Xu hướng

Trang chủ » » Uber & Kinh tế chia sẻ - cuộc chiến với các nhân tố điều tiết

Uber & Kinh tế chia sẻ - cuộc chiến với các nhân tố điều tiết

11/11/2016

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Nền kinh tế chia sẻ đang làm gián đoạn những ngành công nghiệp truyền thống trên toàn cầu. Điển hình như Airbnb được định giá 10 tỷ đô la Mỹ vượt mặt cả chuỗi khách sạn Hyatt. Uber hiện đang có giá trị khoảng 18.2 tỷ đô la Mỹ cùng với Hertz có giá 12.5 tỷ đô la Mỹ và Avis với 5.2 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài những thành công vang dội trên, người dân tại 1000 thành phố khắp 4 châu lục trên khắp thế giới đang sẵn sang chia sẻ tài sản của họ. Nền kinh tế chia sẻ toàn cầu ước tính trị giá 26 tỷ đô la Mỹ năm 2013 và được dự báo tăng trưởng lên tới 110 tỉ đô la Mỹ trong những năm tới, vượt qua cả giá trị của công nghiệp nhà hàng ăn nhanh của Hoa Kỳ. Doanh thu của ngành chảy trực tiếp vào túi người dân sẽ vượt 3.5 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, với mức tang trưởng 25% - theo Forbes. Mô hình kinh doanh  dựa trên nền tảng ứng dụng di động này sẽ tiếp tục  được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác từ vận tải tới thời trang.

Ngành công nghiệp này mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, môi trường và kinh doanh, cụ thể như: gia tăng việc làm, giảm lượng khí thải nhà kính (như trong việc chia sẻ phương tiện giao thông). Shervin Pishevar, nhà đầu tư mạo hiểm, người đã đầu tư vào Couchsurfing, Getaround, Uber và những doanh nghiệp khởi nghiệp khác, tin rằng những dịch vụ này sẽ có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của các thành phố : “Đây là một cuộc cách mạng , cũng như khi trình duyệt web xuất hiện”

Tuy nhiên, thay vì trải thảm đỏ để trào đón mô hình này, chính quyền các thành phố lại phản đối và yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh. Chỉ trong tháng vừa qua, Uỷ ban Công Ích Pennsylvania đã ban hành lệnh ngưng và chấm dứt hoạt động lên Lyft và Uber. Hai công ty này phải đối mặt với khoản tiền phạt 1000 đô la Mỹ/ngày và 23 tài xế đối mặt với những cáo buộc dân sự và hình sự.

Quy chế thường là rào cản lớn nhất cho sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế chia sẻ. Điều này thực sự đáng tiếc vì những lợi ích mang lại cho chính quyền và những doanh nghiệp này thường liên kết chặt chẽ với nhau. Với những lợi ích  mang lại cho các thành phố và trách nhiệm của các công ty trong việc bảo vệ người tiêu dùng điều mà chính quyền đang tìm cách đảm bảo, tất cả đang kì vọng vào một khởi đầu thuận lợi cho những doanh nghiệp mới.

Mối quan hệ giữa các công ty và giới chức trách dường như sẽ rất khó khăn trong tương lai gần. Nhưng các công ty trong lĩnh vực này có thể hưởng lợi nhiều hơn nếu hợp tác với nhà quản lý. Là một quản lý trong một công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn có thể vừa thúc đẩy tăng trưởng của công ty, vừa giảm thiểu những chậm trễ không cần thiết, vừa tránh xung đột với những nhà quản lý và mở rộng tiếp cận tới người dùng, bằng những phương thức dưới đây:

Chủ động (đừng bị động ! ) với nhà chức trách: Nền kinh tế chia sẻ là một khái niệm mới và rất nhiều nhà chức trách không hề quen với mô hình này. Kết quả là họ thường hoài nghi và mặc định các công ty kinh doanh theo mô hình này đang cố tạo ra lợi nhuận bằng cách qua mặt những ngành công nghiệp truyền thống. Sẽ rất hợp lí nếu bạn chủ động giải thích cho chính quyền, hơn là cứ ngồi đó và đợi họ tiếp cận  bạn. Với cách này, bạn có thể tránh được những hiểu nhầm không đáng có. Đồng thời, bằng cách này, bạn cũng giúp những nhà chức trách phân loại được mô hình kinh doanh của bạn.

