Tranh luận

Trang chủ » » Trò chuyện với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Pritzker

Trò chuyện với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Pritzker

16/12/2016

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Nước Mỹ đã vực dậy từ cuộc Đại Suy Thoái, giàu mạnh và năng động hơn bao giờ hết, nhưng mức lương vẫn không được cải thiện. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải nguyên nhân-sự toàn cầu hóa, công nghệ, chính sách công thay đổi, và sự suy yếu của công đoàn-và cũng từng ấy giả thuyết về các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách trong thu nhập.

Tại Mỹ, Bộ trưởng Thương mại đã đưa ra tuyên bố về “ Tiếng nói của kinh doanh Mỹ bên trong nội các”. Bộ Thương Mại cũng nhận trách nhiệm thúc đẩy tạo ra nhiều việc làm và “nâng cao mức sống cho người dân Mỹ”. Tôi đã có dịp được trò chuyện với Bộ trưởng Thương Mại Penny Pritzker về việc bà và bộ Thương mại đang có những động thái gì để khuyến khích kinh tế phát triển rộng rãi cũng như quan điểm của bà trước những thỏa thuận thương mại với châu Á và sự phát triển của các ngành công nghệ tự động hóa. Dưới đây là trích dẫn cuộc trò chuyện.

HBR: Bộ Thương mại . Bà nghĩ thế nào về nhiệm vụ mà thực tế rằng mức lương và việc làm có vẻ như đang rất vất vả để kịp giữ tiến độ với lợi nhuận và GDP?

Bộ trưởng Pritzker: Tôi cho rằng có hai điều chúng ta luôn phải tâm niệm. Chúng ta đã đạt được sự thay đổi vĩ đại trong công nghệ. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ chuyển giao giống như khi chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

Thứ nữa là chúng ta có sự toàn cầu hóa cũng được tao lập nhờ công nghệ. Điều này đem lại nhiều cơ hôi và cả thách thức. Bạn có thể sinh ra là công dân toàn cầu nhờ công nghệ, phương tiện vận chuyển và sự toàn cầu hóa. Rất nhiều cơ hội được tạo ra bởi chúng ta sở hữu năng lực tính toán phi thường. Thách thức, đương nhiên là thay đổi cách làm việc. Vậy công việc là gì, và những kỹ năng nào là cần thiết để có thể làm việc được trong thế kỷ 21?

Vậy cơ hội của Chính phủ là gì? Tôi cho rằng chưa có câu trả lời chính xác. Tổng thống nhắm đến rất nhiều mục tiêu về “ tất cả những thứ trên” (all-of-the-above). Chúng tôi phải thử những thứ khác biệt và tốt hơn là phải hiểu được những gì chúng tôi cần làm.

Đầu tiên là mức lương tối thiểu. Tổng thống đã được kêu gọi về một mức lương tối thiểu “cao hơn”, một mức lương tối thiểu liên bang.

Thứ hai là về các kỹ năng, tập trung vào việc làm sao để chúng tôi có thể đảm bảo rằng lực lượng lao động có đủ những kỹ năng cần thiết cho công việc đang và sẽ xuất hiện trong thế kỷ 21 này, và rằng những công việc này sẽ đem cho họ một cuộc sống tốt hơn. Ngoài kia đang có rất nhiều việc làm với mức lương hậu hĩnh mời gọi, nhưng điều tôi được nghe từ 1700 CEO mà tôi đã có dịp gặp trong suốt 23 tháng vừa qua là, họ rất vất vả để tìm ra nguồn lao động cần những kỹ năng mà họ cần. Vậy là, có vẻ như chúng ta đang đào tạo nhân lực sai hướng.

Thứ ba là cơ sở hạ tầng. Chúng ta đang thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tôi nghĩ khoảng 2-3 nghìn tỷ Đôla Mỹ. Chúng ta không có các chính sách dài hạn hỗ trợ cơ sở hạ tầng.Có một việc này cả anh và tôi đều biết: rằng cơ sở hạ tầng không phải là thứ anh có thể gây dựng nên trong một sớm một chiều. Chúng ta cần một kế hoạch cơ sở hạ tầng dài hạn. Những cầu, những đường sắt thì cũng đồng thời là dải băng tần rộng kết nối với công cuộc cách tân, và với giáo dục, và với khái niệm về những gì chúng ta sẽ thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiệp định thương mại vô cùng quan trọng để mở rộng cơ hội thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ của Mỹ. Điều này sẽ cải thiện chất lượng, kinh nghiệm và lợi ích cho người lao động Mỹ. Anh có thể hỏi rằng: tại sao? Bởi vì hiệp định thương mại tự do hiện nay không giống như các hiệp định thương mại tự do trước, mà có thêm tiêu chuẩn về lao động. Chúng tôi tin chắc rằng những người dân mà chúng ta thực hiện thương mại tự do phải có mức lương tối thiểu, có nơi làm việc an toàn, có những tiêu chuẩn về lao động và chế độ thai sản-theo những tiêu chuẩn của tổ chức lao động quốc tế-và rằng, những tiêu chuẩn này có thể được thực hiện với những hiệp định thương mại đó.

