Tranh luận

Trang chủ » » Những giả thiết về giao dịch thương mại:Giải quyết các quan niệm sai lầm về thương mại

Những giả thiết về giao dịch thương mại:Giải quyết các quan niệm sai lầm về thương mại

27/12/2016

Chuyên mục: Tranh luận In trang

MGI phân tích hiệu suất làm việc của các khu vực giao dịch thuộc những nền kinh tế lâu đời. Chúng tôi phát hiện ra rằng thực tế lại thường mâu thuẫn với những kiến thức thông thường.

Tác giả: Charles Roxburgh, James Manyika, Richard Dobbs and Jan Mischke 

Để vực dậy tăng trưởng ỳ trệ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nền kinh tế lâu đời đang cố gắng tăng cường mạng lưới đầu tư và xuất khẩu với hy vọng duy trì tăng trưởng và việc làm tại cái thời điểm khi mà tiêu thụ trong nước vẫn còn yếu. Họ đang tập trung đặc biệt vào ngành sản xuất, trong bối cảnh những nước này đang dần mất đất vào tay những thị trường mới nổi. Tuy nhiên những nỗ lực để kích thích sản xuất và xuất khẩu hoàn toàn có khả năng làm tăng nguy cơ của chủ nghĩa bảo hộ.

Điều quan trọng trong những cuộc tranh luận là các vấn đề thương mại và tác động của nó cần được đưa ra dựa trên thực tế. Dựa vào quan điểm này, một báo cáo của Viện toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute – MGI), mang tên “Những giả thiết về giao dịch thương mại: Giải quyết các quan niệm sai lầm về thương mại, công ăn việc làm, và tính cạnh tranh”, đã được đưa ra để phân tích hiệu suất làm việc của các khu vực giao dịch thuộc những nền kinh tế lâu đời. Chúng tôi phát hiện ra rằng thực tế lại thường mâu thuẫn với những kiến thức thông thường. Ví dụ:

Giả thiết: Các nền kinh tế lâu đời đang thất bại trước các thị trường mới nổi trong các hoạt động giao dịch, và do đó phải đối mặt với sự gia tăng của thâm hụt thương mại.

Thực tế: Nhìn chung, cán cân thương mại của các nền kinh tế lâu đời vẫn giữ trạng thái ổn định và thậm chí đã bắt đầu quá trình cải thiện. Có một sự khác biệt lớn giữa các quốc gia nói riêng, nhưng không có bằng chứng về việc giảm bán sỉ của cán cân thương mại giữa các nền kinh tế lâu đời và các nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ qua.

Đồ thị 1

Mặc dù các quốc gia nói riêng cho thấy sự khác biệt đáng kể, mạng lưới xuất khẩu ròng trung bình của các nền kinh tế lâu đời giữ trạng thái tương đối ổn định trong cả thập kỷ qua.

Giả thiết: Ngành sản xuất công nghiệp khiến tình hình thâm hụt thương mại tệ hơn.

Thực tế: Việc nhập khẩu tài nguyên, trong bối cảnh giá của mặt hàng này đang tăng mạnh, có đóng góp tiêu cực nhất đến cán cân thương mại của những nền kinh tế lâu đời. Năm 2008, các nền kinh tế lâu đời đã bị thâm hụt 3.3% GPD cán cân thương mại trong các nguồn tài nguyên, nhưng thặng dư 0.5% GPD trong các ngành sản xuất, đặc biệt là thặng dư lên tới 1.6% trong nền kinh tế tri thức. Một số quốc gia lâu đời riêng lẻ thâm hụt thương mại trong sản xuất tri thức.

Quan niệm: Thương mại là trọng tâm trong công cuộc bị loại bỏ của các công việc trong ngành sản xuất.

Thực tế: Những thay đổi trong thành phần nhu cầu và sự gia tăng năng suất liên tục mới là những lý do chính giải thích sự suy giảm về số lượng việc sản xuất trong các nền kinh tế lâu đời. Thị phần ngành sản xuất trong tổng số lao động của các nước này chắc chắn sẽ tiếp tục giảm, từ 12 phần trăm hiện nay xuống dưới 10 phần trăm trong năm 2030. MGI nhận định rằng thương mại, hoặc gia công, là lí do mà trên dưới 20 phần trăm trong số 5,8 triệu công việc trong ngành sản xuất tại Mỹ đã bị loại bỏ trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2010.

Đồ thị 2

Trong 15 năm qua, nhiều nền kinh tế trưởng thành đã phải trải qua thâm hụt trong thương mại tài nguyên. Sự thâm hụt này đã triệt tiêu những thặng dư thương mại từ hàng hóa và dịch vụ thuộc sản xuất tri thức.

 

 

Báo cáo của MGI nhằm vạch trần những quan niệm sai lầm được phổ biến rộng rãi về cách thức mà các công việc trong ngành sản xuất và dịch vụ được tạo ra. Công việc của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và các công ty khi họ tìm kiếm những cơ hội cho sự tăng trưởng tại các thị trường mới nổi và các rủi ro của chủ nghĩa bảo hộ. Một vài kiến nghị được đề ra như sau:

  • Đẩy mạnh việc tự do hóa vấn đề thương mại dịch vụ, ở những nơi mà vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
  • Hướng chính sách liên quan đến thương mại tới việc hỗ trợ và hưởng lợi từ các lợi thế so sánh trong giai đoạn hấp dẫn của các chuỗi giá trị toàn cầu, và tránh chú trọng vào việc duy trì hoặc tạo việc làm trực tiếp thông qua xuất khẩu sản xuất.
  • Hỗ trợ đầu tư tiếp nối vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, và đổi mới để duy trì lợi thế so sánh và tiếp tục tạo ra công ăn việc làm có giá trị cao.

Thu Thủy

Lược dịch theo McKinsey and Company

  




;

Văn bản gốc


;