Fredmund Malik và Peter Drucker

Trang chủ » » Sự vui vẻ trong công việc

Sự vui vẻ trong công việc

Làm việc thì nên vui vẻ - nhưng nếu bạn không đạt được điều đó, hoặc ít nhất là không thể luôn vui vẻ? Liệu suy nghĩ về sự vui vẻ trong công việc có thực sự giúp doanh nghiệp phát triển bền vững?

Vietnam Report trân trọng giới thiệu bài viết của GS. Fredmund Malik, chuyên gia có ảnh hưởng hàng đầu thế giới về lãnh đạo và quản lý, nhà tư tưởng của lý thuyết chuyển đổi vĩ đại thế kỷ 21. Cùng với GS. Peter Drucker, cả hai được coi là những nhà tư tưởng và thực hành quản trị nổi tiếng nhất trong thời đại ngày nay, “cha đẻ” của Quản trị Hiện đại thế kỷ 20 và thế kỷ 21.

Giáo sư Fredmund Malik, tác giả của cuốn sách "Managing Performing Living"

Ảnh: Giáo sư Fredmund Malik, tác giả của cuốn sách "Managing Performing Living"

Trong một số trường phái tư tưởng về quản lí, vui vẻ trong công việc đã quá quen thuộc. Quan điểm này vẫn hay được dễ dàng chấp nhận bởi nó có vẻ hợp lí. Trong nghiên cứu của tôi, hơn 70% người trả lời cũng nghĩ vậy. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã thay đổi suy nghĩ sau khi nhìn nhận chủ đề một cách chi tiết.

Sự vui vẻ trong công việc

Làm việc có nên là sự vui vẻ? Liệu sự vui vẻ có tạo ra thêm động lực cho chúng ta? Đáp án thường là “có”. Mặc dù câu trả lời này nghe có vẻ hợp lí, nhưng đây lại chính là vấn đề, bởi vì niềm vui thường được hiểu là một yêu cầu, một quyền hơn là một mong muốn.

Yêu cầu này đã trở thành thứ niềm tin mang tính chi phối – đặc biệt là trong một số loại đào tạo quản lí – với những hệ quả đáng nghi ngờ. Điều này đã dẫn đến những kì vọng gần như là không thể hoàn thành trên cơ sở lâu dài cho bất cứ một tổ chức nào.

Những kì vọng không thực tế

Nhu cầu về sự vui vẻ nằm trong danh mục những sự thuyết phục có vẻ hợp lí. Trong thực tế, nó khiến việc khuyến khích nhân viên theo cách thức phù hợp trở nên khó khăn hơn, và trong một số trường hợp là không thể thực hiện được.

Nó tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn: Những mong đợi được khơi gợi bởi các nhà quản lí và huấn luyện viên không được thỏa mãn và nhân viên cảm thấy thất vọng. Đây lần lượt là kết quả của các chương trình động cơ thúc đẩy và hành vi “thúc đẩy”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình hành động này có thể được những người có liên quan và nhiều người trong số họ theo chủ nghĩa hoài nghi hiểu là một nỗ lực nhằm thao túng, vì bản thân công việc thường không có sự thay đổi. Song quyền được hưởng niềm vui trong công việc vẫn phù hợp.

Sự thất vọng được tạo ra đó thậm chí còn lớn hơn, bởi mọi người giờ đây cũng cảm thấy rằng họ đã bị lừa. Không dễ để tìm ra lối thoát cho vòng tròn này, nhưng nó vẫn khả thi nếu tìm ra lòng can đảm để áp dụng cho cách tiếp cận mới mẻ và thực tế hơn.

Sự phân biệt lớn hơn

Trước hết, nên nghĩ rằng yêu cầu mới về việc tận hưởng sự vui vẻ trong công việc không chỉ tồn tại vài thập kỉ trong lịch sử thế giới. Thực tế này không phủ nhận yêu cầu hay hứa hẹn nào, nhưng có thể khiến cả hai rơi vào tình huống bị phủ nhận đó.