Điển hình như Uber đã chủ động muốn được phân loại là công ty với nền tảng truyền thông chứ không phỉa là công ty vận tải truyền thống và chủ động liên lạc với chính quyền cũng tránh được những thách thức và mâu thuẫn với những đối thủ cạnh tranh trong khi bạn hoạt động . Hơn nữa, khi được giới thiệu sự đổi mới trong mô hình kinh doanh này, chính quyền có thể tránh được những thiên vị không đáng có giữ các mô hình kinh doanh, đặc biệt là giữa mô hình kinh doanh truyền thống và kinh tế chia sẻ. Như tại Washington D.C, giới chức trách đang xem xét luật cấm hành khách sử dụng dịch vụ đưa đón trên nền tảng ứng dụng như một nỗ lực không quá thiên vị Uber và Lyft trước Sidecar. Chính vì vậy các doanh nghiệp đừng nên ngần ngại chủ động để doanh nghiệp của mình được đối xử công bằng.

Cuối cùng, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là những trung gian thực thụ, cung cấp ứng dụng cho người dùng chứ không phải cung cấp dịch vụ trực tiếp. Vậy nên nếu không giải thích bản chất kinh doanh của công ty, bạn sẽ gần như chắc chắn nhầm lẫn với doanh nghiệp truyền thống, kèm theo đó là chịu những yêu cầu và mức thuế rất cao.

Nhiệt tình trả lời những câu hỏi từ nhà chức trách.  Rất nhiều những doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế chia sẻ gây ra mối lo ngại chính đáng về sự an toàn của người dùng, bảo mật và cách tiếp cận. Airbnb cần chắc chắn rằng những căn hộ trong hệ thống của họ an toàn cho người sử dụng và Lyft cũng phải đảm bảo sự an toàn cho hành khách trên xe. Khi mà những quan ngại của nhà chức trách là chính đáng, những doanh nghiệp cần thiết phải hồi âm, bởi đó là điều đúng đắn nên làm và đồng thời nó cũng xây dựng uy tín với chính quyền sở tại. Các công ty phải đưa những luận điểm hợp lí nhằm thuyết phục các nhà chức trách.

Tưởng chừng như khá dễ dàng để phân loại được trong môi trường tự do và cấp tiến như hiện tại những doanh nghiệp đi ngược lại với thị trường, thực tế lại khác. Trong những năm 1970, liên minh của ngành công nghiệp hàng không và vẫn tải đã phá vỡ những quy chế tồn tại. Và bằng cách tập trung vào mối quan tâm của khách hàng cùng thoả mãn những mối lo từ nhà quản lí, nền kinh tế chia sẻ sẽ với tới được lượng khách hàng vượt xa những gì được dự báo với kết quả không ngờ tới.

Dùng mọi cách để tiếp cận tới chính phủ . Cũng như những bước trong việc bồi thường hay viết mã, có những bước đi tốt nhất trong việc tác động đến chính sách công. Những bước tiếp cận tới chính phủ bao gồm: thiết lập các liên minh hay hiệp hội  để đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp hơn là những công ty tiếp cận chính quyền một cách nhỏ lẻ và chỉ khi gặp khủng hoảng. Hơn nữa, những công ty này nên tìm kiếm những huận thuẫn bên ngoài. Như Tổng thống Lincoln từng nói về nghề luật sư: “Người đại diện cho chính mình như đang diễn một trò ngốc cho khách hàng”. Điều này cũng có thể áp dụng cho quan hệ công chúng. Giới chức trách đang nghi ngại về những luận điểm tự bào chữa và bất cứ khi nào có thể, hãy lợi dụng chính niềm tin của khách hàng để tạo lòng tin nơi chính phủ.

Chia sẻ dữ liệu: Nguồn dữ liệu nên được công khai và chia sẻ với chính phủ, điều này cũng giúp cho những mối lo ngại được giảm xuống mức thấp hơn. Người sáng lập dịch vụ chia sẻ xe cá nhân RelayRides, Shelby Clark đề xuất một ý tưởng dựa trên những số liệu có sẵn. Dựa trên mô hình này, những công ty như RelayRides có quyền được cập nhật dữ liệu về tai nạn và bảo hiểm, giúp giảm thiểu chi phí bảo hiểm với những trường hợp thường xuyên gặp tai nạn. Ví dụ như Uỷ Ban Tiện Ích Công Cộng bang California cần những dữ liệu để quản lí những công ty hoạt động trên nền tảng ghép xe, để  giúp người tàn tật và những vùng đặc biệt có quyền được tiếp cận tới tiện ích này. Chia sẻ dữ liệu sẽ dường như xoa dịu được nỗi lo của nhà chức trách và giảm tải những yêu cầu với các công ty hoạt động. Hay như chia sẻ số liệu người sử dụng có thể giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy lợi ích mà dịch vụ mang tới cho chính cư dân sở tại, hơn hẳn so với phát triển những phương tiện giao thông khác.

