Góc kinh điển

Trang chủ » » “Kỹ thuật số” nghĩa là gì?

“Kỹ thuật số” nghĩa là gì?

13/01/2016

Các Doanh nghiệp ngày nay đều mong muốn phát triển theo định hướng “kỹ thuật số” nhưng không phải Doanh nghiệp nào cũng hiểu đúng định nghĩa của khái niệm này. Có những nhà quản lý cho rằng đó là một loại công nghệ, số khác thì lại nghĩ rằng đó là cách thức mới để tiếp cận khách hàng, và cũng có những hiểu hiểu đó là đại diện của một phương thức kinh doanh mới.

Việc có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm này sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ lãnh đạo của Doanh nghiệp bởi chúng cho thấy sự thiếu liên kết cũng như tầm nhìn chung trong định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng mà các Doanh nghiệp cần và nên làm đó là đưa ra được một định nghĩa chính xác cho khái niệm này cũng như những giá trị mà nó sẽ đem lại cho Doanh nghiệp.

“Kỹ thuật số” nên được hiểu là “phương thức để làm một thứ gì đó”. Để hiểu định nghĩa này một cách cụ thể hơn, nên phân tích nó dựa trên ba thuộc tính: Tạo ra các giá trị ở những lĩnh vực mới; Tạo ra giá trị trong cốt lõi cho doanh nghiệp; và Xây dựng nền tảng vững chắc hỗ trợ toàn bộ cấu trúc.

Tạo ra giá trị ở những lĩnh vực mới

Để phát triển theo định hướng “kỹ thuật số”, các Doanh nghiệp phải nhìn nhận lại toàn bộ cách thức kinh doanh và hiểu được những giá trị tạo ra ở những lĩnh vực mới. Đối với một số Doanh nghiệp, việc tiếp cận những lĩnh vực mới có thể sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo một hướng kinh doanh hoàn toàn mới; còn đối với những Doanh nghiệp khác, điều đó có thể giúp họ xác định và hướng tới những giá trị mới trong các lĩnh vực hiện có.

Nguồn: Internet

Việc tạo ra những giá trị từ các lĩnh vực mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu được ý nghĩa của các ứng dụng này trong sự phát triển của thị trường và đánh giá đó là những cơ hội hay thách thức. Internet of things (IOT là việc sử dụng Internet và phần mềm để các máy trao đổi thông tin rồi quyết định vận hành mà không cần tương tác với con người) hiện đang tạo ra các cơ hội sử dụng các dữ liệu chính xác chưa từng có để xác định lỗi trong các chuỗi giá trị hiện tại. Trong ngành công nghiệp ô tô tự động, các xe ô tô được kết nối với thế giới bên ngoài để phân tích tự điều hướng và giải trí trong xe. Trong ngành công nghiệp hậu cần, việc sử dụng các cảm biến, dữ liệu lớn, và phân tích đã cho phép các công ty nâng cao hiệu quả hoạt động cho chuỗi cung ứng của họ.

 Đồng thời, kỹ thuật số là sự kết hợp chặt chẽ với quá trình ra quyết định của khách hàng. Điều đó có nghĩa là sự hiểu biết về hành vi và mong muốn của khách hàng chính là động lực phát triển cho doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài, và quan trọng là phải đón đầu xu hướng để có định hướng cung cấp phù hợp.

 Tạo ra giá trị kinh doanh cốt lõi

 Yếu tố tiếp theo của kỹ thuật số chính là cân nhắc lại cách sử dụng những nhân tố mới để cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Việc này dựa trên căn cứ từng bước trong quyết định mua hàng của khách hàng - bất kể kênh nào - khả năng thiết kế và truyền tải các trải nghiệm tốt nhất có thể của kỹ thuật số qua tất cả các mảng kinh doanh. Ví dụ, chuỗi cung ứng là một phần rất quan trọng để phát triển sự linh hoạt, hiệu quả, và tốc độ cung cấp sản phẩm theo đúng cách khách hàng mong muốn. Tương tự như vậy, dữ kiện, số liệu sẽ tập trung vào việc cung cấp những hiểu biết về khách hàng từ đó đưa ra những quyết định quảng bá và bán sản phẩm.

 Thực tế, kỹ thuật số không chỉ cung cấp dịch vụ cho một khách hàng duy nhất mà đó là việc thực hiện một chu kỳ liên tục với các quy trình và khả năng phát triển dựa trên lượng khách hàng, tăng lượng sản phẩm bán ra hoặc tăng số khách hàng trung thành. Điều này đòi hỏi phải có một sự kết nối giữa bốn khả năng cốt lõi:

 Ra quyết định một cách chủ động: Sự liên kết được coi là đơn vị tiền tệ của thời đại kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi phải đưa ra quyết định, dựa trên những thông tin được giới thiệu cung cấp nội dung và kinh nghiệm cá nhân liên quan tới khách hàng. Việc ghi nhớ sở thích của khách hàng là một ví dụ cơ bản của khả năng này, nhưng nó đã được mở rộng để cá nhân hóa và tối ưu hóa các bước tiếp theo trong quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng.