Thứ hai, nó khá hữu ích cho việc phân biệt giữa sự vui vẻ với niềm vui. Chúng không giống nhau, và không nghi ngờ chút nào đây là hai từ khác biệt. Công việc có thể mang lại niềm vui ngay cả khi nó không hề “vui vẻ” theo nghĩa dùng hiện nay.

Công việc có thể mang lại niềm vui ngay cả khi nó không hề “vui vẻ”

Công việc có thể mang lại niềm vui ngay cả khi nó không hề “vui vẻ”. Ảnh: Internet.

Hãy xem xét mặt đối lập: Tất nhiên chúng ta nên làm gì đó để có thể loại bỏ những buồn phiền liên quan đến công việc, cho dù chỉ là có thể. Những bước tiến ở các nước phát triển kinh tế trong 100 năm qua rất lớn. Họ đại diện cho một cuộc cách mạng mà cách nó diễn ra chưa từng được thấy trong sách sử. Quá trình vĩ đại đã diễn ra, với ngày càng nhiều loại công việc đôi khi mang lại niềm vui thích.

Tuy nhiên, cần làm rõ rằng hầu như không có công việc nào luôn luôn mang lại niềm vui, và bất cứ công việc nào cũng có thể có sự áp đặt khiến mọi người không hề thấy vui.

Ngay cả những hoạt động mà nhiều người cho là lí tưởng, kích thích và hấp dẫn – như phi công, diễn viên hoặc nhạc trưởng – vẫn có một mặt buồn tẻ. Theo thời gian, những sự nghiệp này cũng trở nên quay vòng, buồn chán, khó khăn, và niềm vui biến mất.

Tôi từng nói chuyện với một nhạc trưởng nổi tiếng về chủ đề này, rằng chắc chắn công việc tuyệt vời của ông và tự bản thân âm nhạc đã mang đến cho ông niềm vui mỗi ngày. Ông lặng lẽ nhìn tôi trong khoảng thời gian dài đến nỗi gần như không còn chịu nổi, và khẽ nói: “Tôi đã điều khiển bản giao hưởng Mozart của tối nay quá nhiều lần tới nỗi tôi không thể chịu đựng được nữa. Nếu tôi nói tên nó ra, tôi sẽ bị dị ứng da”. Ông dừng lại một lúc lâu, và cuối cùng bổ sung: “...nhưng cả dàn nhạc sẽ không nhận ra điều đó trong suốt buổi tối, và khán giả càng không”.

Cũng phải làm rõ rằng công việc cần được hoàn thành mà không chỉ có những yếu tố gây mệt mỏi; toàn bộ công việc sẽ chẳng bao giờ mang lại cho bất cứ ai niềm vui hay sự vui vẻ. Không thể dự đoán được sự phát triển số hóa và khoa học robot có ảnh hưởng gì trong vấn đề này.

Nhà vệ sinh vẫn cần được làm sạch, tác vẫn cần được thu gom, và vẫn sẽ còn những công việc không được đánh giá cao – chúng không có bất cứ sự vui vẻ nào, ngay cả với những người ở tầng lớp thấp. Làm thế nào để những người này có phản ứng trước câu châm ngôn “công việc nên là sự vui vẻ”?

Ý tưởng của việc có được sự vui vẻ hẳn là không kém phần đáng nghi ngờ với những người phải đối mặt công việc hàng ngày đang là nỗi đau của thế giới: những nhân viên cứu trợ người tị nạn mà không thể thực sự giúp đỡ; những nhân viên xã hội không thể loại bỏ việc nghiện ma túy, mại dâm hay vô gia cư; những giáo viên cùng linh mục trong khu ổ chuột của các thành phố lớn; và những bác sĩ cùng y tá thường xuyên làm việc với các trường hợp không còn hi vọng trong phòng chăm sóc đặc biệt. Họ không làm công việc của mình vì chúng mang lại niềm vui, mà là do chúng cần được làm – ngay cả khi điều này nghe đã quá cũ đối với nhiều người. Họ làm bởi vì họ coi đó là nghĩa vụ và nó vượt qua cả cảm giác trách nhiệm.