Chúng tôi cũng đang rất nỗ lực trong việc tuyển dụng các cựu chiến binh. Rất nhiều người thất nghiệp là cựu chiến binh. Rõ rang họ là những người đã sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Vậy tại sao họ lại thất nghiệp? Thông thường cần phải có một quá trình để chuyển đổi những kỹ năng họ học được trong quân đội áp dụng sang những lĩnh vực khác. Và chúng tôi đang tập trung nỗ lực rất nhiều trong lĩnh vực này.

Tổng thống cũng đã kêu gọi việc tuyển dụng những người thất nghiệp dài hạn. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và nhận thấy rằng hiện đang tồn tại một số chương trình trên toàn quốc hoạt động để giúp đỡ những người đã không có việc làm trong ít nhất 6 đến 12 tháng-được gọi là thất nghiệp dài hạn. Họ cần làm gì để được chấp nhận trở lại vào đội ngũ lao động? Đôi khi chúng tôi gặp những công ty không mặn mà với việc tuyển dụng những người thất nghiệp dài hạn vì e ngại rủi ro. Đôi khi những người này cần được nâng cao kỹ năng hoặc được đào tạo lại. Chúng tôi đã làm việc với các đối tác địa phương để đưa ra chương trình giải quyết phù hợp.

HBR: Chúng ta có thể nói thêm một chút về các kỹ năng. Giả sử có một người phản biện rằng lĩnh vực này không cần Chính phủ can thiệp vào. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ thực hiện tuyển dụng và đào tạo, còn lại thì thị trường sẽ tự lo lấy việc của mình. Bà sẽ trả lời như thế nào?

Bộ trưởng Pritzker: Vấn đề ở chỗ thị trường không tự lo việc của mình, đấy là điều tôi nghe từ hầu hết các CEO mà tôi từng có dịp trò chuyện. Vậy câu hỏi đặt ra là, cách anh định vị như thế nào và những quy trình nào là cần thiết. Anh nghĩ mà xem, chính quyền liên bang chi ra 17 tỷ Đô la vào việc đào tạo nhân lực hiển nhiên là thông qua chính quyền liên bang. Các tổ chức kinh tế tư nhân chi khoảng 450 tỷ Đô la. Các tổ chức kinh tế tư nhân cuối cùng cũng biết bản thân là một ông chủ lớn. Họ biết cái họ cần. Họ biết cái họ chỉ đạo. Do đó việc của chúng tôi trong chính phủ là, làm việc cùng các tổ chức kinh tế tư nhân, để nói với họ rằng, đúng vậy, nhìn xem chúng tôi cần hỗ trợ nhu cầu của bạn, nhưng bạn phải tự lãnh đạo. Bạn phải nắm quyền chủ động.

Bộ trưởng Lao động và tôi đã cam kết với các tổ chức kinh tế tư nhân để họ nắm vai trò lãnh đạo. Bộ Lao động và Bộ Thương mại cũng đã lập ra một bản liệt kê liên bang (federal checklist). Như vậy, 17 tỷ Đô la tiền thuế chúng ta bỏ ra cho việc đào tạo nhân lực đã thực sự được sử dụng với hệ thống tiêu chuẩn cần đáp ứng. Mọi người cần phải hiểu rõ rằng, đây không phải là cứ đào tạo đi và phó mặc việc còn lại cho Chúa, mà thay vào đó chúng ta đang đào tạo hướng đến công việc mà người lao động cần. Các chương trình bao gồm cả khả năng kiếm tiền và học hỏi, để bạn có thể thực hiện đào tạo trong quá trình làm việc, thực tập và học việc.

Chúng tôi cũng sử dụng các dữ liệu. Chúng tôi cố gắng để sử dụng tiền một cách thông minh, nên chúng tôi phải cố gắng đảm bảo rằng những người được ủy quyền có trách nhiệm. Họ phải thu thập dữ liệu để chúng tôi có thể biết được mức độ hiệu quả của các hành động.

HBR: Bà đã nhắc đến việc các doanh nghiệp cần giữ vai trò lãnh đạo. Có một vài ý kiến cho rằng các doanh nghiệp đã quá chú trọng vào các mục tiêu ngắn hạn và họ đang không đầu tư đúng loại hình mà họ cần đầu tư.