 Tương tác theo ngữ cảnh: có nghĩa là việc phân tích làm thế nào mà người dùng tương tác với một thương hiệu và sửa đổi những tương tác này nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Nội dung và các trải nghiệm mà người dùng có thể gặp sẽ phỏng theo thói quen của khách hàng như khi họ chuyển từ điện thoại di động sang máy tính xách tay hoặc từ việc đánh giá một thương hiệu để đưa ra quyết định mua hàng. Việc tăng số lượng khách hàng tương tác tạo ra một khối dữ liệu cho phép các thương hiệu đưa ra quyết định tốt hơn về những gì khách hàng của họ thực sự mong muốn. Đồng thời sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ và Internet of Things (IOT) đại diện cho làn sóng mới nhất khi mà các công ty có thể kết hợp những kinh nghiệm số hoá cũng như thực tế của mình.

 Thời gian thực tế để tự động hóa: Để hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thành các chu kỳ mang tính cho và nhận này yêu cầu mức độ tự động hoá cao hơn. Tự động hóa các tương tác của khách hàng có thể tăng số lượng các tùy chọn tự phục vụ giúp vấn đề giải quyết một cách nhanh chóng, cá nhân hoá thông tin liên lạc để có liên kết hơn, và cung cấp quá trình mua hàng của khách hàng đồng nhất bất kể các kênh, thời gian, hoặc thiết bị. Tự động hoá dây chuyền cung ứng và các quá trình kinh doanh cốt lõi có thể giảm chi phí, linh hoạt hơn để đáp ứng và dự đoán nhu cầu của khách hàng.

 Tập trung vào đổi mới: Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sáng tạo và đổi mới cách tương tác phục vụ khách hàng. Điều đó có thể bao gồm việc mở rộng lượng khách hàng vốn có sang những lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ mới cho phép mở rộng mối quan hệ với khách hàng, lý tưởng nhất cho lợi ích của cả hai bên. Những đổi mới này có thể gia tăng tính tương tác, tạo thêm nhiều thông tin, và làm tăng giá trị của mối quan hệ khách hàng với thương hiệu.

 Xây dựng năng lực nền tảng

 Yếu tố cuối cùng trong định nghĩa về khái niệm này là về các quy trình công nghệ và tổ chức cho phép một doanh nghiệp có thể hoạt động nhanh và chính xác hơn. Nền tảng này được tạo thành bởi hai yếu tố:

 Tư duy: Phát triển theo hướng “kỹ thuật số” là về việc sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn, phân cấp quyết định cho các nhóm nhỏ hơn, và phát triển theo hướng tương tác và nhanh chóng hơn. Việc này cần được nhân rộng chứ không phải chỉ được áp dụng cho một số phòng ban. Nó nên được kết hợp với nhiều hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả sáng tạo quan hệ đối tác với các công ty bên ngoài để mở rộng các khả năng cần thiết. Tư duy này cũng bao gồm thể chế hoá sự hợp tác giữa các bộ phận, phân cấp, và xây dựng môi trường để khuyến khích những ý tưởng mới. Các ưu đãi và số liệu được phát triển để hỗ trợ việc ra quyết định.

 Hệ thống và kiến ​​trúc dữ liệu: Kỹ thuật số trong bối cảnh CNTT là tập trung vào việc tạo ra một môi trường gồm hai mảng tách riêng theo hệ thống - một mảng hỗ trợ các chức năng quan trọng với tốc độ chậm hơn và một mảng hỗ trợ hoạt động nhanh, thường là phần tương tác với khách hàng. Một tính năng quan trọng của kỹ thuật số là các cam kết để xây dựng mạng lưới kết nối các thiết bị, đồ vật, và con người. Cách tiếp cận này được thể hiện trong các mô hình mới liên tục được cập nhật, nơi các đội IT có chức năng chéo với hệ thống tự động hóa và tối ưu hóa quy trình để có thể đưa ra và lặp trên phần mềm một cách nhanh chóng.

 Kỹ thuật số là điểm cốt lõi để phát triển trong giai đoạn hiện nay. Cách hiểu và ứng dụng định nghĩa này sẽ tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, nhưng việc nắm bắt nó một cách chính xác sẽ giúp các nhà lãnh đạo đưa ra định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.

Thu Thủy

Theo McKinsey

  




;

Văn bản gốc


;