Làm việc hay những kết quả?

Nhu cầu làm việc để có niềm vui hay kể cả kết quả là sự vui vẻ không chỉ ở vấn đề về động lực thúc đẩy có thể hòa tan: Nó có một tác động tiêu cực khác và rất có tính phá hoại. Nó mang lại sự phân tâm khỏi những vấn đề cần nhất liên quan tới công việc, và cũng từ quan điểm này nó cung cấp các giải pháp – gọi là những kết quả.

Nó thu hút sự chú ý của mọi người tới bản chất của công việc hơn là cho phép họ tập trung vào kết quả công việc của họ. Công việc là quan trọng, nhưng hiệu suất thậm chí còn quan trọng hơn – không phải đầu vào, mà là đầu ra.

Nếu có ai muốn áp đặt một yêu cầu, sẽ tốt hơn nếu họ nói rằng kết quả nên mang lại niềm vui, chứ không phải công việc. Kết quả nên làm cho con người thấy tự hào, đem tới sự hài lòng và ý nghĩa trong cuộc sống của họ. Thậm chí nếu công việc hoàn toàn không vui vẻ, kết quả vẫn có thể làm hài lòng và ít ra cũng mang đến chút thỏa mãn. Kết quả có thể được gắn với niềm tự hào chính đáng, cho phép cả những ai có công việc không được đánh giá cao tìm ra sự tự tôn trọng mà tất cả mọi người đều cần có.

Miễn là nó ý nghĩa...

Các nhà điều hành nên trao quyền cho mọi nhân viên để phân bổ hiệu suất - thứ rất quan trọng đối với tổ chức, trong khi tận dụng những điểm mạnh của họ và cho phép họ cung cấp dịch vụ này. Thông thường, không có gì hơn sự cần thiết. Chúng ta trả tiền cho hiệu suất chứ không vì những lí do, động cơ hoặc cảm xúc liên quan tới dịch vụ. Chúng ta không thể làm điều đó ngay cả khi chúng ta muốn, vì chúng ta thường không đủ quen thuộc với chúng.

Điều quan trọng nhất là cho mọi người cơ hội để thấy được đầy đủ ý nghĩa hành động của họ bằng cách nhìn vào những kết quả. Tôi tin rằng Viktor Frankl – nhà lí luận và tác giả của cuốn sách “Man’s Search for Meaning” – đã trình bày một cách thuyết phục rằng: Ý nghĩa rất quan trọng, và không phải sự tự thể hiện. Ngay cả Abraham Maslow – nhà tâm lí học động cơ nổi tiếng nhất – đã đồng ý với Frankl, và kết quả ông đặt sự tự thể hiện mình ở trên cùng tại Tháp nhu cầu trong học thuyết của ông về sự tự hoàn thành, có ít người quen thuộc với nó và nó vẫn đang được giảng dạy.

Những nỗ lực của các nhà quản lí tốt và thực sự hiệu quả tập trung vào việc cho con người những nhiệm vụ có thể nhận ra là ý nghĩa với họ. Ý nghĩa – theo Viktor Frankl – là động lực quan trọng nhất, bền vững nhất và hiệu quả nhất. Tất cả mọi thứ khác đều ít quan trọng hơn so với nó.

Nếu có ai đó có một công việc mang lại cho họ sự vui vẻ hoặc niềm vui, thì chỉ có thể chúc mừng cho họ. Đó là một may mắn hiểu theo mọi nghĩa, và điều này rất hiếm. Nếu chúng ta chỉ làm việc để được vui vẻ, các công ty sẽ dừng lại trong 12 giờ. Điều quan trọng là mọi người tự hào về những kết quả công việc của họ, tự hào về hiệu suất của họ, và trên hết là nhìn thấy một ý nghĩa trong tất cả những việc này.

Thanh Huyền

Lược dịch theo bài nghiên cứu của GS. Fredmund Malik, tháng 6/2017

  




Văn bản gốc