nền tảng tái tập trung vào nhu cầu sẽ làm tăng cơ hội trở thành một nhà cải cách kỹ thuật số và thu được lợi nhuận tốt hơn. Công thức cho lợi nhuận kỹ thuật số là kết quả tiềm năng của các hiệu ứng mạng lưới nhu cầu lớn đã được nhấn mạnh trong các lý thuyết quản lý nền tảng.

6. Thử nghiệm với ranh giới công nghệ

Đổi mới kỹ thuật số chỉ thực sự hoạt động nếu các công ty nắm vững kiến ​​trúc công nghệ kỹ thuật số. Phù hợp với các phát hiện trong các nghiên cứu khác, các công ty cải tiến kỹ thuật số đảm bảo rằng họ đã sử dụng toàn bộ công nghệ số và áp dụng trong cả tổ chức để hỗ trợ các ứng dụng và các quy trình quan trọng. Hơn nữa, họ cũng đang tập trung nghiên cứu các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới nổi, chẳng hạn như nâng cấp các thuật toán máy tính để nghiên cứu sâu hơn, hoặc đầu tư vào thế hệ robot thông minh mới, như là một cách để xây dựng lợi thế cạnh tranh. Đáng ngạc nhiên là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin không phải là người nắm bắt được làn sóng đầu tiên của công nghệ số, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội hoặc điện thoại di động, không chỉ ít mà hầu như không thu được lợi nhuận đầu tư. Các công ty phải nắm vững mọi thế hệ công nghệ, và nhanh chóng tiên phong trong cải tiến kỹ thuật số để thu được lợi nhuận tốt từ các khoản đầu tư công nghệ.

Thu Thủy

Lược dịch theo McKinsey

  




;

Văn bản gốc


;