Chuẩn bị bài nghiên cứu về giá trị mà sản phẩm của bạn cung cấp: Thay vì cứ tin vào những lời hoa mỹ về sự hữu dụng của kinh tế chia sẻ, nên có số liệu cụ thể, đặc biệt là để đáp lại những nghi ngờ của các cơ quan điều tiết. Airbnb đã thực hiện một nghiên cứu trong đó chỉ ra rằng; “Bởi một giao dịch thuê nhà trên Airbnb có xu hướng rẻ hơn dịch vụ khách sạn, người ta sẽ ở lại lâu hơn và tiêu đến mức 1,100$ tại thành phố đó thay vì mức 840$ cho khách sạn; 14% khách hàng nói rằng họ sẽ không đến thăm thành phố nếu không phải vì Airbnb.”Những hiệu ứng tích cực khắp nơi này là một ví dụ thuyết phục tới các cơ quan chức năng tại các thành phố giống như San Francisco, nơi chú trọng của nghiên cứu. Mặc dù một nghiên cứu như vậy không quá tốn kém bởi phần lớn các dữ liệu đã được thu thập từ chính các công ty Kinh tế chia sẻ, nhưng cũng rất đáng giá để lưu ý rằng nghiên cứu ủng hộ như vậy có thể đã có sẵn, ví dụ như trong một bài phân tích của Susan Shaheen, một chuyên gia từ U.C. Berkeley, đã chỉ ra rằng, những người "đi ghép" báo lại rằng đã giảm được 44% quãng đường mà phương tiện của họ đi qua (giúp giải quyết vấn đề tắc đường). Thêm vào đó, các khảo sát tại Châu Âu chỉ ră rằng lượng thải khí CO2 đã được cắt giảm lên tới 50%. Các hãng cần dẫn dắt những bằng chứng như thế khi liên hệ tới bản thân và cần phải phô ra được lợi ích mà hãng của họ mang lại.

Đưa ra những quy định và chia sẻ với chính quyền: Các cơ quan hành chính thường không được giao đủ nguồn lực và rất nhiều các quy định hiện có đã lỗi thời và không liên quan tới mô hình kinh doanh của mô hình Kinh tế chia sẻ. Chẳng có lý do nào để bản thân các hãng không đưa ra được những quy định tốt nhất và đề xuất chúng tới Văn phòng thị trưởng. Đây là một thách thức cho rất nhiều thành phố đế có thể đưa ra những quy định mới, và để các hãng có thể bước bước đầu trong việc thu thập các thông tin đầu vào từ người sử dụng và khách hang để hiểu về những trở ngại đang tồn tại và xác định những quy định lỗi thời cần phải được viết lại để phù hợp với những mô hình mới này. Ủy ban Dịch vụ Tiện ích Công California quyết định rằng những cuộc khảo nghiệm phương tiện 16 điểm đã được yêu cầu bên cạnh kiểm tra về nhân thân các tài xế dịch vụ “đi ghép”, nhưng một hãng kiểu như Getaround có thể sẽ đơn giản đề xuất được giải pháp như vậy. Điều chắc chắn là các cơ quan chính quyền địa phương sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và các hãng không nên đưa ra các quy định riêng cho họ, nhưng nếu họ có thẻ đưa ra các quy định hợp lý, hãy để cho thành phố biết.

Rất dễ nếu chỉ đổ lỗi cho các cơ quan điều tiết về các vấn đề doanh nghiệp, và tất nhiên đổ lỗi sẽ đúng. Nhưng điều khó hơn mà cũng đáng được thưởng hơn là tránh né các vấn đề về điều tiết và thụ hưởng thành công. Bởi rất nhiều trong số các doanh nghiệp này bước ra từ Thung lũng Silicon nên sẽ dễ nghĩ rằng vấn đề rủi ro nhất là thuộc về Công nghệ hay cạnh tranh. Tuy nhiên, đa số rủi ro xảy đến với các hang kinh tế chia sẻ là bởi một chính quyền địa phương hay chính phủ nhà nước điều chỉnh các mô hình kinh doanh theo phương thức cấm. Không thể cứ hy vọng các cơ quan điều tiết sẽ đi tiếp theo cuộc chơi, và đối kháng lại các cơ quan chính quyền địa phương cũng là lời khuyên thiếu sáng suốt. Thay vì vậy, các hang này cần phải tìm ra cách thức mới để kinh doanh và việc bắt đầu là nên chia sẻ tới các cơ quan điều tiết.

 Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business Review

 

  




;

Văn bản gốc


;