Bộ trưởng Pritzker: Điều này nghe có vẻ không đúng lắm bởi vì khi tôi nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp, họ rất lo ngại về nơi họ đang bị thử thách để tìm người phù hợp cho những vị trí trong doanh nghiệp, họ cũng khá lo ngại về “ phần nền” của người lao động-họ đã nghỉ việc bao nhiêu lần, ở lĩnh vực nào thì họ có thể làm tốt công việc. Nên chúng tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp khá cởi mở với vấn đề này.

Nhưng các giải pháp chỉ mang tính địa phương chứ không thể áp dụng trên cả nước. Nghĩa là bạn phải có các cam kết ở địa phương thì mới có thể đạt được hiệu quả trên phạm vi toàn quốc. Ví dụ như, bạn cần kêu goi nhà tuyển dụng, các trường đại học, cao đẳng cộng đồng, cũng như chính quyền địa phương và tổ chức đào tạo cùng chung tay hành động.

HBR: Bà vừa đưa ra một trường hợp giải thích tại sao thương mại lại sinh lợi. Cùng lúc này Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một vấn đề tranh luận nóng hổi. Quan điểm của bà thế nào?

Bộ trưởng Pritzker: Tôi cho rằng phần lớn những phản đối đều đến từ những trải nghiệm 20 năm về trước, và điều này không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Tại sao chúng ta theo đuổi TPP? Thứ nhất, trong vòng 15 năm tới đây, tầng lớp trung lưu ở châu Á sẽ gia tăng từ khoảng 570 triệu lên đến 3.2 tỉ khách hàng. Thế giới sẽ được chứng kiến sự phát triển chưa từng có ở thị trường này. Và chúng tôi cũng biết rằng, nếu các công ty của chúng ta không tiếp cận thị trường này, không có khả năng để kinh doanh ở đây, thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Và hiện nay thì chúng ta đang không có phương thức tiếp cận bình đẳng.

Lý do thứ hai tôi nghĩ nó quan trọng là bởi vì các hiệp định thương mại của chúng at đưa ra các tiêu chuẩn riêng không tương ứng với các quốc gia khác, ví dụ như tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường, ngăn chặn các tổ chức kinh doanh tại các bang có lợi nhuận không minh bạch, bảo vệ tài sản trí tuệ,v.v…Các hiệp định thương mại của chúng ta sẽ đặt tiêu chuẩn cho thương mại thế kỷ 21, và khiến chúng ta dẫn đầu tại Châu Á Thái Bình Dương, và hy vọng là cả với châu Âu cùng Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương(TTIP). Sẽ có 65% GDP của thế giới dựa trên các tiêu chuẩn này, và thành thực mà nói tôi nghĩ các tiêu chuẩn này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của người lao động Mỹ.

Tại sao ư? Ngày nay chúng ta sống bằng những tiêu chuẩn. Nếu một quốc gia khác có giao dịch thương mại với Hoa Kỳ quyết định nâng cao tiêu chuẩn của họ thì có nghĩa là lực lượng lao động của chúng ta có tính cạnh tranh cao hơn.

HBR: Một trong những lo ngại lớn nhất về cơ hội kinh tế gây nhiều chú ý là ý kiến cho rằng công nghệ có thể từ bạn trở thành thù. Người ta e rằng công nghệ tự động hóa có nguy cơ xóa sổ nhiều việc làm thay vì tạo việc làm, điều này sẽ càng gia tang khi chúng ta từng bước tiến vào thế giới của trí thông minh nhân tạo(AI). Đó có phải là điều bà lo lắng không?

Bộ trưởng Pritzker: Tôi là người khá lạc quan. Tôi tin rằng công việc đang thay đổi và thách thức của chúng at là phải đầu tư vào người lao động, để người lao động và máy móc có thể cùng làm việc. Điều này sẽ ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và đó chính là tương lai của chúng ta.

Tôi không hiểu tại sao lại có ý nghĩ rằng những cải cách và sáng tạo hỗ trợ việc làm đó lại khiến chúng ta mất việc. Tôi không hề lo lắng chút nào. Tôi nghĩ chúng ta cần nắm lấy cơ hội này và đúng vậy, đây chính là vai trò của chúng tôi trong chính phủ, trong các thành phần kinh tế tư nhân, ở các tổ chức phi chính phủ và ở chính quyền địa phương.

Tác giả Walter Frick: biên tập viên dày dạn kinh nghiệm tại Harvard Business Review.

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business Review

  




;

Văn bản gốc


;